Khắc phục điểm yếu kỹ năng mềm cho sinh viên ngành du lịch

VOV.VN - Dự án “Học tập trọn đời” được sự ủng hộ của Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch, nhằm bổ sung các kỹ năng nghề nhà hàng - khách sạn cho sinh viên ngành du lịch. Chương trình lần này tại Hà Nội là sự tiếp nối của dự án tương tự ở Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng.

Dự án "Học tập trọn đời" được triển khai trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19, với mục tiêu nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cho sinh viên các trường dạy nghề du lịch, khách sạn. Dự án cung cấp cho sinh viên chương trình đào tạo thực tế để đóng góp tích cực cho công việc sau này, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch Việt Nam. 

PGS. TS Lê Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, ngành du lịch đang thay đổi rất nhanh, đòi hỏi các cơ sở đào tạo cũng như người lao động cần liên tục thích ứng và bổ sung kiến thức.

"Ngoại ngữ và các kỹ năng mềm là điểm yếu của nhiều sinh viên ngành du lịch, vì vậy chúng tôi đánh giá cao cách tiếp cận của dự án là chú trọng phát triển kỹ năng mềm, ứng dụng chuyển đổi số, tạo thêm cơ hội việc làm cho người học. Sau thành công tại Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, hi vọng dự án tiếp tục đạt hiệu quả tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và nhân rộng ra các địa phương khác để đóng góp thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam".

Gần 200 sinh viên tại Hà Nội được tham gia các khóa tập huấn về kỹ năng pha chế trong quán bar và các kỹ năng mềm cần thiết như ứng dụng kỹ thuật số, lãnh đạo, hợp tác, sáng tạo, giao tiếp, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề... để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong ngành du lịch. Người học được nâng cao năng lực, tay nghề, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế khi thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, công ty địa phương liên kết với dự án. 

"Sau khóa tập huấn, các em sinh viên sẽ gia tăng cơ hội nghề nghiệp và tuyển dụng trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Khóa học cũng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chương trình đào tạo dựa trên phản hồi từ người học và từ những tác động thực tế mà dự án mang lại, tạo tiền đề cho việc triển khai các khóa tập huấn tiếp theo", ông Trịnh Cao Khải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội cho biết.

Ông Richard Bernhard, Trưởng đại diện của Tổ chức Kenan Foundation Asia cho biết sau khóa tập huấn của dự án tương tự tại Đà Nẵng, sự thay đổi về kỹ năng của sinh viên ngành du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ví dụ trước khi tập huấn, chỉ 18,3% học viên hiểu mô hình 5W1H trong lắng nghe, tuy nhiên chỉ số này sau khóa học đã tăng lên 67,3%. Hoặc với chủ đề "Làm thế nào để có một bài trình bày thành công", con số 14,6% sinh viên hiểu về kỹ năng này đã tăng lên 66,6% sinh viên tự tin trả lời sau tập huấn. Nhìn chung, hơn 90% học viên tham gia cả 4 khóa tập huấn đều đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch
Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch

VOV.VN -Hôm nay (4/12), tại thành phố Huế, Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức hội thảo đào tạo "Kỹ năng số cho Doanh nghiệp Du lịch xanh". Dự lớp hội thảo có 40 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo du lịch, đơn vị quản lý ngành du lịch các nước ASEAN.

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch

Đào tạo kỹ năng số cho doanh nghiệp du lịch

VOV.VN -Hôm nay (4/12), tại thành phố Huế, Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tổ chức hội thảo đào tạo "Kỹ năng số cho Doanh nghiệp Du lịch xanh". Dự lớp hội thảo có 40 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo du lịch, đơn vị quản lý ngành du lịch các nước ASEAN.

Bà Rịa-Vũng Tàu đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng phục vụ
Bà Rịa-Vũng Tàu đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng phục vụ

VOV.VN - Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ tháng 9/2023, du lịch của tỉnh sẽ bước vào mùa thấp điểm. Đây là khoảng thời gian tập trung cho công tác tiếp thị, định hình lại sản phẩm, thị trường du lịch cũng như công tác đào tạo nhân lực.

Bà Rịa-Vũng Tàu đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng phục vụ

Bà Rịa-Vũng Tàu đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng phục vụ

VOV.VN - Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ tháng 9/2023, du lịch của tỉnh sẽ bước vào mùa thấp điểm. Đây là khoảng thời gian tập trung cho công tác tiếp thị, định hình lại sản phẩm, thị trường du lịch cũng như công tác đào tạo nhân lực.

Đào tạo du lịch trong đại dịch Covid-19: "Di chứng" sẽ kéo dài 5-10 năm
Đào tạo du lịch trong đại dịch Covid-19: "Di chứng" sẽ kéo dài 5-10 năm

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo du lịch sẽ mất thời gian 5-10 năm để có thể phục hồi trở lại.

Đào tạo du lịch trong đại dịch Covid-19: "Di chứng" sẽ kéo dài 5-10 năm

Đào tạo du lịch trong đại dịch Covid-19: "Di chứng" sẽ kéo dài 5-10 năm

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, đại dịch Covid-19 sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề cho ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo du lịch sẽ mất thời gian 5-10 năm để có thể phục hồi trở lại.