10 tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 9,36 tỷ USD

(VOV) - Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,49 tỷ USD

Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu khí) trong 10 tháng dự kiến đạt 58,55 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62,65% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực này tính đến tháng 10/2012 đạt 49,18 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,43% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung 10 tháng năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 9,36 tỷ USD.

Trong 10 tháng qua, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 9 tỷ USD,  bằng 98,9 % so với cùng kỳ năm 2011.

Tính đến ngày 20/10, cả nước có 881 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký 6,68 tỷ USD; có 359 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,8 tỷ USD.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,49 tỷ USD, bằng 75,3% so với cùng kỳ 2011.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 374 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD.

Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 156 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 455,8 triệu USD. 

Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 402,3 triệu USD.

Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,92 tỷ USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012.

Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 936,7 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.

Samoa đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư  đăng ký cấp mới và tăng thêm là 899,8 triệu USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư.

Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 675,4 triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 623,38 triệu USD, chiếm 5,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,17 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,12 tỷ USD, chiếm 10,8%. Hải Phòng đứng thứ 3 với 1,08 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Giang với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,06 tỷ USD; 984,6 triệu USD và 925 triệu USD.

Các dự án lớn được cấp phép trong 10 tháng năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD;/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một
Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên số một

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù không đạt kế hoạch, nhưng đang có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển ổn định trong các năm sau.

Nợ xấu sẽ ở mức 3% nếu tập trung xử lý
Nợ xấu sẽ ở mức 3% nếu tập trung xử lý

(VOV) -Để giải quyết nhanh nợ xấu, không riêng gì hệ thống ngân hàng mà các bộ, ngành phải chung tay giải quyết.

Nợ xấu sẽ ở mức 3% nếu tập trung xử lý

Nợ xấu sẽ ở mức 3% nếu tập trung xử lý

(VOV) -Để giải quyết nhanh nợ xấu, không riêng gì hệ thống ngân hàng mà các bộ, ngành phải chung tay giải quyết.

Nên lập Uỷ ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế?
Nên lập Uỷ ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế?

(VOV) - Lạm phát của Việt Nam luôn cao nhất khu vực châu Á, dẫn tới lãi suất nằm trên đỉnh.

Nên lập Uỷ ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế?

Nên lập Uỷ ban Quốc gia về tái cơ cấu kinh tế?

(VOV) - Lạm phát của Việt Nam luôn cao nhất khu vực châu Á, dẫn tới lãi suất nằm trên đỉnh.