Cổ phần hóa DNNN nhưng không ai bị mất chức, mất việc?

VOV.VN - Nếu so với các tiêu chí của thế giới thì trên 50% doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay vẫn là doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa có còn là doanh nghiệp nhà nước hay không? Câu hỏi này được Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đặt ra và cho rằng xem ra có vẻ “ ngớ ngẩn”. Bởi vì, đã cổ phần hóa thì DNNN đã biến thành Công ty cổ phần rồi, còn đâu là DNNN nữa. Và theo văn bản pháp luật hiện hành qui định về DNNN là doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tuy nhiên khi nhìn thẳng vào kết quả tiến trình cổ phần hóa trong 20 năm qua cộng với phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước của các nước trên thế giới thì thấy rằng trên 50% doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay vẫn là doanh nghiệp nhà nước (theo khái niệm của thế giới).

Doanh nghiệp vẫn phải chịu cảnh 1 cổ nhiều tròng

Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đuợc gần 25 năm. Tuy nhiên, theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính, trong 10 năm đầu tiên chỉ là tiến trình thí điểm diễn ra hết sức chậm chạp cho nên chỉ cổ phần hóa được vài chục doanh nghiệp. Vào những năm 2000, tiến trình cổ phần hóa được thúc đẩy mạnh mẽ, nhiều DNNN kinh doanh hiệu quả được cổ phần hóa để sau này làm nền tảng cho sự phát triển Thị trường chứng khoán. Nhưng 7 năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa lại diễn ra chậm chạp.

Để tiến trình cổ phần hóa được êm ái, trôi chảy và không làm mất quyền lợi của Ban quản trị và người lao động thì hầu như không một ai bị mất việc hay mất chức và việc bán cổ phần chủ yếu theo hình thức bán cổ phần cho người lao động và nhà đầu tư nhỏ lẻ chứ không bán cổ phần đa số hay cổ phần chi phối cho 1 tổ chức.

Đa phần các DNNN thực hiện cổ phần hóa đều duy trì tỷ lệ cổ phần nhà nước ở mức đa số hay chi phối mặc dù rất nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa không thuộc diện nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối hay cổ phần nhà nước; Có nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa đã được phép bán bớt cổ phần nhà nước nhưng tỷ lệ cổ phần nhà nước còn lại vẫn ở mức chi phối; Nhà nước không có chủ trương nắm giữ cổ phần chi phối tại nhiều doanh nghiệp nhưng vì có nhiều lý do khác nhau (gọi là lý do níu kéo hay vì lợi ích cục bộ) mà cổ phần chi phối của nhà nước vẫn được duy trì tại rất nhiều doanh nghiệp;

Tuy nhiên, sau cổ phần hóa thì đa số các DNNN đã có nhiều chuyển biến trong quản trị doanh nghiệp, sự chuyển biến này diễn ra tại những doanh nghiệp có ban quản trị giỏi lẫn Ban quản trị bình thường hay hơi yếu.

Với những doanh nghiệp cổ phần hóa mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối vẫn còn nhiều tồn tại trong quản trị doanh nghiệp thì vẫn có nhiều cơ quan nhà nước làm đại diện tỷ lệ cổ phần chi phối, doanh nghiệp phải chịu cảnh 1 cổ nhiều tròng.

Ở những DN này, những quyết định quan trọng tại doanh nghiệp như cử người đại diện phần vốn nhà nước, cử người giữ chức Tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, quyết định đầu tư, kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải qua nhiều cấp xin ý kiến.

Cùng với đó, tình trạng chạy chọt, bôi trơn để được làm đại diện cổ phần nhà nước diễn ra phổ biến. “Nhiều nhân sự kém hoặc không xứng đáng được đề cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thực trạng này làm nản lòng nhiều nhân sự giỏi trong doanh nghiệp và tất yếu mất nhân sự giỏi” – VAFI nhấn mạnh.

Trong khối DNNN sau cổ phần hóa hiện nay, VAFI chia làm 2 nhóm (xét về yếu tố quản trị doanh nghiệp), đó là: Những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả (không tính yếu tố độc quyền) thường có Ban quản trị giỏi nhưng họ vẫn bị cản trở trong quản trị doanh nghiệp và họ đều có nguyện vọng là nhà nước thoái vốn để họ không phải chạy chọt, xin xỏ và việc ra quyết định dễ dàng hơn và họ không phải nhận những nhân sự quản lý cao cấp nhưng yếu kém về năng lực; Những doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thường có Ban quản trị năng lực bình thường hay yếu kém thì vẫn còn thích duy trì tỷ lệ cổ phần nhà nước, họ không thích đổi mới. Tình trạng này nếu kéo dài thì nguy cơ vốn và tài sản của nhà nước cũng như của cổ đông sẽ bị thất thoát và biến mất. “Đây là 1 thực tế đang diễn ra tại rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa” – VAFI khẳng định.

50 năm nữa tiến trình cổ phần hóa mới kết thúc?

Đối chiếu với khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như các nước (tiêu chí về cổ phần nhà nước, về công khai minh bạch, về số lượng DNNN) thì VAFI cho rằng: “Việt Nam vẫn còn rất nhiều DNNN, vẫn còn hàng ngàn DNNN. Trên 50% DNNN cổ phần hóa vẫn còn ở tình trạng là DNNN và phải cần tiếp tục 1 tiến trình bán hết cổ phần của nhà nước”. 

Vậy tiến trình cổ phần hóa bao giờ mới thực sự kết thúc? Trả lời câu hỏi này, VAFI khẳng định: Với tiến độ hiện nay và nếu không có giải pháp mạnh thì có lẽ sau 50 năm nữa tiến trình cổ phần hóa theo thông lệ thế giới mới kết thúc. Khi đó, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa mà còn cổ phần nhà nước sẽ có số phận không mấy sáng sủa. Đó là: Kinh doanh thua lỗ, giải thể, phá sản do quản trị doanh nghiệp liên tục yếu kém; Một bộ phận doanh nghiệp được tự do (thoái vốn nhà nước) và có cơ hội tồn tại và phát triển; Một bộ phận doanh nghiệp yếu kém được may mắn giải cứu nhờ việc bán toàn bộ cổ phần nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân.

VAFI cho rằng tiến trình cổ phần hóa thực sự kết thúc khi tổng số DNNN (kể cả doanh nghiệp cổ phần mà có cổ phần chi phối của nhà nước) chỉ còn không quá 100 doanh nghiệp.  

Điểm sáng về cổ phần hóa đáng biểu dương được VAFI nhắc đến là tại Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, nhiều doanh nghiệp yếu kém đã được cổ phần hóa triệt để bằng việc mời gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia nắm giữ cổ phần chi phối và nhà nước không nắm giữ cổ phần; Nhiều loại hình doanh nghiệp công ích được cổ phần hóa; Tốc độ cổ phần hóa diễn ra nhanh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu DNNN: Đã đến lúc cắt "cái đuôi" của lợi ích nhóm
Tái cơ cấu DNNN: Đã đến lúc cắt "cái đuôi" của lợi ích nhóm

VOV.VN - Một số DN còn mang dáng dấp thời bao cấp, muốn giảm biên chế cũng không xong vì đụng đến con anh A,  cháu bị B.

Tái cơ cấu DNNN: Đã đến lúc cắt "cái đuôi" của lợi ích nhóm

Tái cơ cấu DNNN: Đã đến lúc cắt "cái đuôi" của lợi ích nhóm

VOV.VN - Một số DN còn mang dáng dấp thời bao cấp, muốn giảm biên chế cũng không xong vì đụng đến con anh A,  cháu bị B.

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng
Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

VOV.VN - Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN, nếu làm ăn chỉ đủ trả lãi vay thì không có hiệu quả.

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

VOV.VN - Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN, nếu làm ăn chỉ đủ trả lãi vay thì không có hiệu quả.

Gỡ “nút thắt” để tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả DNNN
Gỡ “nút thắt” để tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả DNNN

VOV.VN - Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN.

Gỡ “nút thắt” để tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả DNNN

Gỡ “nút thắt” để tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả DNNN

VOV.VN - Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN.

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập
Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

Ông Vũ Khoan: Nhiều DNNN do độc quyền nên không muốn hội nhập

VOV.VN -Đánh giá này được nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu tại hội thảo về 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đang diễn ra tại Quảng Ninh.

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa
Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, điểm tắc này nằm ở chỗ chưa xác định được "thu nhập khác" của người lao động để đưa vào đóng BHXH

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

Còn “nghẽn” trong thực thi tiền lương trong DNNN và DNNN cổ phần hóa

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, điểm tắc này nằm ở chỗ chưa xác định được "thu nhập khác" của người lao động để đưa vào đóng BHXH