Người Sê đăng ở Kon Tum làm cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả cao

VOV.VN - Với mô hình cánh đồng mẫu lớn, bà con dân tộc thiểu số Sê đăng ở Kon Tum đang giàu lên từ mảnh đất của mình.

Năm 2017 vừa qua, bà con dân tộc thiểu số Sê đăng ở hai huyện Kon Rẫy và Kon Plông của tỉnh Kon Tum có bước ngoặt quan trọng trong lao động sản xuất. Với việc hình thành những cánh đồng mẫu lớn, cùng nhau trồng ngô lấy thân bán cho doanh nghiệp chăn nuôi gia súc, lợi nhuận mà người dân thu được cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng sắn.

Cánh đồng mẫu lớn trồng ngô lấy thân của người dân làng Kon Vi Vàng, xã Đăk Tờ Lùng.

Được chính quyền xã Đăk Tờ Lùng, huyện Kon Rẫy vận động, tháng 4/2017 gia đình anh A Đế, nhà ở làng Kon Vi Vang góp 2 sào đất cùng 6 hộ dân trong làng, và 5 hộ làng Kon Măng Tu làm cánh đồng lớn rộng 8ha trồng ngô lấy thân bán cho doanh nghiệp nuôi gia súc.

Nhờ sản xuất trên cánh đồng lớn, chi phí giảm nhiều lại được doanh nghiệp hỗ trợ máy làm đất, giống ngô, kỹ thuật trồng và phân bón nên anh A Đế và những hộ dân khác rất phấn khởi. Chỉ sau 75 ngày xuống giống, vụ thu hoạch đầu tiên đến với bà con.

Dù năng suất vụ đầu còn khiêm tốn, chỉ khoảng 30 tấn/ha song với giá doanh nghiệp thu mua 730 đồng/kg ngay tại ruộng, mỗi ha người dân cũng thu được trên 21 triệu đồng.

Nhận thấy tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn có nhiều cái lợi, như dễ được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, kênh mương thủy lợi; được doanh nghiệp hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật; sản xuất tập trung dễ quản lý, bảo vệ; sản phẩm làm ra doanh nghiệp đến tận chân ruộng thu mua... Anh A Gung, làng Kon Măng Tu, xã Đăk Tờ Lùng cho biết, giờ thì 98 hộ dân trong làng hộ nào cũng muốn tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn.

Đến hết năm 2017 trong vùng người Sê đăng ở hai huyện Kon Rẫy và Kon Plông của tỉnh Kon Tum đã hình thành được nhiều cánh đồng mẫu lớn trung bình từ 7 đến trên 10ha.

Thực tế cho thấy tại các xã, như Măng Bút, Ngọc Tem, xã Hiếu của huyện Kon Plông; Đăk Tờ Lùng của huyện Kon Rẫy, hiệu quả kinh tế người dân thu được từ việc trồng ngô lấy thân bán cho doanh nghiệp chăn nuôi gia súc cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng sắn.

Chỉ cần mỗi ha cho năng suất từ 25 đến 35 tấn  cây, mỗi năm sản xuất 3 vụ người dân có thu nhập khoảng 70 triệu đồng. Đây là mức thu nhập vượt trội so với các loại cây khác mà người Sê đăng đang trồng.

Ông Đỗ Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tờ Lùng, huyện Kon Rẫy cho biết, mô hình cánh đồng lớn đang có sức lan tỏa rất lớn trong các thôn làng của người Sê đăng.

“Nhiều hộ dân đã đăng ký với UBND xã tham gia vào mô hình dự án này để xóa đói, giảm nghèo. Trong kế hoạch năm 2018 trên tất cả diện tích đất đai hoang hóa chúng tôi sẽ vận động bà con dồn điền, đổi thửa để làm sao đưa cánh đồng lớn vào trong nhân dân để từ đó người ta tạo điều kiện giúp nhau vần công, đổi công giúp nhau phát trển sản xuất”, ông Linh cho biết.

Yếu tố quan trọng để người Sê đăng ở tỉnh Kon Tum tích cực xây dựng và bước đầu thành công với những cánh đồng mẫu lớn là có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp.

Việc Công ty Dược liệu và Thực phẩm Măng Đen, và tới đây là nhiều Công ty, doanh nghiệp khác cam kết bao tiêu sản phẩm lâu dài, hỗ trợ công cày, giống, vốn, kỹ thuật giúp người dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó chính quyền địa phương đã thực hiện tốt vai trò là nhịp cầu nối giúp doanh nghiệp và người dân giữ mối liên kết chặt chẽ.

Ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum, cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền cho bà con nhận thức liên kết giữa hộ gia đình để hình thành nhóm hộ và liên kết với doanh nghiệp. Làm gì thì làm cũng phải có doanh nghiệp tham gia để hình thành chuỗi giá trị. Doanh nghiệp hỗ trợ từ đầu trong việc hỗ trợ giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và sẽ tổ chức tiêu thụ cho bà con. Trên cơ sở có thể hình thành Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã để cùng với doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị này”.   

Việc người Sê đăng ở nhiều xã thuộc hai huyện Kon Rẫy, Kon Plông của tỉnh Kon Tum trong năm 2017 vừa qua đã hình thành được những cánh đồng mẫu lớn vừa giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững vừa phát huy được tinh thần đoàn kết cộng đồng của bà con.

Bên cạnh đó khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu về giống, vốn, kỹ thuật; yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ thành công mô hình cánh đồng lớn trồng ngô lấy thân bán cho doanh nghiệp nuôi gia súc của người Sê đăng, tỉnh Kon Tum đang nhân rộng mô hình này và tiếp tục triển khai một số mô hình khác, như cánh đồng lớn trồng dược liệu, lúa đặc sản... Đây là bước ngoặt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của người Sê đăng nói riêng và của tỉnh Kon Tum nói chung./.

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ cây mía

VOV.VN - Nhờ gắn bó với cây mía, đời sống của nhiều hộ dân ở Sơn La đã thêm khấm khá, ổn định. Không ít hộ làm giàu được từ chính cây mía.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm giàu từ nuôi gà trống thả đồi bán dịp Tết
Làm giàu từ nuôi gà trống thả đồi bán dịp Tết

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người chăn nuôi gà đồi ở xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) đang dồn sức chăm sóc chuẩn bị phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Làm giàu từ nuôi gà trống thả đồi bán dịp Tết

Làm giàu từ nuôi gà trống thả đồi bán dịp Tết

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người chăn nuôi gà đồi ở xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) đang dồn sức chăm sóc chuẩn bị phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ cây mía
Nông dân Sơn La làm giàu nhờ cây mía

VOV.VN - Nhờ gắn bó với cây mía, đời sống của nhiều hộ dân ở Sơn La đã thêm khấm khá, ổn định. Không ít hộ làm giàu được từ chính cây mía.

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ cây mía

Nông dân Sơn La làm giàu nhờ cây mía

VOV.VN - Nhờ gắn bó với cây mía, đời sống của nhiều hộ dân ở Sơn La đã thêm khấm khá, ổn định. Không ít hộ làm giàu được từ chính cây mía.

Cam ruột đỏ - cây tiềm năng giúp nông dân Đồng Tháp làm giàu
Cam ruột đỏ - cây tiềm năng giúp nông dân Đồng Tháp làm giàu

VOV.VN - Nông dân Đồng Tháp đã trồng thử nghiệm thành công cây cam Cara (hay cam ruột đỏ). Đây được xem là loại cây tiềm năng phát triển của vùng đất này.

Cam ruột đỏ - cây tiềm năng giúp nông dân Đồng Tháp làm giàu

Cam ruột đỏ - cây tiềm năng giúp nông dân Đồng Tháp làm giàu

VOV.VN - Nông dân Đồng Tháp đã trồng thử nghiệm thành công cây cam Cara (hay cam ruột đỏ). Đây được xem là loại cây tiềm năng phát triển của vùng đất này.

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm

VOV.VN - Nhờ áp dụng công nghệ cao, tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước.

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao nuôi tôm

VOV.VN - Nhờ áp dụng công nghệ cao, tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước.