Luật Cạnh tranh sẽ ngăn doanh nghiệp “bắt tay” tạo thế độc quyền?

VOV.VN - Theo Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), các doanh nghiệp "bắt tay" cản trở DN khác tham gia thị trường hoặc kiểm soát cung cầu, giá cả... đều bị xử lý.

Chiều 24/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Điểm mới trong dự luật sửa đổi là không quy định cụ thể về thị phần kết hợp của các doanh nghiệp (DN) tập trung kinh tế như trước. Ngưỡng thị phần sẽ do Chính phủ quy định và có thể thay đổi cho phù hợp với sự phát triển kinh tế từng thời kỳ.

Hiểu đơn giản là hiện nay, các DN mua bán, sáp nhập như vụ Uber, Grab vừa qua, nếu thị phần hợp lại chiếm trên 50% phải thông báo trước với cơ quan cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: KT)

Dự luật dành riêng một chương quy định chi tiết về việc lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường. Một doanh nghiệp được coi là có vị trị thống lĩnh nếu chiếm 30% thị phần; với nhóm 2 doanh nghiệp, thị phần vượt trên 50%, 3 DN chiếm 65% thị phần hoặc 4 DN chiếm 75% thị phần. Các nhóm này nếu bắt tay với nhau gây ra những hành động cản trở DN khác tham gia thị trường hoặc kiểm soát cung cầu, giá cả trên thị trường đều bị xử lý.

Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh thị trường có thể mua lại hoặc kết hợp với bất kỳ doanh nghiệp nào khác để trở thành thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường, dẫn đến nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Nếu ngưỡng thông báo tập trung kinh tế chỉ căn cứ vào doanh thu, giá trị tài sản của doanh nghiệp đối với ngành nghề tham gia tập trung kinh tế sẽ không kiểm soát được việc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp có năng lực tài chính và sức mạnh thị trường. Mặt khác, trong hầu hết các trường hợp tập trung kinh tế hỗn hợp, giao dịch sẽ bao gồm toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Hình thức này ngày càng phổ biến cần phải kiểm soát do các doanh nghiệp tham gia đều là các doanh nghiệp lớn và có sức mạnh thị trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ.

Một điểm đáng lưu ý trong Dự luật là đã mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam, có nghĩa ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở ở Việt Nam mà có hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn bị xử lý nếu hành vi đó có tác động đáng kể tới thị trường trong nước.

Một số hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm:

Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc yêu cầu khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao phải sửa Luật Cạnh tranh?
Vì sao phải sửa Luật Cạnh tranh?

VOV.VN - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, một số nội dung của Luật Cạnh tranh không còn phù hợp…

Vì sao phải sửa Luật Cạnh tranh?

Vì sao phải sửa Luật Cạnh tranh?

VOV.VN - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, một số nội dung của Luật Cạnh tranh không còn phù hợp…

Dự thảo Luật cạnh tranh: Cần có cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập
Dự thảo Luật cạnh tranh: Cần có cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập

VOV.VN - Điều này đảm bảo tính khách quan trong điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh cũng như bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Dự thảo Luật cạnh tranh: Cần có cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập

Dự thảo Luật cạnh tranh: Cần có cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập

VOV.VN - Điều này đảm bảo tính khách quan trong điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh cũng như bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần phù hợp với thông lệ quốc tế
Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần phù hợp với thông lệ quốc tế

VOV.VN - Luật cần đáp ứng với những giao dịch lớn được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới thị trường Việt Nam.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần phù hợp với thông lệ quốc tế

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần phù hợp với thông lệ quốc tế

VOV.VN - Luật cần đáp ứng với những giao dịch lớn được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới thị trường Việt Nam.

Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh
Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh

VOV.VN - Để bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về cạnh tranh phải xây dựng cơ quan cạnh tranh chuyên nghiệp, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh

Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh

VOV.VN - Để bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật về cạnh tranh phải xây dựng cơ quan cạnh tranh chuyên nghiệp, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ.

Vụ Grab mua Uber Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh
Vụ Grab mua Uber Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh

VOV.VN -Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. 

Vụ Grab mua Uber Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh

Vụ Grab mua Uber Việt Nam có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh

VOV.VN -Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%.