Áp lực tinh giản bộ máy, giảm chi thường xuyên

VOV.VN - Hầu hết chi thường xuyên là chi cho cho con người nên việc tinh giản biên chế, bộ máy phải có lộ trình và không thể thực hiện nóng vội.

Dù ngành tài chính đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, vẫn còn nhiều thách thức như: cơ cấu thu chi chưa hợp lý, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, chi thường xuyên vẫn gấp 3 lần chi đầu tư, vượt khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối ngân sách nhà nước khó khăn.

Năm 2019, dù lần đầu tiên 63 tỉnh, thành trên cả nước thu đạt, thậm chí vượt dự toán thu NSNN, song vẫn có rất nhiều địa phương thu ít nhưng chi nhiều. Đơn cử như tỉnh Hà Tĩnh, tổng thu NSNN đạt 14.567 tỷ đồng, nhưng tổng chi lên tới 16.017 tỷ đồng. Hay nhiều địa phương hàng năm vẫn phải nhận “viện trợ” từ Trung ương, kể cả nguồn "viện trợ" nước ngoài không hoàn lại như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hà Giang… Bên cạnh đó, nhiều địa phương dù số thu tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù chi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên… hay một số tỉnh miền Tây Nam bộ, hạ tầng còn rất khó khăn.

Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng (Ảnh minh họa: KT)

Lãng phí, thất thoát còn lớn

Bên cạnh thu không đủ bù chi, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cũng đang tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính đạt 1.316,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên đạt 927.900 tỷ đồng, chiếm tới 70,48% tổng chi; chi đầu tư phát triển 246.700 tỷ đồng, chiếm 18,7%; chi trả nợ lãi 99.300 tỷ đồng, bằng 7,5% tổng chi.

Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, vẫn còn tồn tại trong chi thường xuyên chưa được khắc phục triệt để. Đó là, tại một số địa phương, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm chậm, chưa cân đối được ngân sách, nhất là nơi có số thu ngân sách Nhà nước khó khăn, nguồn thu thấp thì chi thường xuyên vẫn còn cao, nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển rất hạn chế.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc rà soát chính sách chi thường xuyên còn chưa hiệu quả, nhiều chế độ, chính sách còn trùng lặp; chi tiêu ở nhiều cơ quan, đơn vị còn lãng phí, thất thoát. Bên cạnh đó, cơ cấu lại chi thường xuyên hạn chế do chậm đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu kế hoạch.

“Việc đẩy mạnh giảm chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn như: trong tổng chi thường xuyên hiện nay, phần lớn (trên 70%) vẫn là chi cho con người; trong đó một số lĩnh vực như: giáo dục - đào tạo thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều”, PGS. TS Ngô Trí Long nói.

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực chi phải đảm bảo tỷ lệ chi so với tổng chi ngân sách Nhà nước theo quy định của Trung ương, Quốc hội như: chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, y tế; duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng kinh tế như: hệ thống đường bộ, đường sắt... Việc này đã đặt thêm “áp lực” lên nhiệm vụ tinh giản bộ máy và siết các khoản chi không cần thiết.

Theo PGS Ngô Trí Long, chi thường xuyên cần phải tiếp tục tiết giảm, bởi đang chiếm phần lớn trong tổng chi ngân sách, không còn nguồn lực cho chi đầu tư phát triển. Tuy nhiên, ông Long nhìn nhận, hầu hết chi thường xuyên là chi cho con người nên việc giảm phải có lộ trình và không thể thực hiện nóng vội.

Chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn

Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cũng thừa nhận trong lĩnh vực chi ngân sách Nhà nước vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức…

“Cần giữ nghiêm kỷ luật thu chi ngân sách ở các địa phương, phấn đấu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời về ngân sách mới có nguồn đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán. Đồng thời, Chính phủ cần minh bạch hóa các thông tin liên quan đến kỷ luật tài khóa”, đại diện Vụ Ngân sách nhà nước nhấn mạnh.

Theo đại diện Bộ Tài chính, năm 2020 có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Do đó, trong năm 2020, ngành tài chính sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thực hiện cơ cấu lại ngân sách Nhà nước gắn với sắp xếp phù hợp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công, ưu tiên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra, Bộ sẽ thực hiện điều hành và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đặc biệt, việc kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách Trung ương, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ; giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay cũng sẽ được Bộ Tài chính chú trọng quan tâm./.

Bội chi ngân sách 9.500 tỷ đồng

VOV.VN - Ước tính trong nửa đầu tháng 1/2020, chênh lệch thu chi ngân sách nhà nước ghi nhận khoản bội chi khoảng 9.500 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra
Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Cần giảm bội chi
Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Cần giảm bội chi

VOV.VN - Theo Báo cáo Đánh giá chi tiêu công Việt Nam vừa được công bố, Việt Nam cần giảm bội chi và tăng cường mức độ toàn diện và minh bạch của ngân sách.

Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Cần giảm bội chi

Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Cần giảm bội chi

VOV.VN - Theo Báo cáo Đánh giá chi tiêu công Việt Nam vừa được công bố, Việt Nam cần giảm bội chi và tăng cường mức độ toàn diện và minh bạch của ngân sách.

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần
Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

VOV.VN - Nhiều áp lực đặt ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát nợ công dưới mức trần cho phép là 65% GDP.

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

Không giảm bội chi ngân sách, nợ công có nguy cơ vượt trần

VOV.VN - Nhiều áp lực đặt ra cho Việt Nam trong việc kiểm soát nợ công dưới mức trần cho phép là 65% GDP.

Cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn chưa ổn định và thiếu bền vững
Cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn chưa ổn định và thiếu bền vững

VOV.VN - Nợ công đã giảm về mức 58,4%, tuy nhiên thu ngân sách đang giảm trong khi chi tiêu công vẫn ở mức cao, điều này đang đe doạ tính bền vững của NSNN.

Cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn chưa ổn định và thiếu bền vững

Cơ cấu ngân sách nhà nước vẫn chưa ổn định và thiếu bền vững

VOV.VN - Nợ công đã giảm về mức 58,4%, tuy nhiên thu ngân sách đang giảm trong khi chi tiêu công vẫn ở mức cao, điều này đang đe doạ tính bền vững của NSNN.

Bội chi ngân sách 9.500 tỷ đồng
Bội chi ngân sách 9.500 tỷ đồng

VOV.VN - Ước tính trong nửa đầu tháng 1/2020, chênh lệch thu chi ngân sách nhà nước ghi nhận khoản bội chi khoảng 9.500 tỷ đồng.

Bội chi ngân sách 9.500 tỷ đồng

Bội chi ngân sách 9.500 tỷ đồng

VOV.VN - Ước tính trong nửa đầu tháng 1/2020, chênh lệch thu chi ngân sách nhà nước ghi nhận khoản bội chi khoảng 9.500 tỷ đồng.

Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia
Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia

VOV.VN -Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia là chủ đề bao trùm hướng tới nền tảng quốc gia của Việt Nam.

Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia

Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia

VOV.VN -Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia là chủ đề bao trùm hướng tới nền tảng quốc gia của Việt Nam.