Cần tiến tới bỏ điều hành giá hàng hóa bằng mệnh lệnh hành chính?
VOV.VN - Khi hạn chế hoặc chấm dứt điều hành giá, sử dụng dịch vụ theo biện pháp hành chính phi thị trường mới có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
Mấy năm trước đây, thị trường bán lẻ rộ lên câu chuyện hỗ trợ lãi suất % với hàng trăm tỷ đồng để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu ở các thành phố lớn. Khi đó, lực lượng hàng hóa không áp đảo được thị trường (chỉ chiếm tới 20-30%) cùng với việc điều hành giá còn cứng nhắc, không theo kịp với những điều chỉnh của quan hệ cung cầu nên giá cả hàng bình ổn lại có lúc cao hơn cả giá thị trường.
Bất cập hơn cả của câu chuyện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu chính là ở chỗ, khi giá hàng hóa của nông dân muốn tăng lên để có lợi nhuận hợp lý thì quỹ hàng bình ổn lại ép giá xuống, khi giá hàng hóa tăng cao vô lý, hàng hóa bán chậm muốn kéo giá xuống thì thị trường lại duy trì giá bình ổn. Chính vì thế, đầu tiên là TP HCM sau đó đến Hà Nội và một loạt tỉnh thành phố khác đã phải bãi bỏ biện pháp bình ổn “phi thị trường” này.
Nhiều mặt hàng chưa theo kịp với những điều chỉnh của quan hệ cung cầu. |
Nhưng Bộ NN&PTNT vừa họp hôm 9/10 thì sau đó 1 ngày, Công ty CP chỉ giảm giá có 500 đồng/kg lợn hơi như kiểu có động thái gọi là hạ giá, còn các công ty khác không giảm và còn nghe ngóng. Như vậy, lời hiệu triệu của người đứng đầu ngành nông nghiệp không có tác dụng cụ thể đối với các doanh nghiệp, bởi thực chất mặt hàng thịt lợn không phải là mặt hàng nhà nước chỉ đạo giá.
Câu chuyện thứ 3 không liên quan đến hàng hóa nhưng lại liên quan đến vấn đề mưu sinh của bà con nghèo, những người có nhu cầu buôn bán dịch vụ ở Thủ đô Hà Nội. Vì không có chỗ buôn bán, họ phải lấn chiếm một phần hè đường để sử dụng riêng cho mình mặc dù biết là vi phạm.
Cách đây 5-6 năm, thành phố Hà Nội ra lệnh phải dừng buôn bán dịch vụ ở vỉa hè ở hàng trăm tuyến phố ở Hà Nội, lệnh tuy nghiêm song chỉ được một thời gian ngắn ra quân tình trạng lấn chiếm đâu lại hoàn đấy.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Rất đơn giản là vì nhu cầu buôn bán dịch vụ nhất là của người nghèo vẫn có nhưng số diện tích chợ, chỗ buôn bán không phát triển là mấy. Hoặc có cải tạo chợ thành trung tâm thương mại như chợ hàng Da, Ô Chợ Dừa, chợ Cửa Nam (Hà Nội) thì tầng trên là của các đại gia có tiền, còn lại bà con kinh doanh ở chợ cũ không có tiền để quay lại chợ sau cải tạo và thế là họ lại buôn bán ở phía ngoài. Đó là mấy lý do chính mà các biện pháp hành chính qua ba câu chuyện nói ở đã không thực hiện được trọn vẹn.
Điều quan trọng là việc điều hành việc kinh doanh hàng hóa và buôn bán, ăn uống dịch vụ phải theo quy luật của thị trường. Nghĩa là thúc đẩy sản xuất hàng hóa, điều tiết được quan hệ cung cầu và tạo điều kiện phát triển các diện tích dịch vụ với giá cả hợp lý để người mua, người bán gặp nhau trên thị trường.
Cao hơn điều đó chính là tiến tới việc hạn chế hoặc chấm dứt việc điều hành giá cả hàng hóa, sử dụng dịch vụ theo biện pháp hành chính phi thị trường và đôi lúc thô thiển. Khi làm được những điều này, chắc chắn thị trường sẽ từng bước đoạn tuyệt với các biện pháp hành chính, tiến tới một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh trong những năm tới./.
Co.opmart và Co.opXtra thực hiện bình ổn thị trường sau Tết
Các nước sản xuất dầu lửa phối hợp bình ổn thị trường
Bộ Công Thương yêu cầu bình ổn thị trường Tết Đinh Dậu 2017
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chương trình cho vay bình ổn thị trường