Cát tặc trên sông Đồng Nai: Đe dọa người dân thách thức chính quyền

VOV.VN -Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra công khai, thách thức chính quyền và người dân gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông Đồng Nai.

Tình trạng khai thác cát lậu trên sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai và thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã kéo dài từ nhiều năm nay và vẫn đang tiếp diễn. Người dân sống ở hai bên bờ  sông này mất ăn mất ngủ vì tiếng ồn và tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đều kêu “khó ngăn chặn”.

Ngày nào cũng vậy, cứ sau 8 giờ tối, gần chục chiếc xuồng lớn lại ngang nhiên hút cát dọc tuyến sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh giữa các xã Bình Hòa, Bình Lợi, Tân Bình của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai với thị trấn Uyên Hưng, xã Bạch Đằng và xã Thạnh Hội thuộc thị xã Tân Uyên của tỉnh Bình Dương.

Chỉ sau 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ, 10 khối cát được hút lên trên một sà lan rồi mang đi tiêu thụ. Điểm tập kết của các xuồng hút trộm cát này là các bãi ở xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa. Thậm chí, cát được bốc ở ngay bãi thuộc xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Chiếc sà lan đang chờ bốc “hàng” lên bãi cát xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.
Cát sông Đồng Nai là cát quý, hạt to, đều và có màu vàng óng thường dùng để xây nhà cao tầng. Loại cát này được bán tại bãi với giá 350.000 đồng/khối và luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Do khan hiếm, các chủ bãi thường trộn loại cát này với cát lấy từ ĐBSCL và bán với giá 280.000 đồng/khối. Nếu trót lọt, mỗi ghe hút cát sẽ thu về từ 15 - 20 triệu đồng sau một đêm hoạt động.

Anh Nguyễn Văn Quang, một tài xế xe tải ở phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa cho biết, người dân vẫn thích mua cát ở sông Đồng Nai vì cát có chất lượng cao. Để lấy được đúng cát sông Đồng Nai, người mua phải đi từ đêm hoặc từ sáng sớm, đến mua ban ngày chỉ mua được cát trộn.

Trong vai người đi mua cát về san lấp mặt bằng và xây nhà, phóng viên tiếp cận với một chủ bãi cát ở xã Tân Hạnh. Chủ bãi “mách nước”, nếu mua cát về san lấp thì chỉ cần cát “mịn” từ “miền Tây”, còn để xây nhà kiên cố và đổ bê tông thì cần dùng đến cát “già” hút ở sông Đồng Nai và chỉ cần đặt tiền cọc trước, muốn mua “nhiều cỡ nào cũng có”.

UBND tỉnh Đồng Nai từ lâu đã cấm mọi hoạt động khai thác cát trên dòng sông này. Nhưng người dân xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho biết, tình trạng hút trộm cát đã kéo dài từ nhiều năm nay và vẫn đang diễn ra hàng đêm. Khi bị người dân xua đuổi, một số đối tượng đã ném đá và đe dọa. Người dân cũng đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền xã và tại những cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp.

Ông Dương Tấn Đức ở ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Hội cho biết, việc hút cát đã tồn tại từ lâu, đêm nào cũng diễn ra đã khiến đất đai ven sông bị sạt lở rất nhiều. Làm Chủ tịch UBND xã Thạnh Hội gần 10 năm nay, ông Nguyễn Tiến Hùng từng chỉ đạo lực lượng tuần tra, vây bắt hàng trăm vụ khai thác cát trái phép trên đoạn sông Đồng Nai này. Ông từng bị bọn côn đồ đe dọa và xót xa khi chứng kiến bọn chúng chống trả người thi hành công vụ. Xã đội trưởng của địa phương này từng bị bọn “cát tặc” đánh rách mắt, còn một công an viên của xã thì bị đánh dập mũi.

“Hoạt động của nhóm cát tặc rất tinh vi. Chúng cho người theo dõi những người thi hành công vụ đồng thời cải tiến phương tiện hiện đại nên phương tiện của lực lượng chức năng không thể đuổi bắt được. Khi chúng không chạy được lại sẵn sàng rút lù cho ghe chìm. Việc phối hợp với các địa phương khác hoặc lực lượng của thị xã thường không hiệu quả và diễn ra chậm”, ông Hùng cho hay.

Phía bên kia sông, hàng chục hộ dân ở xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng đang sống trong lo âu vì đất của gia đình mình cứ mỗi ngày một ít đi. Mỗi năm, hàng ngàn mét vuông đất và hoa màu ở địa phương này bị nước cuốn trôi. Đây là bên lở, nên luồng sông sâu đến hơn 30 mét, mỗi lần sóng to đánh vào bờ, người dân nơi đây lại thấp thỏm, chẳng biết khi nào đất của nhà mình sẽ bị “Hà bá” mang theo.

Những chiếc ghe cải tiến có tốc độ cao chuyên chở cát lậu.
Ông Đào Văn Lý, người dân ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa cho biết, hàng đêm, nhóm cát tặc khai thác từ khoảng 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, gây tiếng ồn ào lớn và mất trật tự khu vực nhưng không gặp phải sự can thiệp nào. Đặc biệt, những chiếc ghe nhóm cát tặc sử dụng có công suất lớn đã tạo ra những cơn sóng mạnh, khiến chân đất bị mất đi khiến tình trạng sạt lở đất ở đây ngày càng nghiêm trọng.

Cũng ngay tại bờ sông này, một doanh nghiệp tư nhân vẫn hoạt động liên tục, có khi cả đêm, để bốc cát từ các sà lan xuồng ghe không rõ nguồn gốc. Chính quyền địa phương thấy rõ nhưng không thể ngăn cản hoạt động vận chuyển, mua bán của doanh nghiệp này vì không đủ thẩm quyền.

Thậm chí, người dân xã Bình Hòa từng nhiều lần điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh Đồng Nai khi phát hiện những đối tượng hút cát ở ngay sát nhà mình, nhưng chẳng thấy ai đến xử lý. Nhiều hộ muốn bán đất để chuyển đi nơi khác nhưng cũng chẳng ai dám mua, và  những đối tượng khai thác cát trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động trên dòng sông này như thách thức cùng chính quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cả làng thức đêm đánh kẻng, ném đá đuổi “cát tặc”
Cả làng thức đêm đánh kẻng, ném đá đuổi “cát tặc”

Suốt nhiều tháng qua, cuộc sống của người dân trong xóm đã bị đảo lộn vì tiếng máy nổ rầm rập của những người khai thác cát  quần đảo suốt đêm.

Cả làng thức đêm đánh kẻng, ném đá đuổi “cát tặc”

Cả làng thức đêm đánh kẻng, ném đá đuổi “cát tặc”

Suốt nhiều tháng qua, cuộc sống của người dân trong xóm đã bị đảo lộn vì tiếng máy nổ rầm rập của những người khai thác cát  quần đảo suốt đêm.

Phúc Thọ: Không có chuyện “bảo kê” cho cát tặc lộng hành
Phúc Thọ: Không có chuyện “bảo kê” cho cát tặc lộng hành

VOV.VN - “Chủ tịch và các phó chủ tịch không có chuyện chống lưng, bảo kê bởi chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt”, ông Hoàng Mạnh Phú khẳng định.

Phúc Thọ: Không có chuyện “bảo kê” cho cát tặc lộng hành

Phúc Thọ: Không có chuyện “bảo kê” cho cát tặc lộng hành

VOV.VN - “Chủ tịch và các phó chủ tịch không có chuyện chống lưng, bảo kê bởi chúng tôi đã chỉ đạo rất quyết liệt”, ông Hoàng Mạnh Phú khẳng định.

Vì đâu “cát tặc” lộng hành ở Gia Lai?
Vì đâu “cát tặc” lộng hành ở Gia Lai?

VOV.VN -Cùng với sông Ayun, tình trạng khai thác cát diễn ra tràn lan theo các sông suối lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Vì đâu “cát tặc” lộng hành ở Gia Lai?

Vì đâu “cát tặc” lộng hành ở Gia Lai?

VOV.VN -Cùng với sông Ayun, tình trạng khai thác cát diễn ra tràn lan theo các sông suối lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

“Cát tặc” hoành hành trên sông Đáy
“Cát tặc” hoành hành trên sông Đáy

Vài tháng trở lại đây, trên sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn xã Bột Xuyên (Mỹ Đức - Hà Nội) trở thành điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép, gây bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng đến các công trình đê kè của Nhà nước.

“Cát tặc” hoành hành trên sông Đáy

“Cát tặc” hoành hành trên sông Đáy

Vài tháng trở lại đây, trên sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn xã Bột Xuyên (Mỹ Đức - Hà Nội) trở thành điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép, gây bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng đến các công trình đê kè của Nhà nước.

Công nhận liệt sỹ cho thanh tra viên bị cát tặc tấn công
Công nhận liệt sỹ cho thanh tra viên bị cát tặc tấn công

Trước đó, liệt sỹ Nguyễn Hùng Tráng đã được truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Công nhận liệt sỹ cho thanh tra viên bị cát tặc tấn công

Công nhận liệt sỹ cho thanh tra viên bị cát tặc tấn công

Trước đó, liệt sỹ Nguyễn Hùng Tráng đã được truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

"Cát tặc” lộng hành khắp Hà Nội
"Cát tặc” lộng hành khắp Hà Nội

Hàng trăm tàu hút cát trái phép như những con vắt cắm vòi vào lòng sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống...nhiều năm qua.

"Cát tặc” lộng hành khắp Hà Nội

"Cát tặc” lộng hành khắp Hà Nội

Hàng trăm tàu hút cát trái phép như những con vắt cắm vòi vào lòng sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống...nhiều năm qua.

Đồng Tháp: Đề nghị truy tố lãnh đạo huyện bảo kê "cát tặc"
Đồng Tháp: Đề nghị truy tố lãnh đạo huyện bảo kê "cát tặc"

VOV.VN -Bí thư và Phó Bí thư huyện Hồng Ngự bị đề nghị truy tố về hành vi vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên.

Đồng Tháp: Đề nghị truy tố lãnh đạo huyện bảo kê "cát tặc"

Đồng Tháp: Đề nghị truy tố lãnh đạo huyện bảo kê "cát tặc"

VOV.VN -Bí thư và Phó Bí thư huyện Hồng Ngự bị đề nghị truy tố về hành vi vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên.

“Cát tặc” lộng hành, hàng trăm ngôi mộ phải di dời
“Cát tặc” lộng hành, hàng trăm ngôi mộ phải di dời

VOV.VN -Sự việc trên diễn ra hơn 10 năm nay, tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn không xử lý dứt điểm.

“Cát tặc” lộng hành, hàng trăm ngôi mộ phải di dời

“Cát tặc” lộng hành, hàng trăm ngôi mộ phải di dời

VOV.VN -Sự việc trên diễn ra hơn 10 năm nay, tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn không xử lý dứt điểm.

Quảng Trị: Tiền tỷ trôi sông vì nạn “cát tặc”
Quảng Trị: Tiền tỷ trôi sông vì nạn “cát tặc”

VOV.VN - Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây kè bảo vệ bờ sông, nhưng nạn khai thác cát trái phép vẫn ngày đêm gặm nhấm…

Quảng Trị: Tiền tỷ trôi sông vì nạn “cát tặc”

Quảng Trị: Tiền tỷ trôi sông vì nạn “cát tặc”

VOV.VN - Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây kè bảo vệ bờ sông, nhưng nạn khai thác cát trái phép vẫn ngày đêm gặm nhấm…

Huy động 200 cảnh sát vây bắt 36 tàu “cát tặc” trên sông Hồng
Huy động 200 cảnh sát vây bắt 36 tàu “cát tặc” trên sông Hồng

Hoạt động khai thác cát trái phép, dưới sự bảo kê của một băng nhóm tội phạm đã được phát hiện qua sự tố giác của người dân

Huy động 200 cảnh sát vây bắt 36 tàu “cát tặc” trên sông Hồng

Huy động 200 cảnh sát vây bắt 36 tàu “cát tặc” trên sông Hồng

Hoạt động khai thác cát trái phép, dưới sự bảo kê của một băng nhóm tội phạm đã được phát hiện qua sự tố giác của người dân