Người Trung Quốc thích nhiều đặc sản của Việt Nam

VOV.VN -Để thu hút các DN nước ngoài, đặc biệt là DN Việt Nam đầu tư thương mại, Trung Quốc đã có nhiều chính sách ưu đãi.

Từ tháng 10/2012, Trung Quốc thay đổi chính sách thu hút đầu tư vào Đông Hưng. Theo đó, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có DN Việt Nam muốn đầu tư vào Đông Hưng thì không cần phải tìm một đối tác địa phương như trước kia nữa. Thay đổi tích cực này đã thu hút ngày càng nhiều DN Việt Nam sang Trung Quốc đầu tư làm ăn. Chỉ riêng khu Kinh tế thương mại Đông Hưng, số doanh nghiệp Việt Nam tìm đến làm ăn trong 1 năm qua đã tăng gấp rưỡi so với trước kia.

Cơ hội để hàng Việt Nam vào sâu nội địa Trung Quốc

Khu trung tâm dịch vụ thương mại chợ biên giới Đông Hưng (Trung Quốc), giáp Móng Cái, không quá sầm uất như các khu thương mại bán lẻ. Thế nhưng lượng xe khổ lớn, xe container qua lại khu kinh tế này cũng đủ thấy lượng hàng hóa từ Việt Nam đi vào thị trường Trung Quốc qua Đông Hưng nhiều đến mức nào.

Chị Lù Thị Mụt trao đổi với phóng viên VOV về tình hình kinh doanh

Khi biết thông tin Chính phủ hai nước Việt Nam-Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường, xây dựng thí điểm Khu kinh tế thương mại tại Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc), chị Lù Thị Mụt - ở Móng Cái đã sang Trung Quốc kinh doanh. Gian hàng của chị chuyên bán và giới thiệu các đặc sản truyền thống của quê hương Việt Nam như bánh đậu xanh, cà phê G7, mít sấy…

Theo đánh giá của chị Lù Thị Mụt, thị trường mở rộng nên rất thuận lợi cho hai bên qua lại buôn bán. Chị Mụt sang đầu tư làm ăn tại Đông Hưng đã được hơn 1 năm. Năm đầu tiên làm ăn tại đây, chị được miễn hoàn toàn các khoản chi phí thuê nhà, điện nước… Bắt đầu từ năm nay Ban quản lý Khu kinh tế thương mại mới bắt đầu thu phí, khoảng 1.500 nhân dân tệ/tháng, bao gồm cả điện, nước.

“Tôi thấy hài lòng với công việc kinh doanh hiện nay vì tôi có thêm nhiều khách hàng mới. Vui nhất là những sản phẩm của Việt Nam được quảng bá sâu rộng ở Trung Quốc” – chị Mụt nói.

Ngoài ra, khi nói về mối quan hệ với các bạn hàng người Trung Quốc, chị Mụt nhận xét: “Người Trung Quốc ở khu thương mại này rất thân thiện. Nếu có gì mình không hiểu thì họ sẽ giúp đỡ rất nhiệt tình”.

Ngoài những người Việt Nam sang Đông Hưng đầu tư kinh doanh, buôn bán cũng có nhiều người Trung Quốc đến Trung tâm thương mại này để làm văn phòng đại diện cho các công ty của Việt Nam. Cụ thể như anh Lâm Vũ Chương – đại diện cho thương hiệu Vinamit mở tại Đông Hưng. Anh Chương cho biết, thị trường chủ yếu của anh là ở Quảng Châu và miền Bắc Trung Quốc. Văn phòng ở Đông Hưng đóng vai trò như trạm trung chuyển hàng hóa. Hàng được chuyển từ Sài Gòn, đi đường biển đến Hải Phòng và chuyển về Đông Hưng. Mỗi tháng, thông qua văn phòng này, Vinamit bán được khoảng 20 container mít sấy khô.

Theo các chủ cửa hàng kinh doanh ở khu kinh tế thương mại, việc kinh doanh tại đây diễn ra khá thuận lợi. Người bán hàng chỉ viết hóa đơn, không thu tiền tại quầy mà có một bộ phận thu ngân riêng tại trung tâm thanh toán. Khi lên hàng hoặc xuống hàng nếu không kịp bốc dỡ thì Ban quản lý khu thương mại hỗ trợ; hàng hóa nhập về nếu chưa bán được thì lại có kho để hàng.

Chính sách vừa “mềm”, vừa “chặt”

Khu kinh tế thương mại Đông Hưng được chia thành 4 khu trọng tâm: khu đặc sản của Việt Nam (như cà phê, mít khô…); khu nông sản, hải sản đông lạnh và hải sản tươi sống. Hiện có khoảng 96 gian hàng của người Việt Nam ở đây. Từ khi Đông Hưng thực hiện chính sách mở cửa thì số lượng doanh nghiệp Việt Nam đến kinh doanh ở đây tăng lên rất nhiều.

Phía ngoài của khu 

Theo số liệu thống kê Hải quan, từ năm 2003 đến nay, kim ngạch mậu dịch qua các cửa khẩu Đông Hưng tăng trưởng tương đối nhanh. Gần đây, nhiều doanh nghiệp thương mại Việt Nam, Trung Quốc đã đổ về cửa khẩu Đông Hưng triển khai nghiệp vụ mậu dịch chuyển khẩu. Khu kinh tế thương mại Đông Hưng đi vào hoạt động đã tạo động lực cho tăng trưởng thương mại biên giới hai nước.

Theo ông Hứa Thắng – Chủ nhiệm Văn phòng quản lý và cung cấp dịch vụ Khu thương mại Đông Hưng: Ban quản lý muốn tạo dựng môi trường để thu hút các DN Việt Nam đến đây đầu tư. Đây cũng là con đường để hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ngày càng phát triển. Chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ logistic và các chính sách ưu đãi thuế cho DN Việt Nam. Còn hàng hóa nếu gặp khó khăn trong bốc dỡ thì Ban quản lý luôn có một đội xe giúp đỡ doanh nghiệp hai nước.

“Căn cứ vào tình hình vận chuyển hàng hóa, Ban quản lý sẽ điều chỉnh cho hợp lý về kho bãi, nhân viên bốc dỡ hàng tại cửa sông. Để đảm bảo quyền lợi của các DN đồng thời điều tiết hàng hóa, Ban quản lý sẽ căn cứ diễn biến thị trường để điều chỉnh chính sách.” – ông Hứa Thắng cho biết.

Ngoài ra, cũng theo ông Thắng, việc kiểm tra chất lượng hàng hóa của Việt Nam làm tương đối nghiêm, nếu hàng hóa kiểm tra không đạt tiêu chuẩn thì không cho phép vào thị trường Đông Hưng. Điều này cũng tạo thuận lợi cho Khu kinh tế thương mại khi kiểm tra hàng hóa thông quan.

Trung tâm thanh toán ở Đông Hưng

Về việc thanh toán tại Khu kinh tế thương mại Đông Hưng - Bà Lý Tiểu Linh – cán bộ Trung tâm thanh toán cho biết: Các hộ kinh doanh chủ yếu là của Việt Nam. Khi đến mua hàng thì sẽ viết 1 hóa đơn thanh toán trong 1-3 hoặc 7 ngày tùy thuộc vào nguồn vốn của cửa hàng, thì khách hàng Trung Quốc phải trả hết tiền cho các DN Việt Nam. Hiện tại, thì hầu hết khách hàng đến thanh toán tiền mua hàng ngay trong ngày, hầu như không có doanh nghiệp nào chây ỳ.

Để tạo điều kiện cho các DN Việt Nam, hàng ngày trung tâm thanh toán bắt đầu giao dịch từ 8h và đóng cửa lúc 14h, nhưng các DN Việt Nam có thể đến đây thanh toán sau 14h.

“Nhân viên của cửa hàng không biết tiếng Trung Quốc, không biết viết hóa đơn thì nhân viên ở Khu thương mại lại đến giúp. Việc thu tiền tại quầy thu ngân giúp việc kiểm soát dòng tiền được tốt. Chủ hàng không phải lo việc đi đòi nợ. Chỉ khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền hàng với trung tâm thì xe hàng mới được ra khỏi khu thương mại” – chị Mụt cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam-Trung Quốc sẽ cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước
Việt Nam-Trung Quốc sẽ cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước

VOV.VN -Hai nước đang hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước.

Việt Nam-Trung Quốc sẽ cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước

Việt Nam-Trung Quốc sẽ cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước

VOV.VN -Hai nước đang hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước.

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam
Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam

VOV.VN -Hiện các DN Trung Quốc đã chuyển từ quan hệ thương mại thuần túy sang đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam

VOV.VN -Hiện các DN Trung Quốc đã chuyển từ quan hệ thương mại thuần túy sang đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung
Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

VOV.VN -Giải pháp này góp phần đưa kim ngạch hai nước năm 2015 lên 60 tỷ USD, đồng thời thu hẹp nhập siêu.

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

VOV.VN -Giải pháp này góp phần đưa kim ngạch hai nước năm 2015 lên 60 tỷ USD, đồng thời thu hẹp nhập siêu.