“Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ” cho nông dân lợi nhuận cao

VOV.VN - Thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ” năng suất lúa đạt gần 8 tấn/ha, chi phí đầu tư gần 22 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được hơn 36 triệu đồng/ha cao hơn tất cả các chỉ số theo phương thức trồng lúa truyền thống.

Hôm nay (3/7), Hợp tác xã Tân Long ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang phối hợp với Công ty CP Net Zero Carbon và một số doanh nghiệp liên quan, tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ” kết hợp đo lường và thu mua báo cáo giảm phát thải.

Mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt - khô xen kẽ” được triển khai thực hiện trong vụ lúa Hè thu này, với giống lúa OM 18 trên diện tích 4,2ha, để so sánh với ruộng đối chứng canh tác theo phương thức truyền thống là 1ha của Hợp tác xã Tân Long. Theo đó, khi thực hiện mô hình, nông dân thực hiện chặt chẽ 9 công đoạn của quy trình canh tác lúa thông minh và được theo dõi, quản lý bởi vệ tinh của Công ty Spiro Carbon. 

Sau hơn 3 tháng thực hiện, mô hình đến thời điểm thu hoạch. Qua đánh giá sơ bộ của đơn vị triển khai, mô hình mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho nông dân. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình đạt gần 8 tấn/ha, chi phí đầu tư gần 22 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được hơn 36 triệu đồng/ha; trong khi ruộng đối chứng canh tác theo phương thức truyền thống thì năng suất lúa chỉ đạt gần 6 tấn/ha, chi phí đầu tư hơn 24,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được gần 20 triệu đồng/ha.

Ngoài tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận, khi thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt- khô xen kẽ”, nông dân có thêm nguồn thu nhập từ việc bán chứng chỉ carbon nhờ việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình canh tác giảm lượng nước, giảm số lần bón phân và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, về lượng lúa giống sử dụng trong ruộng mô hình chỉ 80kg/ha, còn ruộng đối chứng đến 120kg/ha.

Qua khảo sát thực tế đồng ruộng, nhiều nông dân trong tỉnh Hậu Giang đánh giá, đối với ruộng thực hiện mô hình “Canh tác lúa thông minh ướt- khô xen kẽ”, hạt lúa có màu vàng óng ánh, tỷ lệ lúa bị đổ ngã trên đồng ruộng ít, hạt lép trên bông cũng ít hơn rất nhiều so với ruộng đối chứng canh tác theo phương thức truyền thống.

Từ những hiệu quả thiết thực mang lại, nông dân trong và ngoài mô hình cho biết sẽ mở rộng diện tích thực hiện mô hình này trong những vụ lúa tiếp theo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Đất đai sẽ có chính sách mới gì hỗ trợ người trồng lúa?
Luật Đất đai sẽ có chính sách mới gì hỗ trợ người trồng lúa?

VOV.VN - Nghị định về đất trồng lúa phải có cơ chế, chính sách để các địa phương là vùng trọng điểm về lúa, gạo có thể thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Người nông dân được hỗ trợ tập trung, tạo điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, hướng đến sản xuất lớn, bảo đảm thu nhập, đời sống ổn định.

Luật Đất đai sẽ có chính sách mới gì hỗ trợ người trồng lúa?

Luật Đất đai sẽ có chính sách mới gì hỗ trợ người trồng lúa?

VOV.VN - Nghị định về đất trồng lúa phải có cơ chế, chính sách để các địa phương là vùng trọng điểm về lúa, gạo có thể thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển kinh tế-xã hội. Người nông dân được hỗ trợ tập trung, tạo điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, hướng đến sản xuất lớn, bảo đảm thu nhập, đời sống ổn định.

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon
Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích
Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

VOV.VN - Câu chuyện liên kết trong sản xuất không mới, nhưng đây vẫn được xem là vấn đề “nhức nhối” trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhìn từ liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL dễ thấy, vẫn có trường hợp một số người dân sẵn sàng “bẻ kèo” để bán với giá cao hơn, còn doanh nghiệp “xoay sở” tìm nguồn nguyên liệu để thực hiện đơn hàng.

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

Liên kết trồng lúa dễ đứt gãy ở ĐBSCL – bài toán hài hòa lợi ích

VOV.VN - Câu chuyện liên kết trong sản xuất không mới, nhưng đây vẫn được xem là vấn đề “nhức nhối” trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhìn từ liên kết sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL dễ thấy, vẫn có trường hợp một số người dân sẵn sàng “bẻ kèo” để bán với giá cao hơn, còn doanh nghiệp “xoay sở” tìm nguồn nguyên liệu để thực hiện đơn hàng.