Standard Chartered: Việt Nam vào top quốc gia tăng trưởng cao năm 2020

VOV.VN - Những năm 2020 được coi là thập kỷ châu Á, trong đó có Việt Nam với việc duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%.

Theo Bloomberg, những năm 2020 sẽ là thập niên của châu Á, với 7 quốc gia và nền kinh tế (hay còn gọi là câu lạc bộ 7%) dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7%/năm.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế đang có mức tăng trưởng cao.

Nghiên cứu của ngân hàng Standard Chartered cho thấy, các quốc gia châu Á duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng này bao gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines. Ngoài ra Ethiopia và Bờ Biển Ngà (châu Phi) cũng có khả năng đạt mức tăng trưởng này.

Mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm đồng nghĩa với việc GDP tăng gấp đôi trong vòng 10 năm.

Đối với Việt Nam, theo dự báo của Standard Chartered, GDP bình quân đầu người sẽ đạt mức 10.400 USD vào năm 2030, từ mức khoảng 2.500 USD vào năm 2018.

Theo Bloomberg, các nước Nam Á của “câu lạc bộ 7%” nói trên hưởng lợi nhờ chiếm khoảng 1/5 dân số toàn cầu vào năm 2030. Dân số trẻ sẽ tạo động lực quan trọng cho kinh tế Ấn Độ, trong khi đầu tư vào y tế và giáo dục ở Bangladesh sẽ giúp nước này gia tăng mạnh năng suất lao động.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 (màu đen) và 2030 (màu đỏ) của “câu lạc bộ 7%” trong thập niên 2020. Đơn vị: nghìn USD. Ảnh: Standard Chartered/Bloomberg.

Điểm đáng chú ý là Trung Quốc lần đầu tiên “vắng bóng” trong danh sách câu lạc bộ 7% trong suốt gần 40 năm qua. Điều này cho thấy sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay nói cách khác Trung Quốc đã đạt tới quy mô nền kinh tế lớn mà việc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao là việc không dễ dàng.

Standard Chartered ước tính nền kinh tế thứ hai thế giới này sẽ giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,5% trong những năm 2020.

Nhà kinh tế trưởng toàn cầu David Mann nhận định, tăng trưởng nhanh có thể người dân thoát nghèo nhanh hơn, mang lại điều kiện tốt hơn về y tế và giáo dục, cũng như sự tiếp cận rộng và dễ dàng hơn với các hàng hóa và dịch vụ.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cao có thể đi kèm với những vấn đề như gia tăng bất bình đẳng thu nhập, tội phạm, ô nhiễm môi trường… bên cạnh những ảnh hưởng tích cực.

Standard Chartered cũng nhận định, trong thập niên những năm 2020, “câu lạc bộ 7%” cũng sẽ có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư đạt 20-25% GDP./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động đến tăng trưởng toàn cầu
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động đến tăng trưởng toàn cầu

VOV.VN - Quyết định áp thuế của Mỹ, thị trường chứng khoán đã có phản ứng tiêu cực, hầu hết chỉ số chứng khoán thế giới và châu Á đều giảm điểm.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động đến tăng trưởng toàn cầu

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động đến tăng trưởng toàn cầu

VOV.VN - Quyết định áp thuế của Mỹ, thị trường chứng khoán đã có phản ứng tiêu cực, hầu hết chỉ số chứng khoán thế giới và châu Á đều giảm điểm.

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn
Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

VOV.VN - Chuyên gia nước ngoài đánh giá, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất lớn chưa được khai thác, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân.

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

Giám đốc WB tại Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam rất lớn

VOV.VN - Chuyên gia nước ngoài đánh giá, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất lớn chưa được khai thác, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm

VOV.VN - Bán lẻ hàng hóa và thương mại dịch vụ trong 4 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xu hướng tăng và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm

VOV.VN - Bán lẻ hàng hóa và thương mại dịch vụ trong 4 tháng đầu năm 2019 tiếp tục xu hướng tăng và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm qua.

Cần có sự gắn kết của các địa phương để giữ vững đầu tàu tăng trưởng
Cần có sự gắn kết của các địa phương để giữ vững đầu tàu tăng trưởng

VOV.VN - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong tăng trưởng, đòi hỏi sự liên kết hành động chặt chẽ hơn giữa các địa phương. 

Cần có sự gắn kết của các địa phương để giữ vững đầu tàu tăng trưởng

Cần có sự gắn kết của các địa phương để giữ vững đầu tàu tăng trưởng

VOV.VN - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong tăng trưởng, đòi hỏi sự liên kết hành động chặt chẽ hơn giữa các địa phương. 

Tín dụng tăng trưởng chậm có đáng lo ngại?
Tín dụng tăng trưởng chậm có đáng lo ngại?

VOV.VN - Trong quý 1/2019, tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng chậm lại, chứng tỏ sự phụ thuộc vào vốn tín dụng đã giảm dần đối với nền kinh tế Việt Nam.

Tín dụng tăng trưởng chậm có đáng lo ngại?

Tín dụng tăng trưởng chậm có đáng lo ngại?

VOV.VN - Trong quý 1/2019, tín dụng tại các ngân hàng tăng trưởng chậm lại, chứng tỏ sự phụ thuộc vào vốn tín dụng đã giảm dần đối với nền kinh tế Việt Nam.