Cán bộ sợ sai ở Đà Nẵng: Người dân, doanh nghiệp khổ nhọc đủ đường

VOV.VN - Tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang xảy ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển. Tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vì sự phát triển của thành phố.

Thời gian gần đây, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có những biểu hiện đùn đẩy, sợ sai, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng đã và đang gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu uy tín của Đảng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền.

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7, khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, những ai có tư tưởng "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn", né tránh, đùn đẩy trách nhiệm thì hãy đứng sang một bên để người khác làm”.

Tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang xảy ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển. Tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vì sự phát triển của thành phố.

Từ thực tế ở Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên”.

    Bài 1: “Cán bộ sợ sai: Người dân, doanh nghiệp khổ nhọc đủ đường”

Hơn 3 năm qua, gia đình ông Hoàng Ngọc Tân quá ngán ngẫm về chuyện giấy tờ đất đai chạy lòng vòng, dưới đá lên trên, trên chỉ xuống dưới.

Gia đình ông Hoàng Ngọc Tân sử dụng thửa đất số 92, tờ bản đồ số 16 tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích đất 206,4 mét vuông. Năm 2002, UBND thành phố thu hồi 183 m2, chủ hộ đã nhận đủ tiền đền bù cho diện tích này, phần diện tích đất còn lại là 23,4 m2. Năm 2005, ông Tân nộp hồ sơ và được UBND quận Hải Châu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 53,5 m2, lớn hơn 30,1 m2 so với diện tích đất còn lại và không thu tiền sử dụng đất. Năm 2007, gia đình ông Tân cho tặng toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho con gái là bà Hoàng Thị Hải tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đến tháng 2/2020, khi xin giấy phép xây nhà, bà Hoàng Thị Hải được hướng dẫn liên hệ Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố đề nghị đo đạc bằng máy, xác định hiện trạng thực tế sử dụng đất của bà. Theo kết quả đo đạc, diện tích đất thực tế mà bà Hải đang sử dụng là 48,5m2 (trong đó có 1,2 m2 phạm lộ giới đường), không phải 53,5 m2 như giấy chứng nhận đã cấp. 

Tiếp đó, ngày 29/6/2021, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hải Châu có báo cáo đề nghị UBND quận Hải Châu đồng ý công nhận phần diện tích đất của bà Hải theo thực tế sử dụng là 47,3m2 (trừ phần phạm lộ giới đường). Phần diện tích đất tăng 23,9m2 này thu tiền sử dụng đất 100% với mức thu áp dụng bằng giá đất tại thời điểm thu hồi đất năm 2002.

Bà Hoàng Thị Hải đã nhiều lần tới lui các cơ quan công quyền để điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin giấy phép sửa nhà. Thế nhưng, hơn 3 năm qua, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Bà Hoàng Thị Hải, ở phường Thanh Bình, quận Hải Châu than phiền: “Hồ sơ của em thì tính đến bây giờ 3 năm rồi, hồ sơ của em đã 3 năm rồi nhưng mà chưa đi đến kết quả đâu hết mà cứ bên này lại đổ cho bên kia. Hồ sơ của em đẩy qua đẩy về, thành phố qua Sở rồi Sở lại qua quận, cứ đi lòng vòng tất cả các ban, ngành không thiếu bên nào hết. Đến bây giờ cũng vẫn chưa có kết quả để trả lời hồ sơ của em là như thế nào. Tháng 9 vừa rồi có một báo cáo sau cùng của quận là gửi lên cho thành phố. Em hy vọng là thành phố đã có quyết định nhưng rút cuộc lại thì sự chờ đợi của em cũng vô vọng. Em nhận được câu trả lời của quận gửi về là bây giờ hồ sơ của em thành phố lại chuyển về lại cho Sở Tài Nguyên môi trường”.

Bà Hải là một trong số nhiều người dân kêu ca về tình trạng hồ sơ chạy lòng vòng. Còn các doanh nghiệp thì sao?. Công ty Cổ phần Đầu tư Sunglass (gọi tắt là Công ty Sunglass) từng “ngậm đắng nuốt cay” khi làm việc với ông Bùi Đức Lợi, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm. Công ty Sunglass ở đường số 11, Khu công nghiệp Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng có lô đất 8.047m2 đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Lô đất này được doanh nghiệp trả tiền thuê đất 1 lần, đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu Da 286901 ngày 25/5/2021. Theo bản đồ đo vẽ thể hiện trong Hợp đồng thuê lại đất ngày 30/5/2019 là 9.731 m2, bao gồm 1.684m2 chưa xong công tác giải phóng mặt bằng và thi công san nền hoàn thiện. Đơn vị cho thuê đất cam kết khi nào hoàn thiện sẽ tiếp tục bàn giao phần mặt bằng còn lại cho Công ty Sunglass.

Theo sơ đồ vị trí lô đất của Công ty Sunglass tại phụ lục 3 ngày 14/11/2022, 2 bên thống nhất giao nhận mặt bằng và điều chính vị trí diện tích lô đất của Công ty Sunglass là 8.047m2, đúng với diện tích trong sổ đỏ cấp ngày 25/5/2021. Thế nhưng, khi Công ty Sunglass có nhu cầu chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác thì ngày 18/9/2023, ông Bùi Đức Lợi, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Hòa Cầm (gọi tắt Công ty Hòa Cầm), chủ đầu tư Khu Công nghiệp Hòa Cầm ký văn bản số 327 gửi Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố đề nghị tạm dừng giải quyết cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là sự can thiệp “thô bạo” của Giám đốc Công ty Hòa Cầm có ý đồ gây khó, cản trở việc chuyển nhượng hợp pháp của doanh nghiệp.

Ngay sau khi Công ty Hòa Cầm có văn bản này, Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố Đà Nẵng lại “sợ trách nhiệm” nên chưa thể xử lý, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp, 10 ngày sau, cũng chính ông Giám đốc Công ty Hòa Cầm lại ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố và Văn phòng Đăng ký Đất đai thành phố đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Sunglass.

Ông Trần Văn Nhân, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Sunglass than thở: “Việc này cũng đơn giản, mình được quyền chuyển nhượng và Công ty bên mình mua là đầy đủ pháp lý và ngành nghề phù hợp với quy hoạch của Khu Công nghiệp Hoà Cầm. Bên tôi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và đóng nộp tiền đầy đủ theo quy định. Chuyện chuyển nhượng của doanh nghiệp kéo dài hơn 4 tháng qua, mặc dù doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật".

Hậu quả của tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí có trường hợp vòi vĩnh, “cố tình sợ sai để vụ lợi” của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ khiến người dân, doanh nghiệp khổ sở trăm đường. Theo phân tích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua đánh giá của doanh nghiệp về năng lực điều hành kinh tế của Đà Nẵng thì 6 chỉ số được doanh nghiệp chấm điểm đã giảm.

Đó là các chỉ số gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động. Trong đó, chính sách sách hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhiều nhất với -1,31 điểm. Chỉ số tiếp cận đất đai của Đà Nẵng giảm 0,9 điểm nhưng là “điểm nghẽn lớn”. Những tài liệu khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp lần lượt là bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch đầu tư công, chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Đây đều là các loại thông tin, tài liệu phải công khai theo quy định nhưng trên thực tế hầu như chưa được cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng.

Ông Hồ Anh Tuân, Phó Giám đốc Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng cho biết, chỉ số gia nhập thị trường của Đà Nẵng cũng giảm rất nhiều: “Theo dữ liệu của các tỉnh khác đối với gia nhập thị trường thì thời gian bình quân là 7 ngày. Tỉnh làm tốt là 5 ngày, rất tốt thì cấp giấy phép đầu tư chỉ trong vòng 1 ngày. Còn thành phố Đà Nẵng là 10,5 ngày, lớn hơn thời gian trung bình. Trong cùng một quy định, trong cùng một thể chế, chính sách pháp luật thì đã có địa phương làm 1 ngày đã xong, như vậy cách vận hành, quy chế phối hợp giữa các ban ngành cần phải cải thiện trên thực tế”.

Nhìn lại Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, thành phố Đà Nẵng xếp vị trí thứ 9 trên tổng số 63 tỉnh thành, tụt xuống 5 bậc so với năm 2021. Như vậy sau nhiều năm ở top đầu, những năm gần đây, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng liên tục tụt hạng.

Theo ông Võ Công Chánh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy Đà Nẵng về phòng chống tham nhũng tiêu cực, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng thì cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý đơn thư, trong quá trình giải quyết tham mưu đã đùn đẩy trách nhiệm cho cấp dưới, ngại và sợ gặp công dân. Việc giải quyết đơn thư xảy ra tình trạng lòng vòng, nhiều đơn thư đã 20 năm vẫn chưa giải quyết xong. Trong 9 tháng năm 2023, thành phố còn 26,9% đơn thư chưa xử lý xong.

“Việc giải quyết đơn thư còn chậm trễ, thờ ơ, vô cảm trước những bức xúc với người dân. Ví dụ, có 1 quận, bản án của Tòa án Nhân dân thành phố, bản án của Tòa án Nhân dân cấp cao đã xác định chính quyền sai nhưng không triển khai cấp sổ đỏ cho người dân, quận còn đề nghị UBND thành phố xin kháng nghị. Người dân oan ức đề nghị đồng chí Bí thư Thành ủy tiếp. Sau khi kiểm tra, rõ ràng chúng ta sai, sau một tháng UBND quận đó cấp sổ và công dân có thư cảm ơn đồng chí Bí thư Thành ủy và các cơ quan liên quan của thành phố”, ông Võ Công Chánh nêu thực tế. 

Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức ở thành phố Đà Nẵng đã được Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nhìn nhận từ nhiều năm nay. Mới đây, tại buổi Tọa đàm về “Các giải pháp khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay” do Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức, UBND thành phố Đà Nẵng thừa nhận có tình trạng người đứng đầu đùn đẩy, né tránh, giao cho cấp phó trả lời hoặc cung cấp thông tin.

Trong khi đó, cấp phó cũng chọn giải pháp yên thân, đẩy trách nhiệm cho cấp dưới hoặc có ý kiến chung chung, yêu cầu bổ sung các trình tự, thủ tục không cần thiết nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian xử lý vụ việc phức tạp. Thực tế cho thấy nhiều công việc của thành phố chỉ được giải quyết khi có đầy đủ ý kiến của các sở, ngành khác đã dẫn đến việc báo cáo với cấp trên việc này chưa có ý kiến của các sở, ngành liên quan nên chưa tham mưu xử lý; hoặc có tình trạng chỉ một văn bản xin ý kiến nhưng phải gọi điện, đôn đốc thì mới có trả lời, hoặc trả lời lòng vòng, không thể hiện chính kiến…Đây là thực trạng nhức nhối đã và đang xảy ra trong đội ngũ cán bộ thực thi công vụ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc hội cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Quốc hội cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Quốc hội cần có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức.

Quốc hội cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Quốc hội cần có giải pháp khắc phục ngay tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Quốc hội cần có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức.

Chấn chỉnh cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm
Chấn chỉnh cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

VOV.VN - Vấn đề kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm và tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của của một bộ phận cán bộ được nhận diện thẳng thắn tại kỳ họp HĐND ở nhiều địa phương.

Chấn chỉnh cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

Chấn chỉnh cán bộ đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

VOV.VN - Vấn đề kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm và tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của của một bộ phận cán bộ được nhận diện thẳng thắn tại kỳ họp HĐND ở nhiều địa phương.

Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, đùn đẩy trách nhiệm
Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Nhấn mạnh đang có tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, Bí thư Đà Nẵng cảnh báo đây là lực cản trong quá trình phục hồi và phát triển của thành phố.

Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, đùn đẩy trách nhiệm

Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, đùn đẩy trách nhiệm

VOV.VN - Nhấn mạnh đang có tình trạng cán bộ làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, Bí thư Đà Nẵng cảnh báo đây là lực cản trong quá trình phục hồi và phát triển của thành phố.

Phó Chủ tịch Quốc hội: Thay thế cán bộ đùn đẩy, thiếu trách nhiệm
Phó Chủ tịch Quốc hội: Thay thế cán bộ đùn đẩy, thiếu trách nhiệm

VOV.VN - Dự và phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp 15 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Quảng Nam siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay thế các cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, nhất là người đứng đầu

Phó Chủ tịch Quốc hội: Thay thế cán bộ đùn đẩy, thiếu trách nhiệm

Phó Chủ tịch Quốc hội: Thay thế cán bộ đùn đẩy, thiếu trách nhiệm

VOV.VN - Dự và phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp 15 HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Quảng Nam siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc thay thế các cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, nhất là người đứng đầu