“Ôm” ruộng, ôm buồn và ôm… nợ

VOV.VN-Cấy lúa, dù lãi hay lỗ, nông dân đều đang gánh nợ. Lối thoát cho nông dân vẫn đang khuất đâu đó, chỉ có cái nghèo đã hiện rõ.

Bài viết trước chúng tôi đã phản ánh tình trạng nhiều nông dân ở Đồng bằng Sông Hồng bỏ ruộng, muốn bán ruộng. Những tưởng vì ruộng đồng manh mún, thủy lợi kém, thu nhập từ lúa thấp… nên nông dân chán ruộng. Nhưng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có những cánh đồng cò bay mỏi cánh, vậy mà nông dân cũng ngao ngán với ruộng đồng. Chuyện không ít nông dân ở An Giang, Long An chưa bỏ ruộng nhưng đang “nghẹn nghào” vì vẫn “ôm” ruộng là thực tế.

Nợ gối nợ vì ruộng…

Vừa thu hoạch xong vụ lúa được ít ngày, bà Lê Thị Boòng (thường gọi Chín Boòng, năm nay 68 tuổi, ở số nhà 79, ấp An Lương, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang), ngồi thượt bên hiên, mắt nhìn xa xăm. Nói chuyện làm ruộng, mắt bà ngấn lệ: “Nhà tui có 30 công ruộng. Vụ Hè Thu vừa qua, vì mưa nhiều, năng suất thấp, bán hết thóc rồi mà lỗ 37 triệu đồng. Giờ thằng con út buồn quá, nó bỏ nhà đi đâu đó tìm việc làm kiếm tiền mấy bữa nay chưa thấy về”.

Gia tài nhà bà Chín Bòong hiện ngoài ngôi nhà cũ trống không, có lẽ đống tài sản giá trị là cái lò sấy thóc bỏ không và chiếc máy cày hỏng. Tất cả, theo cách nói của bà, chỉ “là đống sắt thôi, bán không ai mua, cũng chẳng làm được gì ra tiền”. 

Bà Chín Bòong bên chiếc máy cày đang phải nằm kho

Nợ nần của gia đình bà Chín Bòong không chỉ khoản lỗ 37 triệu đồng vụ vừa qua. Mấy vụ trước, thấy bà con quanh ấp vất vả chuyện phơi, sấy thóc, bà đánh liều dốc ống vốn liếng rồi vay thêm ngân hàng mấy trăm triệu về đầu tư làm máy sấy thóc, máy cày. Nhưng làm được một vụ thì máy cày hỏng, còn lò chẳng ai đến sấy. Cơ sự này vì thương lái chỉ mua lúa tươi về bán cho kho nhà máy. Nếu ai tự sấy máy cá nhân, thóc không đảm bảo chất lượng, không bán được, hoặc giá quá thấp.

Thành thử, “đống sắt” ấy giờ luôn khiến bà Chín Bòong muốn bật khóc, vì cứ thấy nó là thấy khoản nợ ngân hàng 200 triệu đồng đã đầu tư. Tất cả “cũng tại nghĩ mình nông dân, phải trông vào ruộng, bám ruộng mà sống nên bao năm tích cóp được đồng nào, tui đều bươn bải mua thêm ruộng. Giờ thì nợ gối nợ vì ruộng… Tui còn vốn liếng gì đâu, hằng ngày sống bằng tiền đi vay không à…”.

Cách đó không xa, cùng ấp An Lương, anh Tôn Long Phiến có tới 50 công ruộng. Anh Phiến tính: “Chi phí đầu vào mỗi công ruộng khoảng 2,5 triệu đồng, năng suất lúa được 5 tạ/công. Khi thu hoạch, bán thóc tính ra lỗ khoảng 500.000 đồng/công. Vốn đầu tư, tui vay từ ngân hàng mất khoảng 50 triệu đồng, giờ chịu lãi 1%. Bán hết thóc để trả, vẫn còn nợ khoảng 30 triệu đồng, đang trông vụ tới trúng mùa...”.

Không cứ gì nhà anh Phiến, bà Bòong ôm nợ vì ruộng, hầu hết các hộ gia đình làm lúa quanh khu An Lương, hầu như nhà nào cũng “dính” nợ ngân hàng chưa trả được. Anh Châu Thái (nhà ở khóm 1, tổ 2, thị trấn Tri Tôn), đang chạy xe ôm ở thị trấn, bảo: “Nhà có 7 công ruộng, mấy năm nay làm lúa không có lời. Vụ vừa qua bán được hơn 3.200 -3.500 đồng/kg, vì lúa bị đổ, khó bán. Nhà không có tiền, phải vay nợ tiền phân bón, tiền cày bừa, tiền xịt thuốc, tiền cắt… Nợ dồn từ 2 năm nay đã lên tới 30 triệu đồng, chưa trả được”.

Cả nhà anh Thái có 7 khẩu, không thể ngồi nhìn nhau mà trông chờ mấy công ruộng. Thế nên, cho con gái cả gần 20 tuổi lên TP HCM làm thuê. Anh không biết nó làm gì trên đó, chỉ thấy thỉnh thoảng nó hỗ trợ về mấy trăm ngàn. Đứa thứ hai thì đang làm thuê ở tiệm hớt tóc ngay thị trấn, kiếm được 1 triệu đồng/tháng. Mấy đứa còn lại đang đi học. Giờ hằng ngày anh Thái chạy xe ôm, cũng được khoảng 100.000 đồng/ngày. Cuộc sống cả gia đình anh trông vào nguồn thu nhập chính này. Còn nghĩ đến mấy công ruộng, anh Thái ngán ngẩm: “Đang trông chờ vụ sắp tới, nhưng lúa lại bị bệnh, xịt hoài không hết…”.

Nông dân không khá lên được…    

Rong ruổi ở An Giang, nhìn đồng lúa chỗ nào cũng thẳng cánh cò bay. Ruộng nhà nào cũng đâu ít. Làm ruộng giờ cũng cơ giới hóa phần lớn rồi. Nhưng không hiểu sao, nông dân ở đây đều giống nhau một điểm mà không ai muốn, đó là mang nợ.


Ông Trần Ngọc Phả
Với thắc mắc này của chúng tôi, ông Trần Ngọc Phả, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết: “Ở An Giang và nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân sống chủ yếu nhờ cây lúa. Giá lúa bấp bênh, xuống thấp thì ảnh hưởng đến đời sống bà con là tất nhiên”.

Giải thích căn cơ về thực trạng này, theo ông Phả, đó là do “Việt Nam xuất khẩu gạo đã trên 20 năm nay, lượng lúa gạo sản xuất ra hằng năm có tăng nhưng không có thương hiệu. Thương hiệu tạo nên giá trị, mình không có thương hiệu thì không bán được giá cao”.

Chưa dừng chân với những câu chuyện buồn cùng người làm lúa ở An Giang, chúng tôi tìm đến tỉnh Long An, cũng là một trong các vựa lúa lớn ở ĐBSCL. Những tưởng ở đây bà con sẽ khá hơn.

Theo ông Huỳnh Nông Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa. Nói đến chuyện làm ruộng, ông Nghiệp khẳng định: Với giá thu mua lúa như hiện nay, lợi nhuận bà con không đủ sống. Nếu gia đình có 4 nhân khẩu mà bám vào 1 ha đất, nếu được mùa, mỗi năm lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng, ước tính mỗi khẩu chỉ được tối đa 800.000 đồng/tháng, không đủ chi tiêu. Bà con phải đi làm công nhân, phụ hồ, bốc vác… để có thu nhập. “Với tình trạng này, nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo, không khá lên được” – ông Nghiệp khẳng định.

Cái “nghèo vẫn hoàn nghèo” như ông Nghiệp nói, trước mắt, dễ nhận thấy, đó là do giá lúa thấp quá, làm không có lãi, hoặc lãi không đủ sống. Trong khi đó, truyền thông đại chúng, rồi ở các hội nghị về nông nghiệp, về lúa gạo, người ta vẫn nghe thấy ra rả rằng, phấn đấu nông dân làm lúa có lãi 30%; rồi thì mô hình này, phương thức nọ đã được vạch ra để giúp nông dân. Vì bản thân “nông dân không thể tự túm tóc mà nâng mình lên được”- như ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (Bộ NN-PTNT) từng nói.

Câu hỏi đặt ra là thời gian qua, các công cụ hỗ trợ đó thực hiện ra sao mà làm mãi nông dân vẫn phải bán lúa giá thấp, đời sống vẫn khó, vẫn khổ? Ông Nguyễn Ngọc Rải, một nông dân 57 tuổi, cũng là Trưởng Ấp 2, xã Tân Đông, than thở: “Thương lái quyết giá bao nhiêu thì mình sẽ bán như vậy, không mặc cả được. Nếu không bán, lúa sẽ bị ế, nhà không có chỗ chứa”.

Nếu giữ lại, lúa phải được sấy, nhưng máy này nhiều tiền, nông dân không mua nổi. Mà phơi thủ công thì rất bất tiện. “Ở Ấp 2 có 2 máy sấy của tư nhân. Muốn sấy, phải đăng ký trước. Mà thương lái đăng ký sấy nhiều nên được ưu tiên trước, nông dân sấy ít, lẻ tẻ, khó đăng ký. Nếu nông dân cố chờ đến lượt sấy, lúa mọc mầm rồi. Doanh nghiệp cũng chỉ mua từ vài trăm tấn lúa, còn nông dân chỉ có vài chục tấn, doanh nghiệp không mua lẻ. Vậy nên, nông dân vẫn phải trông vào thương lái”- ông Rải kể.

Bị thương lái ép giá, tại sao bà con không đến trực tiếp các doanh nghiệp của Nhà nước để bán? Ông Rải trả lời: “Biết Nhà nước ở đâu? Có thấy họ tới nhà dân mua đâu. Chúng tôi cũng không thấy doanh nghiệp đến mua mà chỉ có thương lái”.

Vậy bà con có nghe đến việc có nhiều nơi, các doanh nghiệp liên kết, ký hợp đồng với nông dân để thu mua lúa? Ông Rải đáp: “Có nghe nói, nhưng thương lái mua không theo chủ trương Nhà nước ra. Họ đưa ra giá, nếu mình thắc mắc, họ bảo mình đi mà bán cho Nhà nước. Nông dân chúng tôi không biết kêu ai”.

Hơn nữa, theo ông Rải, “Nông dân mua thuốc, phân bón, giống, thuê cày bừa... đều nợ. Cuối vụ, phải bán trả nợ đó. Dù lời dù lỗ cũng phải bán lúa”.

Kể tình trạng của thôn, ông Rải cho biết: “Thôn tôi, đến 80% hộ gia đình vay nợ ngân hàng. Bà con phải đảo nợ liên tục, cứ trả rồi lại vay để lấy vốn làm tiếp. Mỗi vụ lúa, 30 công ruộng thì lãi 30 triệu đồng, số tiền đó để trả nợ ngân hàng còn chưa đủ chưa kể còn phải ăn, tiêu..”.

Không biết bấu víu vào đâu…

Thực tế trên cho thấy sự trớ trêu với người nông dân, vì cả ở An Giang và Long An, nông dân làm ruộng đều gánh nợ, cho dù làm lúa có lãi hay lỗ. Món nợ này không chỉ vì ruộng đồng kém hiệu quả, nó còn xuất phát từ một nguyên nhân khác.

Một mặt nông dân kêu bán lúa cho thương lái bị ép giá, không thấy bóng dáng doanh nghiệp ở đâu. Nhưng dù có doanh nghiệp, nông dân cũng chưa chắc bán cho họ. Bởi theo lời nông dân Tôn Long Phiến (ở Ấp An Lương, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang): “Có doanh nghiệp tìm đến liên kết với nông dân, nhưng tụi tôi còn ngại. Vì một số bà con làm rồi, nhưng hay bị công ty chê lúa không đạt chất lượng rồi mua giá thấp, thậm chí không cân nữa”.

Thay vì mua lúa giống, chị Loan, vợ anh Phiến thường phải tự chọn lúa để làm giống nhằm tiết kiệm chi phí

Anh Phiến cho biết thêm: “Có công ty vào mua theo giá thị trường, lại hỗ trợ phí sấy khô lúa cho bà con. Nhưng đa số bà con vẫn còn lo lúa tươi nhập vào kho, sấy xong, còn bao nhiêu lúa khô chỉ người sấy biết. Cả cái cân điện tử, cái nhiệt kế đo độ ẩm của lúa... bà con cũng không tin. Thành ra, ít nông dân liên kết với doanh nghiệp”.

Những sự không tin ấy, xét cho cùng, nó là các rủi ro phát sinh trong quá trình liên kết. Vì thế mà bà con còn lo “nếu làm cánh đồng mẫu lớn hay liên kết gì đó, bà con cũng thấy thích vì được đầu tư, đỡ vay nợ, lại được thu mua hàng. Nhưng nếu sự cố, vẫn chưa có ai trọng tài, nông dân vẫn thiệt nhất”, anh Phiến nói.

Nhưng cách nào để có trọng tài? Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An, cho rằng: “Nếu cứ sản xuất nhỏ lẻ thì phải chấp nhận bán cho thị trường tự do. Tham gia vào quy trình sản xuất quy mô lớn mới có thể tiêu thụ lớn. Mà việc này cần có trọng tài là cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu để nông dân tự đứng ra và gắn kết với nhau là khó”.

Vì theo ông Hồng, doanh nghiệp dù được giao nhiệm vụ thu mua, họ cũng không thể đi từng ruộng để mua, khi đó đương nhiên phải hình thành hệ thống thương lái. Do đó, muốn giải quyết vấn đề về thương lái, phải xuất phát từ khâu sản xuất, quy hoạch, và cần chính sách hỗ trợ cho người dân (về đầu vào) để họ gắn với việc sản xuất lớn. Hỗ trợ phải để người dân tự so sánh giữa người tham gia cánh đồng lớn có lợi gì cụ thể hơn những người sản xuất nhỏ lẻ. Nếu chỉ nói lý thuyết, người dân sẽ không tin, không làm theo.

Ông Hồng còn khẳng định “thời gian qua, người dân tự bơi là chính. Trong áp lực thị trường như hiện nay, nếu cứ để người dân làm nông nghiệp tự bơi thì càng làm càng nghèo”.

Nghe ông Hồng nói vậy, chúng tôi thấy có cơ sở, bởi bà Chín Bòong, bảo: “Xưa nay đều tự mình làm hết à, không ai hướng dẫn gì hết”. Còn anh Châu Thái cũng bảo: “Làm ruộng, chăm bón dựa vào thuốc là chính. Nhưng thấy người ta quảng cáo thuốc tốt thì mua về dùng cho ruộng. Dù thấy không có kết quả, xịt thuốc mà vẫn bệnh, nhưng vì mua chịu tiền, không dám kêu ca”.

Rõ ràng, nông dân và doanh nghiệp đều đang thiếu chỗ dựa để có thể tin tưởng mà “bắt tay” nhau. Và, trong khi những cái cần mà nông dân mong muốn chưa được đáp ứng, những đề xuất như ông Hồng nêu chưa được thực hiện, những cách làm ruộng còn “mò mẫm” kiểu may khôn thì sẽ vẫn còn những cảnh như bà Chín Bòong, như anh Châu Thái… Và cái còn mà không ai muốn là nông dân còn gánh nợ, đời sống còn khó khăn, cho dù họ có nhiều ruộng hay ít./.

Đón đọc bài 3: “Cởi trói” cho nông nghiệp từ tư duy nhà quản lý

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp
Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

Vì sao nông dân bỏ ruộng?
Vì sao nông dân bỏ ruộng?

VOV.VN -Trong tháng 8 này sẽ tổ chức khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân 

Vì sao nông dân bỏ ruộng?

Vì sao nông dân bỏ ruộng?

VOV.VN -Trong tháng 8 này sẽ tổ chức khảo sát tình trạng bỏ ruộng, trả ruộng của nông dân 

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào
Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?
Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’
Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

VOV.VN-Nội dung đột phá nhất là mỗi địa phương phải lựa chọn ngành hàng chiến lược cho mình để phát triển nông nghiệp.

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

VOV.VN-Nội dung đột phá nhất là mỗi địa phương phải lựa chọn ngành hàng chiến lược cho mình để phát triển nông nghiệp.

Nông dân bỏ ruộng: Nỗi buồn từ những miền quê
Nông dân bỏ ruộng: Nỗi buồn từ những miền quê

VOV.VN-Nhiều nhà khoa học cảnh báo, hiện tượng nông dân bỏ ruộng sẽ khiến Việt Nam mất an ninh lương thực trong tương lai gần.

Nông dân bỏ ruộng: Nỗi buồn từ những miền quê

Nông dân bỏ ruộng: Nỗi buồn từ những miền quê

VOV.VN-Nhiều nhà khoa học cảnh báo, hiện tượng nông dân bỏ ruộng sẽ khiến Việt Nam mất an ninh lương thực trong tương lai gần.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Hơn 1.000 hộ nông dân bỏ ruộng ở Thanh Hóa
Hơn 1.000 hộ nông dân bỏ ruộng ở Thanh Hóa

Tình trạng nông dân bỏ ruộng diễn ra trên địa bàn 14 xã, chủ yếu trên địa bàn 3 huyện: Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương

Hơn 1.000 hộ nông dân bỏ ruộng ở Thanh Hóa

Hơn 1.000 hộ nông dân bỏ ruộng ở Thanh Hóa

Tình trạng nông dân bỏ ruộng diễn ra trên địa bàn 14 xã, chủ yếu trên địa bàn 3 huyện: Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp
Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

VOV.VN-Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơi. 

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

VOV.VN-Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơi. 

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng
Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

VOV.VN-Thu nhập từ làm ruộng quá thấp, nông dân “cực chẳng đã” phải bỏ ruộng tìm việc mưu sinh, tương lai họ chờ “trời sinh voi sẽ sinh cỏ"...

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

Sự thật chuyện nông dân bỏ ruộng

VOV.VN-Thu nhập từ làm ruộng quá thấp, nông dân “cực chẳng đã” phải bỏ ruộng tìm việc mưu sinh, tương lai họ chờ “trời sinh voi sẽ sinh cỏ"...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước
Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm
Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp
Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

VOV.VN-Nhắm vào đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa rất giàu tiềm năng sẽ là một lối thoát quan trọng cho nông nghiệp.

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

VOV.VN-Nhắm vào đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa rất giàu tiềm năng sẽ là một lối thoát quan trọng cho nông nghiệp.

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?
Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia cho rằng, còn sản xuất manh mún, nông nghiệp Việt Nam không thể bứt phá, đời sống nông dân tiếp tục khó khăn.

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

Muốn phát triển nông nghiệp, phải tập trung đất đai?

VOV.VN-Nhiều chuyên gia cho rằng, còn sản xuất manh mún, nông nghiệp Việt Nam không thể bứt phá, đời sống nông dân tiếp tục khó khăn.