Cần “cưỡng bức” cải cách doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN -Theo TS Trần Đình Thiên, giải pháp cưỡng bức cải cách có điều kiện thì cải cách DNNN diễn ra nhanh hơn, giảm áp lực nợ công.

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mô tả hiện trạng nền kinh tế với đường đồ thị tăng trưởng rất lạ.

Bức tranh kinh tế không hồng như những con số


TS Trần Đình Thiên
Đó là cứ lên xuống như định mệnh. Bởi vì, GDP cứ quý I thấp, rồi đến quý IV lại tăng rất cao. Cứ thế, sang năm sau, lại lặp lại lộ trình rơi xuống rất thấp, rồi lại tăng lên mức cao ở cuối năm như để chuẩn bị cho “cú rơi” mới vào đầu năm sau.

Dưới góc nhìn của ông Thiên, diễn biến này không chỉ do tính mùa vụ mà còn do cách thức điều hành nền kinh tế. Ông Thiên phân tích: “Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,42%, cao hơn năm trước và vượt nhiều dự đoán của các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng thấp so với kế hoạch được Chính phủ và Quốc hội thông qua. Có vẻ nó chứng tỏ quá trình phục hồi tăng trưởng đã diễn ra, song rất chậm, khó khăn và chưa chắc chắn.

Hơn thế, giống như nhiều năm trước, đơn cử đồ thị tăng trưởng GDP năm 2013 của Việt Nam vẫn diễn ra theo xu hướng “quý sau cao hơn quý trước”. Hay như sang quý I/2014, diễn biến kinh tế tiếp tục xu hướng năm 2013. Đó là GDP tăng trưởng cao hơn quý I/2013 (4,96% so với 4,76%); CPI thấp hơn quý I/2013 và thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Xuất nhập khẩu cũng vấn tiếp tục tăng (14,1% và 12,4% so với cùng kỳ), giữ xuất siêu, vẫn chủ yếu đóng góp của khu vực FDI”.


Như vậy, ông Thiên cho rằng, khi tính theo năm, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị “tắc nghẽn” hay “trì trệ tăng trưởng”. Còn phân tích sâu vào thực trạng nền kinh tế, ông Thiên chỉ ra rằng, bức tranh kinh tế lại “không tươi hồng như vậy”. Vì thực sự, nền kinh tế đã phải trả giá rất nhiều để có được tăng trưởng như hiện nay. Ví dụ như sức mua thị trường yếu, sức khỏe doanh nghiệp cũng vẫn yếu. Số doanh nghiệp đóng cửa vẫn tăng lên. Doanh nghiệp mới thành lập như “đứa con đẻ thiếu cân, thiếu tháng”. Xu hướng trả giá này cho thấy, nền kinh tế có hồi phục nhưng mức độ rủi ro vẫn rất lớn. Các thống kê chính thức đều cho thấy những cải thiện ngắn hạn tốc độ tăng trưởng GDP trong mấy năm qua không đi liền với những thay đổi cơ cấu của nền kinh tế.

Cũng lo lắng về thực trạng sức khỏe nền kinh tế, TS Lê Đăng Doanh thẳng thắn: “Không nên ngộ nhận về sự hồi phục nền kinh tế hiện nay. Sự hồi phục vừa qua vẫn dựa vào xuất khẩu mà 67% là của DN FDI nước ngoài, trong đó, giá trị tăng  rất kém. Hơn nữa, nông nghiệp hiện đang rất khó khăn, giá giảm cả. Sức mua trong xã hội rất thấp, nợ xấu còn là câu chuyện dài dài. Và bất động sản được nói rằng có cải thiện, nhưng nợ xấu còn rất lớn, gắn với nền kinh tế.vẫn đang gắn với sự trì trệ của nền kinh tế".

Cần “cưỡng bức” cải cách DNNN?

TS Thiên nhấn mạnh, sự “nghẽn mạch” của nền kinh tế vẫn còn lớn. Biểu hiện là thu ngân sách còn khó khăn, nợ công tăng. Hệ thống ngân hàng có nhiều thách thức, nợ xấu chưa giải tỏa được bao nhiêu, sở hữu chéo vẫn còn đó. Hiện nay, chúng ta có sáp nhập, liên kết ngân hàng, nhưng điểm nóng là sở hữu chéo thì giải quyết không dễ.

Theo ông, khi lưu thông vốn rất chậm, thì đó chính là điểm sinh tử của nền kinh tế. “Năm nay, sang năm phải quyết liệt khơi thông điểm nghẽn này, bởi nền kinh tế đang yếu đi chính ở điểm cốt tử này”.

Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, lưu ý: Muốn bàn giải pháp phát triển như thế nào, trước hết, ở Việt Nam cần có đánh giá chính xác thực trạng. Mà muốn đánh giá tương đối chính xác, cần phải cộng con số cơ quan chức năng đưa ra và khảo sát đời sống thực tế. Nếu không, sẽ khó có lòng tin trong dân.

Ông Kiên dẫn ví dụ, các doanh nghiệp sống chủ yếu dựa vào vốn tín dụng, kết quả sản xuất kinh doanh giữ vai trò quyết định lớn tới GDP. Thực tế, kinh tế quý I/2014 tăng gần 5%, nhưng số dư tín dụng chưa đạt 2%, “tôi thấy lạ!”. Rồi thu nhập danh nghĩa tuyệt đại nhân dân cũng không tăng. CPI có tăng, nhưng tăng không lớn. Vậy mà nói đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện?”.

Vì thế, theo quan điểm ông Kiên, các nhà nghiên cứu cần kết hợp đời sống thực của mình, hỏi chính vợ con mình, dân cư quanh mình so với con số công bố để thấy rõ thực trạng và niềm tin ra sao”.

Dẫn chứng một trong những điểm nghẽn hiện nay của nền kinh tế, ông Thiên cho biết: Thị trường bất động sản có ấm lên, nhưng tổng giá trị tồn kho tới 92.700 tỷ đồng, vẫn rất lớn. Dư nợ bất động sản tăng tới 14,7%. Trong gói 30.000 tỷ đồng, sau 11 tháng chỉ giải ngân được 2.900 tỷ đồng, quá chậm! Do đó, “Quốc hội cần có thái độ rõ ràng, chứ cứ mãi “ngâm tôm” thế này thì khó giải quyết được vấn đề gì. Vì thực chất, vốn này của Nhà nước, không phải của ngân hàng”-ông Thiên nói.

Một điểm nghẽn lớn nữa, ông Thiên chỉ ra là nguy cơ nợ công của Việt Nam không nằm ở con số, ở tỷ lệ an toàn. “Nếu cứ nhăm nhăm nói con số 65% là tỷ lệ an toàn đã được Quốc hội thông qua, còn thực tế nợ công mới 55,7%, GDP, cách nói này là không hợp lý. Thực tế, có nhiều nguy cơ từ nợ công. Nguyên nhân do quan niệm sai về nợ công, không đánh giá đúng hết nguy cơ.

Nguy cơ thực tế của nợ công Việt Nam được ông Thiên chỉ ra là: Tốc độ tăng vay nhiều, đặc biệt là vay để trả nợ. Nguy cơ còn nằm ở cơ cấu nợ (nợ ngắn hạn nhiều và áp lực trả nợ). Cho nên, nợ công hiện đáng báo động(!). Bởi vì “nghĩa vụ trả nợ công năm nay vượt qua vạch đỏ rồi. Năm nay dự kiến trả nợ 208.000 tỷ đồng, đạt tới 26,7% ngân sách, trong khi giới hạn vạch xanh là 25%. Sang năm có thể lên 30%. Đây là điều đáng báo động, không thể coi thường.

Trước thực trạng này, ông Thiên đề xuất giải pháp: “Chúng ta cần chấp nhận trả giá để phục hồi, tức là phải kiên trì giữ lạm phát, cố gắng đừng làm xao động mục tiêu này”.

Đặc biệt, tư duy trong tiếp cận tới tái cơ cấu nền kinh tế phải gắn với hai điểm mấu chốt là thực hiện logic thị trường trong phát triển và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Ví dụ, giảm nguy cơ nợ công phải gắn với đẩy mạnh cổ phần hóa, cải cách DNNN. Muốn đẩy nhanh quá trình này, ông Thiên đề nghị theo logic “cưỡng bức cải cách có điều kiện”. Đó là dùng hệ thống thể chế, quy định từ luật pháp. Tức là cưỡng bức cải cách từ bên trên. Vì hiện đang diễn ra theo chỉ tiêu cổ phần hóa mỗi ngày hơn 1 doanh nghiệp. Logic này không ổn, quá khó.

TS Cao Sĩ Kiêm cũng chia sẻ, về cổ phần hóa, tinh thần thì rất mạnh. Nhưng hiện nay, tình hình vẫn chưa tiến triển nhiều. Khả năng hoàn thành cổ phần hóa được 432 DNNN trong 2 năm là rất khó. Chưa nói đến việc các doanh nghiệp hiện “yếu toàn than”, sức khỏe giảm sút, tài chính cạn kiệt thì không rõ thoát ra bằng cách nào. Điểm sáng ở cải cách kinh tế vẫn chưa rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm
Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm

VOV.VN - Hội thảo quốc tế về cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm sẽ diễn ra trong 2 ngày với 3 phiên thảo luận.

Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm

Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm

VOV.VN - Hội thảo quốc tế về cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm sẽ diễn ra trong 2 ngày với 3 phiên thảo luận.

Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong 1 doanh nghiệp Nhà nước
Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong 1 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Mỗi ngày sẽ phải có hơn 1 DN được chào bán trên sàn chứng khoán. Nếu không, mục tiêu CPH đến 2015 sẽ không hoàn thành.

Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong 1 doanh nghiệp Nhà nước

Mỗi ngày phải cổ phần hóa xong 1 doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN -Mỗi ngày sẽ phải có hơn 1 DN được chào bán trên sàn chứng khoán. Nếu không, mục tiêu CPH đến 2015 sẽ không hoàn thành.

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Năm 2014 dứt khoát phải tái cơ cấu DNNN sau khi các đề án đã được phê duyệt xong.

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cam kết đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Năm 2014 dứt khoát phải tái cơ cấu DNNN sau khi các đề án đã được phê duyệt xong.

Doanh nghiệp Nhà nước vẫn lấy đi nhiều hơn là đóng góp
Doanh nghiệp Nhà nước vẫn lấy đi nhiều hơn là đóng góp

VOV.VN -Việc cổ phần hóa càng trở nên cấp bách nhưng cần tuyệt đối tránh tình trạng DNNN này bán, DNNN khác mua.

Doanh nghiệp Nhà nước vẫn lấy đi nhiều hơn là đóng góp

Doanh nghiệp Nhà nước vẫn lấy đi nhiều hơn là đóng góp

VOV.VN -Việc cổ phần hóa càng trở nên cấp bách nhưng cần tuyệt đối tránh tình trạng DNNN này bán, DNNN khác mua.

Cải cách kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với VN
Cải cách kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với VN

VOV.VN -Nhiều nội dung liên quan đến vai trò của thể chế trong bảo đảm tăng trưởng bao trùm và bền vững đã được đưa ra thảo luận

Cải cách kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với VN

Cải cách kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với VN

VOV.VN -Nhiều nội dung liên quan đến vai trò của thể chế trong bảo đảm tăng trưởng bao trùm và bền vững đã được đưa ra thảo luận

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước
Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Theo đó, Nhà nước chỉ sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

Xem xét lại quy định về doanh nghiệp Nhà nước

VOV.VN - Theo đó, Nhà nước chỉ sở hữu vốn chứ không sở hữu doanh nghiệp, không sở hữu tài sản.

Cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ
Cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ

VOV.VN -  Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khẳng định như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN.

Cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ

Cổ phần các doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ

VOV.VN -  Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khẳng định như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN.

Thêm cơ quan ngang bộ để quản lý doanh nghiệp Nhà nước?
Thêm cơ quan ngang bộ để quản lý doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Tiến độ tái cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hóa, sắp xếp lại DN còn chậm, kết quả rất hạn chế.

Thêm cơ quan ngang bộ để quản lý doanh nghiệp Nhà nước?

Thêm cơ quan ngang bộ để quản lý doanh nghiệp Nhà nước?

VOV.VN -Tiến độ tái cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hóa, sắp xếp lại DN còn chậm, kết quả rất hạn chế.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1
Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

Cổ phần hóa được 15 doanh nghiệp nhà nước trong quý 1

VOV.VN -Hơn một nửa số doanh nghiệp đấu giá là Tổng Công ty lớn và có đến 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải.