Đẩy nhanh phục hồi kinh tế với Hiệp định RCEP

VOV.VN - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đóng vai trò rất quan trọng củng cố chuỗi cung và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau Covid-19.

Hôm nay (27/8), Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế RCEP lần thứ 8 được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhằm thảo luận và thúc đẩy đàm phán RCEP, hướng tới khả năng ký kết Hiệp định vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo RCEP. Bộ trưởng Kinh tế của 15 nước tham gia đàm phán RCEP đã tham dự hội nghị này theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao nỗ lực của các nhà đàm phán Hiệp định RCEP đã đạt được từ đầu năm đến nay. Các cuộc họp, thảo luận chuyên sâu theo hình thức trực tuyến của các Bên tham gia đàm phán RCEP vẫn được tiến hành theo đúng tiến độ, bất chấp sự bùng phát kéo dài của đại dịch Covid-19.

Nhấn mạnh đại dịch Covid-19 không chỉ là khủng hoảng về y tế mà còn là khủng hoảng về xã hội và kinh tế, không biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc, do vậy sẽ không dễ dàng để các nền kinh tế có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế nếu không có những hành động quyết liệt ngay từ bây giờ.

 “Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế toàn cầu cho thấy rằng nếu không có những hoạt động tập thể để có thể tăng cường củng cố chuỗi cung và có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế sau Covid-19. và Hiệp định RCEP sẽ đóng vai trò rất quan trọng. và việc ký hiệp định này sẽ gửi một thông điệp tích cực cho thế giới về sức mạnh của khu vực chúng ta, sự kiên cường của chúng ta cũng như sự ủng hộ của chúng ta đối với một cơ chế thương mại đa phương cởi mở và dựa trên luật lệ....”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nêu rõ.

Các Bộ trưởng ghi nhận những tác động tiêu cực của Covid-19 đã mang lại nhiều thách thức không nhỏ cho sự lưu chuyển của các luồng thương mại và đầu tư trong khu vực, bao gồm cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định quan trọng này. Điều đáng ghi nhận là các thành viên tham gia RCEP vẫn cần đảm bảo việc mở cửa thị trường, đặc biệt là đối với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, cũng như tiếp tục tăng cường hợp tác nhằm phản ứng hiệu quả với Covid-19.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee đánh giá cao những nỗ lực của các hội nghị và cuộc gặp gần nhất diễn ra hồi tháng 6 để có thể đi đến hoàn tất được quá trình đàm phán hiệp định này.

“Chúng ta chỉ còn một vài tháng cho tới hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 cho nên cần phải đẩy nhanh tất cả các công việc hiện nay bởi chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của giai đoạn đàm phán. Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để chúng ta có thể tiếp tục đảm bảo rằng chúng ta ký kết được Hiệp định RCEP vào cuối năm nay”, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc nhấn mạnh.

Theo Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn (Zhong Shan), đại dịch Covid-19 hiện vẫn đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, kinh tế thế giới cũng như kinh tế khu vực đang đối diện với nhiều thách thức nên cần có lòng tin cũng như tạo ra những động lực cho sự phục hồi kinh tế trong khu vực của chúng ta cũng như nền kinh tế của thế giới.

“RCEP giúp cho chúng ta có thể đảm bảo được hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo an ninh an toàn và ổn định các ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng của khu vực, ngoài ra cũng giúp xây dựng được nền kinh tế mở, thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền kinh tế trên toàn cầu. Trung Quốc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và mong muốn có vai trò tích cực đóng góp cùng với tất cả các bên có liên quan thúc đẩy hoàn thành tất cả các công việc còn lại”, Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc nói.

Có thể thấy, các Bộ trưởng đều ghi nhận tầm quan trọng đặc biệt của Hiệp định RCEP trong bối cảnh bấp bênh về kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh. Các Bộ trưởng tin tưởng rằng việc ký kết RCEP sẽ là cơ sở để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực, cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với Hệ thống thương mại đa phương mở, đồng bộ và dựa trên nguyên tắc.

Hội nghị nhấn mạnh vai trò của RCEP trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới và khu vực.

Các Bộ trưởng ghi nhận những nỗ lực và tiến triển trong đàm phán RCEP cho tới thời điểm này để có thể ký kết tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 14 vào tháng 11 năm nay. Các Bộ trưởng cũng tái khẳng định việc bỏ ngỏ cánh cửa tham gia đàm phán đối với Ấn Độ, không chỉ bởi Ấn Độ là nước đã tham gia ngay từ đầu, khi đàm phán RCEP được khởi động từ năm 2012, mà còn vì những tiềm năng mà Ấn Độ có thể mang lại cho sự thịnh vượng chung của khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến quá trình phục hồi kinh tế ASEAN
Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến quá trình phục hồi kinh tế ASEAN

VOV.VN - Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến phát triển hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.

Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến quá trình phục hồi kinh tế ASEAN

Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến quá trình phục hồi kinh tế ASEAN

VOV.VN - Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến phát triển hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.

Hướng tới ký kết Hiệp định RCEP vào năm 2020 tại Việt Nam
Hướng tới ký kết Hiệp định RCEP vào năm 2020 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nước tham gia RCEP đã bắt đầu rà soát về mặt pháp lý để có thể ký được Hiệp định này vào năm 2020 tại Việt Nam.

Hướng tới ký kết Hiệp định RCEP vào năm 2020 tại Việt Nam

Hướng tới ký kết Hiệp định RCEP vào năm 2020 tại Việt Nam

VOV.VN - Các nước tham gia RCEP đã bắt đầu rà soát về mặt pháp lý để có thể ký được Hiệp định này vào năm 2020 tại Việt Nam.

Từ chối RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại với EU
Từ chối RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại với EU

VOV.VN - Sau khi từ chối tham gia RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại tự do với EU để thay thế.

Từ chối RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại với EU

Từ chối RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại với EU

VOV.VN - Sau khi từ chối tham gia RCEP, Ấn Độ muốn xúc tiến nhanh 1 hiệp định thương mại tự do với EU để thay thế.