Sở hữu chéo trong ngân hàng: Phải minh bạch thông tin về cổ đông

VOV.VN -Thời gian qua, NHNN đã xử lý rất nhiều cặp sở hữu chéo nhưng vẫn còn vài cặp sở hữu chéo nữa đang tiếp tục được xem xét xử lý.

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được đặt ra vào năm 2012. Lúc đó, tình hình hệ thống ngân hàng đang rất khó khăn và đe dọa đến an toàn hệ thống, một số ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Tình trạng không chấp hành luật pháp của một số ngân hàng diễn ra phổ biến: tranh giành nhau trên thị trường, không công bằng, đẩy lãi suất lên rất cao. Cho nên tái cơ cấu là yêu cầu cấp thiết đặt ra với hệ thống ngân hàng. Nên khi đó, chúng ta mới đề ra đề án tái cơ cấu chính các ngân hàng và cho đến nay chúng ta đã loại bỏ ra khỏi hệ thống 7 trong số 40 ngân hàng.

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân trao đổi với báo chí về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay.

PV: Sau hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống các TCTD, ông đánh như thế nào về các kết quả đã đạt được?

Ông Trần Hoàng Ngân: Đây là một thành công lớn, đảm bảo ổn định của hệ thống. Đồng thời, đảm bảo khả năng chi trả, tính kỷ luật trong hệ thống ngân hàng đã được nâng lên rất nhiều.

Cùng với quá trình tái cơ cấu, chúng ta đã làm cho thị trường minh bạch hơn và công tác thanh tra giám sát đã được đặt lên trọng tâm. Do đó, trong thời gian qua cơ quan thanh tra liên tục thanh tra giám sát các ngân hàng. Qua đó đã kiểm soát đặc biệt và hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho một số ngân hàng yếu kém.

Khi thanh tra kiểm tra và phát hiện những sai phạm, NHNN mạnh dạn áp dụng những biện pháp mạnh.

PV: Cùng với quá trình tái cơ cấu ngân hàng, đó là chúng ta xử lý nợ xấu. Ông đánh giá như thế nào về quá trình này?

Ông Trần Hoàng Ngân: Cho đến nay, chúng ta đã xử lý được trên 200.000 tỷ đồng nợ xấu, phần lớn là từ việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại. Tức là chúng ta đã yêu cầu người cho vay phải chịu trách nhiệm trước tiên về các khoản nợ và đã phải hy sinh lợi nhuận.

Do vậy, những kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu đã đạt được trong bối cảnh nhất định. Hiện nợ xấu ngoại bảng còn hơn 160.000 tỷ đồng và 300.000 tỷ nợ xấu không chuyển nhóm nợ. Cho nên nợ xấu vẫn ở mức cao. Vì vậy, chúng ta đòi hỏi quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải đặt trong tổng thể tái cơ cấu của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phục hồi, khả năng trả nợ của người dân tăng lên, thị trường bất động sản ấm lên… thì quá trình xử lý tài sản thế chấp cầm cố sẽ diễn ra dễ dàng.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, nợ xấu liên quan đến sở hữu chéo, lợi ích nhóm. Tuy nhiên, vấn đề này lại được xử lý không mấy hiệu quả trong thời gian qua?

Ông Trần Hoàng Ngân: Thực tế, xử lý sở hữu chéo không phải là vấn đề đơn giản, không phải chéo đơn thuần mà “thắt” lại với nhau, thậm chí, còn “thắt” đúng luật. Cho nên chúng ta phải hoàn thiện thể chế để quản lý được nhóm cổ đông, những người có liên quan trong ngân hàng. Thể chế phải minh bạch để những người tham gia còn tin tưởng được.

Thực ra, những cặp sở hữu chéo vừa qua đã được xử lý rất nhiều chứ không phải không xử lý. Có nhiều ngân hàng đã được hợp nhất, sáp nhập nhưng vẫn còn vài cặp sở hữu chéo nữa. Hiện có 2 cặp đã có chủ trương như Sacombank – Westernbank, MaritimeBank – Mekongbank. Trong thời gian tới ta hoàn thiện thể chế để xử lý những cái “thắt” trong sở hữu chéo, những lũng đoạn trong sở hữu chéo. Không phải tất cả sở hữu chéo đều là tiêu cực.

PV: Vậy làm thế nào để xử lý được những tiêu cực trong sở hữu chéo, thưa ông?

Ông Trần Hoàng Ngân: Luật phải rõ để có thể thanh tra, kiểm tra được cái nào vi phạm, cái nào không vi phạm, kiểm tra được nhóm cổ đông, phải đảm bảo được tính minh bạch.

Thời gian qua, khi thanh tra NHNN đi thanh tra hệ thống ngân hàng, cứ thấy cái nào là đặt lên bàn rồi.

Ví dụ như Ủy ban kinh tế cùng với đoàn giám sát của NHNN đã thấy được những sở hữu chéo, cái nào tiêu cực thì phải xử lý. Vì đây là vấn đề bình thường, ví như ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng Việt Nam, đó chính là sở hữu chéo. Đây là những sở hữu chéo bình thường, còn những cái chéo tiêu cực làm cho vốn điều lệ của ngân hàng nở phồng lên nhưng lại không phải là vốn thực, đó là tiêu cực, hay là những khoản cho vay qua lại với nhau để che giấu khoản nợ thực, đó là tiêu cực.

PV: Vậy luật pháp cần phải có những qui định cụ thể như thế nào để quản lý được sở hữu chéo, thưa ông?

Ông Trần Hoàng Ngân: Hiện nay, đang cụ thể hóa Luật của các TCTD về vấn đề quản lý các cổ đông. Yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán và minh bạch thông tin về các quan hệ cổ đông của ngân hàng, và ngân hàng quản lý. NHNN đang hoàn thiện các lĩnh vực pháp lý.

NHNN đã biết những cặp sở hữu chéo, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đã biết nên xử lý những gì mình cần xử lý, có nghĩa chỉ xử lý những sở hữu chéo có tính tiêu cực.

PV: Nhưng vấn đề niêm yết hiện NHNN chỉ mới yêu cầu chứ chưa bắt buộc, thưa ông?

Ông Trần Hoàng Ngân: Trong thời gian tới, niêm yết sẽ là yêu cầu bắt buộc, vấn đề là niêm yết ở sàn nào thôi. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong quá trình tái cơ cấu, do những ngân hàng đang hợp nhất, sáp nhập cần phải làm kiểm toán để minh bạch thông tin rồi mới có thể niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời gian tới, để huy động vốn, ngân hàng buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán.

PV: Theo cách hiện nay, chúng ta đang để ngân hàng lớn tham gia tái cơ cấu ngân hàng nhỏ. Như vậy có hơp lý không, thưa ông?

Ông Trần Hoàng Ngân: Hiện nay chúng ta sử dụng rất nhiều công cụ để tái cơ cấu. Trong đó, có việc NHNN thông qua các ngân hàng quốc doanh để hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Mục tiêu của chúng ta là phải đảm bảo an toàn hệ thống, cho nên khi thấy có ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì NHNN cùng với một ngân hàng quốc doanh hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng đó. Sau đó là chuyển hóa dần, thậm chí là quốc hữu hóa. Những bước đi của các nước cũng như vậy.

Chúng ta mới khởi động quá trình này từ Quyết định 339 của TTCP tháng 2/2013. Như vậy cho đến nay mới được 1,5 năm đã có thành công bước đầu. So với sự mong đợi của mình thì nó còn thấp.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc chỉ đạo các NH chủ động xử lý sở hữu chéo
Thống đốc chỉ đạo các NH chủ động xử lý sở hữu chéo

VOV.VN - Tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện các giải pháp tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng 12-14%.

Thống đốc chỉ đạo các NH chủ động xử lý sở hữu chéo

Thống đốc chỉ đạo các NH chủ động xử lý sở hữu chéo

VOV.VN - Tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện các giải pháp tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng 12-14%.

Nhiều nguy cơ rủi ro khi vay tiền ngân hàng để mua nhà
Nhiều nguy cơ rủi ro khi vay tiền ngân hàng để mua nhà

VOV.VN -Ngân hàng có thể gặp rủi ro với tăng lãi suất sau một số tháng ưu đãi, phải trả phí trả nợ trước hạn...

Nhiều nguy cơ rủi ro khi vay tiền ngân hàng để mua nhà

Nhiều nguy cơ rủi ro khi vay tiền ngân hàng để mua nhà

VOV.VN -Ngân hàng có thể gặp rủi ro với tăng lãi suất sau một số tháng ưu đãi, phải trả phí trả nợ trước hạn...

Thủ tướng: Phải chấm dứt sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng
Thủ tướng: Phải chấm dứt sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng

VOV.VN -Ngoài ra, các NHTM dứt khoát không được huy động vàng, cho vay vàng; không để thị trường vàng làm mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng: Phải chấm dứt sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng

Thủ tướng: Phải chấm dứt sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng

VOV.VN -Ngoài ra, các NHTM dứt khoát không được huy động vàng, cho vay vàng; không để thị trường vàng làm mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng phức tạp
Sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng phức tạp

VOV.VN -Quá trình tái cấu trúc phải mời nhà đầu tư mới, cộng với các nhà đầu tư cũ, mối quan hệ sở hữu càng thêm phức tạp.

Sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng phức tạp

Sở hữu chéo trong ngân hàng ngày càng phức tạp

VOV.VN -Quá trình tái cấu trúc phải mời nhà đầu tư mới, cộng với các nhà đầu tư cũ, mối quan hệ sở hữu càng thêm phức tạp.

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng
Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

VOV.VN - Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN, nếu làm ăn chỉ đủ trả lãi vay thì không có hiệu quả.

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

Hiệu quả của DNNN phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng

VOV.VN - Chính phủ đã phải đi vay bằng phát hành trái phiếu, rồi cấp vốn cho DN, nếu làm ăn chỉ đủ trả lãi vay thì không có hiệu quả.

Giao dịch viên lấy 10 tỷ của ngân hàng đi đánh bạc
Giao dịch viên lấy 10 tỷ của ngân hàng đi đánh bạc

VOV.VN -Ham mê lô đề, cá độ bóng đá, giao dịch viên Đỗ Anh Tú đã nghĩ cách lấy số tiền hơn 10 tỷ đồng của ngân hàng để đánh bạc.

Giao dịch viên lấy 10 tỷ của ngân hàng đi đánh bạc

Giao dịch viên lấy 10 tỷ của ngân hàng đi đánh bạc

VOV.VN -Ham mê lô đề, cá độ bóng đá, giao dịch viên Đỗ Anh Tú đã nghĩ cách lấy số tiền hơn 10 tỷ đồng của ngân hàng để đánh bạc.

Những mốc quan trọng của Ngân hàng OceanBank
Những mốc quan trọng của Ngân hàng OceanBank

Nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Dương Hà Văn Thắm đã bị bắt tạm giam vì bị cáo buộc có sai phạm nghiêm trọng.

Những mốc quan trọng của Ngân hàng OceanBank

Những mốc quan trọng của Ngân hàng OceanBank

Nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Dương Hà Văn Thắm đã bị bắt tạm giam vì bị cáo buộc có sai phạm nghiêm trọng.