Phó TGĐ Halotel chia sẻ chiến lược kinh doanh ở thị trường nước ngoài

VOV.VN - Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh của Halotel: Khi tập thể tốt lên thì mình sẽ tốt lên, đó là một “cái tốt bền vững”.

Sau 2 năm hoạt động kinh doanh tại Tanzania (từ ngày 15/10/2015 đến ngày 15/10/2017), tháng 10/2017, Công ty Halotel được tổ chức International Bussiness Awards – Stevie awards 2017 trao 1 giải Vàng tại hạng mục “Sản phẩm hoặc dịch vụ mới tốt nhất, lĩnh vực Media & Entertainment” và 1 giải Bạc tại hạng mục “Doanh nghiệp phát triển nhanh nhất của năm”.

Đến nay, cơ sở hạ tầng của Halotel đã phủ trên 80% diện tích của Tanzania, được đánh giá là nhà mạng có tốc độ internet cao nhất và chất lượng tốt nhất tại đây. Thành công của Halotel, ngoài chiến lược kinh doanh hợp lý thì không thể không nói đến sự năng động, nhiệt huyết và sức trẻ của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Nhân dịp Halotel nhận giải thưởng, phóng viên VOV.VN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh công ty Halotel tại Tanzania, một trong 10 gương mặt trẻ xuất sắc năm 2015 và cũng là một trong những lãnh đạo trẻ về chiến lược phát triển kinh doanh tại thị trường này.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh công ty Halotel tại Tanzania

PV: Đạt 1 triệu người dùng chỉ sau 3 tháng – tốc độ phát triển nhanh nhất trên thị trường viễn thông là con số hết sức ấn tượng. Ông có thể chia sẻ một chút về chiến lược kinh doanh của Halotel?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Chính phủ Tanzania đặt ra 3 yêu cầu chính đối với các công ty viễn thông muốn đầu tư tại đây: Thứ nhất, phải phủ sóng tới tất cả các vùng sâu vùng xa, khu vực nông thôn. Thứ hai, chất lượng dịch vụ viễn thông các nhà mạng cung cấp cho người dân phải tốt, bắt kịp xu thế chung của thế giới. Thứ ba, phải ứng dụng CNTT vào các hoạt động xã hội và quản trị đất nước.

Cả 3 yêu cầu này, chúng tôi đều đáp ứng được. Khi bắt đầu sang xây dựng từ năm 2014, Halotel đã đầu tư mạng lưới hạ tầng phủ rộng toàn quốc, tới nay đã được trên 80% diện tích của Tanzania.

Ở Tanzania, chúng tôi là nhà mạng đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ thông tin. Ví dụ như dịch vụ “ví điện tử” chúng tôi có hơn 1 triệu khách hàng.  Ngoài ra, Halotel tham gia vào các dự án quản lý các phương tiện như ô tô, xe máy trên toàn quốc, được đánh giá là nhà mạng đi đầu về kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trước Halotel, cũng có nhiều đối thủ tên tuổi nhưng với chiến lược “Đầu tư nhanh trên diện rộng và đầu tư rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm cả khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa”, Halotel nhanh chóng chiếm được thị phần tại đất nước này.
 
PV: Gần đây, Halotel đang có những hoạt động gì để đẩy mạnh công nghệ thông tin cũng như viễn thông tại Tanzania, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Vừa rồi, Chính phủ Tanzania có tổ chức đấu thầu dự án cung cấp hạ tầng viễn thông công ích, chúng tôi đã được Chính phủ đánh giá cao trong việc cung cấp giải pháp, cam kết thời gian hoàn thành nên đã trúng thầu xây dựng hơn 50 trạm phủ sóng cung cấp viễn thông công ích cho người dân.

Đây là thế mạnh của chúng tôi mà những nhà mạng khác chưa làm được, do cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu của chúng tôi đã phủ rộng khắp nên rất thuận lợi để triển khai các trạm tiếp theo. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp hơn 1000 đường truyền internet miễn phí cho các cơ quan, trường học để phục vụ mong muốn phổ cập internet đến các cơ quan chính quyền, trường học và bưu điện toàn quốc. Hiện tại, chúng tôi cũng đang tham gia kết nối đường truyền cho các điểm thanh toán tiền điện.

Khu nhà ở của cán bộ Halotel tại Tanzania.
PV: Chính phủ Tanzania có tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư hay không?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Chính phủ Tanzania rất chào đón doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Chúng tôi được miễn, giảm thuế đối với các thiết bị nhập khẩu viễn thông. Ngoài ra, họ cũng có chính sách ưu đãi khác. Tuy nhiên, điều kiện kèm theo là yêu cầu doanh nghiệp phải cam kết cung cấp phủ sóng hơn 6000 ngôi làng ở đây.

Chính phủ Tanzania cũng đặt ra yêu cầu về tạo công ăn việc làm cho người dân sở tại, đó là mỗi người lao động nước ngoài khi họ cấp phép thì phải sử dụng được 10 lao động địa phương. Hiện tại, tỉ lệ này của chúng tôi cao hơn nhiều so với quy định của Chính phủ. Chúng tôi có hơn 150 người Việt sang làm tại đây nhưng sử dụng tới hơn 30.000 người Tanzania, kể cả hợp đồng lao động lẫn cộng tác viên.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ giảm nhân sự người Việt ở Tanzania, sẽ dần chuyển giao cho người bản địa. Cụ thể là năm 2018 sẽ cắt giảm một nửa nhân sự là người Việt. 

PV: Điều gì đã làm nên thành công của Halotel tại đất nước xa xôi này, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Đầu tiên là chiến lược kinh doanh. Đó là “Đầu tư cơ sở hạ tầng trên diện rộng trong thời gian ngắn, giá thành thấp trên cơ sở chi phí thấp để bình dân hóa dịch vụ di động”.

Trước đây, dịch vụ di động ở đây rất xa xỉ, khi chúng tôi sang thì dịch vụ trở nên bình dân hóa. Ngoài ra, chúng tôi có quan điểm: “Kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm xã hội”. Chẳng hạn, chúng tôi tài trợ xã hội cho các trẻ em bệnh đầu to; cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, các trường học; xây dựng trạm viễn thông công ích;... Bởi thế chúng tôi đã tạo được niềm tin với Chính phủ và người dân nơi đây.

Họ đánh giá rất cao thương hiệu Halotel, bởi chúng tôi đã mang đến cho họ dịch vụ chất lượng tốt với giá cả phải chăng. Nhìn chung, chúng tôi mang sứ mệnh đồng hành cùng đất nước Tanzania.

PV: Là một 1 trong những lãnh đạo trẻ, xin ông chia sẻ kinh nghiệm của mình?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Lãnh đạo trẻ cũng có những cái lợi nhất định. Đó là sự nhanh nhẹn, năng nổ, nhiệt huyết và sáng tạo. Với tinh thần đó họ sẽ mong muốn được cống hiến thật nhiều, sẽ có nhiều thứ chờ đợi ở tương lai.

Trước khi sang bên này, tôi có suy nghĩ là mình đang làm trong một Tập đoàn toàn cầu, việc ra đi xây dựng thị trường mới góp phần nhỏ bé của mình trong sự thành công cho Tập đoàn cũng là đóng góp thành công cho đất nước.

Chính vì vậy, tôi quyết định bước vào sự nghiệp đầu tư ở nước ngoài, sự nghiệp toàn cầu hóa của chính cá nhân mình. Với tôi, khi lãnh đạo giao trọng trách cho mình nghĩa là tổ chức đã tin tưởng mình. Vì thế, mình phải thật cố gắng để không phụ lòng tin của họ. Tôi nghĩ, để có thành công thì trong công việc ngoài kiến thức chuyên môn tốt, phải luôn cố gắng hết mình và có sự sáng tạo mang dấu ấn cá nhân.

Ngoài ra, lãnh đạo thường xuyên trao đổi công việc, gợi mở các hướng giải quyết công việc với đồng nghiệp thì không khí làm việc trong tập thể sẽ hòa đồng hơn, dễ truyền cảm hứng hơn, mọi người không còn cảm thấy cứng nhắc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
 
PV: Ông có lời khuyên nào cho lớp trẻ?

Ông Nguyễn Văn Sơn: Điểm mạnh của giới trẻ là tư duy nhạy bén. Chính vì vậy, đây là ưu thế của thế hệ cán bộ trẻ khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, mọi người nên nắm bắt cơ hội này để phát triển.

Trong công việc thì hãy sáng tạo, cống hiến, làm hết trách nhiệm và bằng cái tâm của mình. Trong một tập thể thì hãy nghĩ tới người khác trước khi nghĩ tới mình. Bởi vì khi tập thể tốt lên thì mình sẽ tốt lên, đó là một “cái tốt bền vững”.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ
Tăng cường giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN -Từ ngày 7-12/9/2017, đoàn Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) do Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn dẫn đầu đã thăm làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tăng cường giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

Tăng cường giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN -Từ ngày 7-12/9/2017, đoàn Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) do Tổng Giám đốc Vũ Thanh Sơn dẫn đầu đã thăm làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Orban Viktor và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Hungary.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Orban Viktor và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam Hungary.

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường
Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường

VOV.VN - Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, nhưng DN vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác.

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường

VOV.VN - Dù Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, nhưng DN vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác.