Hậu Giang vào mùa thu hoạch cá trên ruộng

VOV.VN - Sau hơn 3 tháng “ăn theo mùa nước nổi” đem cá thả nuôi trên ruộng, hơn một tháng qua nông dân ở tỉnh Hậu Giang bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để xuống giống vụ lúa Đông Xuân.

Mùa nước nổi năm nay nước về Hậu Giang nhiều, lên ruộng sớm và cầm chân trên ruộng lâu hơn nên cá nuôi trên ruộng mau lớn do có nguồn thức ăn dồi dào. Bên cạnh đó, cá vừa thu hoạch cũng được thương lái thu mua với giá tăng xấp xỉ gần 30% so với năm ngoái nên người nuôi rất phấn khởi. Hiện 2 loại cá được nông dân Hậu Giang thả nuôi phổ biến trên ruộng vào mùa nước nổi là các chép và cá mè được thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Riêng các loài cá khác như: Rô phi, trê vàng hay các loại cá tự nhiên như cá lóc, cá sặc cũng tăng nhẹ so với mọi năm.

Ông Trần Văn Xại ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp vừa thu hoạch cá nuôi trên diện tích ruộng gần 1ha cho biết: “Năm nào cũng thả cá hết trơn thì cũng đạt. Con cũng gần 7-8 trăm gram, cá mè lớn, mỗi con 1 ký mấy. Thả 20 kí cá giống thì bán cũng được khoảng 10 triệu".

Với hiệu quả mang lại cao nhưng chi phí đầu tư thấp, ít chịu rủi ro bởi thời tiết như sản xuất lúa vụ Thu Đông nên nhiều năm qua nông dân ở các vùng đất trũng, đất ở vùng ngoài đê bao đã bỏ hẳn vụ lúa này để thực hiện mô hình nuôi cá trên ruộng trong mùa nước nổi. Ông Trần Bé Ba ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp cho biết, hơn 10 năm qua, năm nào cũng vậy, sau khi thu hoạch lúa Hè Thu xong, ông đều ngóng mùa nước nổi về để mua 20 ký cá giống các loại về thả nuôi trên ruộng lúa có diện tích hơn 5.000m2. Năm nay khi thu hoạch trọng lượng của mỗi con cá bình quân đạt hơn 1kg, bán hết gia đình ông thu về hơn 6 triệu đồng, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm ngoái.

Ông Trần Bé Ba cho biết thêm, ngoài có thu nhập từ vụ cá ruộng, ông còn nhẹ được chi phí cho vụ Đông Xuân tiếp theo.

“Cá này nó ăn được phân rơm, lúa này kia nọ, mình đỡ tiền thức ăn. Nó làm cho chất phù sa lên nhiều đất nó mềm, rồi lúa trúng nhẹ thuốc lắm. Mình ít xài thuốc thì cũng ô nhiễm môi trường, nguồn nước nữa, người khỏe mạnh hơn", ông Ba nói.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, năm nay toàn huyện thả nuôi được gần 4.300ha cá ruộng, vượt kế hoạch gần 1.000ha. Đến thời điểm này, một số khu vực trong huyện nông dân đã tiến hành thu hoạch cá ruộng để gieo sạ vụ lúa Đông Xuân. Hiện toàn huyện đã thu hoạch được gần 1.200ha, năng suất bình quân đạt hơn 1tấn/ha, tăng hơn 300kg/ha so với mọi năm.

Ông Trần Văn Tuấn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, với những hiệu quả về kinh tế, cải tạo đất cũng như giảm thiểu rủi ro từ yếu tố thiên nhiên, nuôi cá ruộng mùa nước nổi ở Hậu Giang đang dần khẳng định là một mô hình sản xuất lý tưởng, biết dựa vào điều kiện tự nhiên để tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thay vì bám cây lúa Thu Đông bấp bênh thường xuyên bị đổ ngã, mất mùa trong thời điểm nước lên

“Nuôi cá ruộng nó sẽ cắt đứt được nguồn bệnh ở trên lúa. Ví dụ mình làm 3 vụ lúa hàng năm thì đương nhiên đến vụ sau thì cái nguồn bệnh vẫn còn nhưng mà khi mình nuôi cá ruộng thì nó sẽ cắt đứt được nguồn lây bệnh này. Thứ hai nữa khi mình nuôi cá ruộng thì con cá nó thải ra một lượng phân rất lớn trên mặt ruộng, chính vì vậy sau khi mình thu hoạch vụ cá ruộng rồi đó, cái vụ Đông Xuân tới thì người dân giảm đi lượng phân bón. Nuôi cá ruộng tăng thu nhập hơn vụ Thu Đông rất nhiều. Ví dụ mình làm vụ Thu Đông thì khả năng rủi ro do thiên tai rất lớn, thậm chí bà con lỗ nhưng mà nuôi cá ruộng thì không bao giờ lỗ", ông nói.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, năm nay toàn tỉnh thả nuôi được hơn 13.000ha thủy sản, trong đó diện tích cá ruộng chiếm gần 9.000ha. Nuôi cá trên ruộng mùa nước nỗi không chỉ mang lại thu nhập cho nông hộ mà theo thời gian đã hình thành nét đặc trưng của vùng đất trũng Hậu Giang. Mô hình này ngoài sự thích ứng với thiên nhiên còn phản ảnh được sự liên kết của bà con nơi đây. Bởi ngoài việc cùng nhau nuôi cá hết cả quãng đồng nên hạn chế được thất thoát, đến ngày thu hoạch, bà con còn gom lại làm vần công cho nhau, cùng chia sẻ thành quả đạt được từ vụ cá ruộng, dự tính cho mùa vụ Đông Xuân tiếp theo, từ đó đã thắt chặt thêm tình làng, nghĩa xóm.

Hơn 200ha diện tích nông sản ở Hậu Giang được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

VOV.VN - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích hơn 200ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá cá thát lát sụt giảm, người nuôi cá ở Hậu Giang vẫn có lãi
Giá cá thát lát sụt giảm, người nuôi cá ở Hậu Giang vẫn có lãi

VOV.VN - Tại tỉnh Hậu Giang, các doanh nghiệp chế biến thủy sản, các thương lái đang thu mua cá thát lát để phục vụ các đơn hàng Tết. Do nguồn cung dồi dào nên giá cá thát lát hiện nay có sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái và so với cách nay hơn 1 tháng tuy nhiên người nuôi vẫn có lãi.

Giá cá thát lát sụt giảm, người nuôi cá ở Hậu Giang vẫn có lãi

Giá cá thát lát sụt giảm, người nuôi cá ở Hậu Giang vẫn có lãi

VOV.VN - Tại tỉnh Hậu Giang, các doanh nghiệp chế biến thủy sản, các thương lái đang thu mua cá thát lát để phục vụ các đơn hàng Tết. Do nguồn cung dồi dào nên giá cá thát lát hiện nay có sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái và so với cách nay hơn 1 tháng tuy nhiên người nuôi vẫn có lãi.

Hậu Giang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất vụ lúa Đông Xuân
Hậu Giang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất vụ lúa Đông Xuân

VOV.VN - Gần 1 tháng qua nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang đã tất bật xuống giống đợt 1 vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ngoài tuân thủ nghiêm lịch thời vụ để né rầy nâu, né hạn mặn, nông dân Hậu Giang còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến nhằm tăng năng suất, sản lượng của vụ lúa được xem là quan trọng nhất trong năm.

Hậu Giang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất vụ lúa Đông Xuân

Hậu Giang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất vụ lúa Đông Xuân

VOV.VN - Gần 1 tháng qua nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang đã tất bật xuống giống đợt 1 vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ngoài tuân thủ nghiêm lịch thời vụ để né rầy nâu, né hạn mặn, nông dân Hậu Giang còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến nhằm tăng năng suất, sản lượng của vụ lúa được xem là quan trọng nhất trong năm.

Giao thông mở đường cho huyện nghèo ở Hậu Giang phát triển
Giao thông mở đường cho huyện nghèo ở Hậu Giang phát triển

VOV.VN - Hàng loạt công trình giao thông nông thôn được triển khai, tạo động lực cho huyện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Cơ hội càng mở ra cho huyện nghèo vùng sâu này khi 2 tuyến cao tốc đi qua địa bàn đang dần hình thành.

Giao thông mở đường cho huyện nghèo ở Hậu Giang phát triển

Giao thông mở đường cho huyện nghèo ở Hậu Giang phát triển

VOV.VN - Hàng loạt công trình giao thông nông thôn được triển khai, tạo động lực cho huyện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Cơ hội càng mở ra cho huyện nghèo vùng sâu này khi 2 tuyến cao tốc đi qua địa bàn đang dần hình thành.