Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế
VOV.VN - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, bất chấp những mâu thuẫn thương mại gần đây.
"Khu vực châu Á- Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, bất chấp những mâu thuẫn thương mại gần đây. Có đến 75% nhìn thấy tiến triển trong việc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng, mặc dù ở tốc độ chậm."- đây là thông tin kết quả khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC thường niên lần thứ 8” do PWC- một công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới thực hiện được công bố sáng nay (8-/11), tại thành phố Đà Nẵng Trung tâm báo chí APEC.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với PWC công bố kết quả đúng dịp Hội nghị Thương đỉnh doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit 2017) đang diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc khảo sát đã phản ánh góc nhìn của hơn 1.400 lãnh đạo Doanh nghiệp APEC (CEO) và các chuyên gia đầu ngành của 21 nền kinh tế thành viên APEC về triển vọng tăng trưởng, các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.
Theo đó, có đến 37% các lãnh đạo Doanh nghiệp APEC nói rằng họ "rất lạc quan" về triển vọng tăng trưởng doanh thu trong 12 tháng tới, so với 28% trong năm 2016. 63% mong đợi quy mô kinh doanh toàn cầu của họ sẽ được mở rộng trong ba năm tới.
Theo đó, khu vực châu Á- Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, bất chấp những mâu thuẫn thương mại gần đây. Phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy tiến triển trong việc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng, mặc dù ở tốc độ chậm. Những nền kinh tế thu hút đầu tư nội địa lớn nhất sẽ là Việt Nam, Nga, Philippines, Indonesia và Malaysia.
Mặt khác, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ và Thái Lan là những điểm đến hàng đầu của các lãnh đạo doanh nghiệp APEC khi đầu tư ra nước ngoài. 89% lãnh đạo doanh nghiệp Malaysia và 86% lãnh đạo doanh nghiệp của Việt Nam mong muốn mở rộng toàn cầu.
Ông Sridharan Nair, Lãnh đạo cấp cao khu vực của PWC tại Mai laysia và Việt Nam nhận định: "Điều này cho thấy sự quan tâm của các CEO tới nền kinh tế Việt Nam nhờ có sự tăng trưởng kinh tế, các yếu tố về dân số, sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được trong năm ngoái và tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo. Đông Nam Á hiện nay là đầu mối cho sự đầu tư và và các nước Đông Nam Á khác trong đó có Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ mối quan tâm đầu tư này. Điều thứ hai là đầu tư trong nước, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới cơ hội tăng trưởng đầu tư trong nước ở Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn cũng đã bắt đầ đã tìm kiếm cơ hội đầu ra nước ngoài."
Các Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC ngày nay lạc quan hơn so với hai năm về trước. Họ chuẩn bị điều chỉnh phương thức hoạt động ở nước ngoài trong bối cảnh bấp bênh của môi trường thương mại và đầu tư, nhưng họ không hề có ý định rút lui khỏi nền kinh tế đa phương. Khu vực này dự kiến sẽ vượt xa GDP toàn cầu và các CEO tiếp tục tin rằng các nền kinh tế APEC đang dần trở nên gắn kết hơn về mặt kinh tế.
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PWC Việt Nam cho biết: "Cuộc khảo sát trong 107 thì các CEO họ hoạt động rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung 92% các CEO đất đều nhìn thấy tiềm năng phát triển doanh thu lợi nhuận và hơn 70% các nhà đầu tư lớn có kế hoạch và muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam./.
Nhất trí trình lãnh đạo kinh tế APEC chiến lược định hướng hợp tác dài hạn
APEC 2017 kiên định mục tiêu Bogor và vai trò kết nối của Việt Nam
APEC 2017 sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung
Điểm danh một số tỷ phú và lãnh đạo tập đoàn lớn sẽ tới dự APEC
ABAC: Dấu ấn của APEC Việt Nam