Thống đốc Nguyễn Văn Bình “tay không” xử lý nợ xấu

VOV.VN - Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Cải tổ hệ thống ngân hàng như huyết mạch của nền kinh tế là một con đường chông gai nhưng NHNN sẽ đi tới cùng!”.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình


“Năm 2010-2011 nhiều ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ suy sụp. Trên cái nền ấy, chúng ta phải giữ lấy cái gì để nó không yếu hơn và từ đó tìm ra cơ sở gây dựng lại. Mục tiêu đặt ra bấy giờ là kiên quyết không để hệ thống ngân hàng sụp đổ ngoài tầm kiểm soát. Muốn thế phải nâng cao thanh khoản của các ngân hàng, giảm lãi suất, xử lý nợ xấu. Cả ba việc trên phải giải quyết đồng thời với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế  lạm phát… Cải tổ hệ thống ngân hàng như huyết mạch của nền kinh tế là một con đường chông gai nhưng NHNN sẽ đi tới cùng!”.

Tháng 8/2011, ông Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Ông nhậm chức trong bối cảnh thị trường ngân hàng gần như hỗn loạn khi trần lãi suất có cũng như không, lãi suất niêm yết một đằng nhưng lại huy động và cho vay một nẻo. Lạm phát hai con số, cung tiền bị thắt chặt, lãi suất huy động lên tới 18 - 20%/năm nên lãi suất cho vay vượt xa 20%. Cùng lúc đó, thị trường ngoại hối (tỷ giá), thị trường vàng nóng bỏng hơn bao giờ hết khiến người dân giảm niềm tin vào VNĐ. Tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu, các chuyên gia kinh tế không thể bình tĩnh hơn, yêu cầu người đứng đầu ngân hàng “bốc thuốc” sớm trị bệnh cho các ngân hàng.

Một loạt các biện pháp mạnh tay đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình thực thi như: Cấm mở rộng mạng lưới, thậm chí hình sự hoá khi phát hiện vượt trần... khiến các ngân hàng chùn tay, không dám làm liều, nhờ vậy lãi suất huy động đã từng bước được lập lại trật tự, kỷ cương. Báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội khoá 13 ngày 30/10/2015 cho thấy, đến nay, mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 40% lãi suất vào nửa cuối năm 2011 và thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005 - 2006 là giai đoạn kinh tế phát triển ổn định. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm, trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm...

Lập lại trật tự thị trường vàng cũng là một nhiệm vụ khó của Thống đốc trong nhiệm kỳ qua, bởi nó liên quan tới tâm lý găm giữ vàng của người dân, lợi ích của nhiều cơ sở kinh doanh vàng. Tình trạng đầu cơ liên tục diễn ra khiến giá vàng bùng phát, đỉnh điểm giá vàng bị đẩy lên tới 49,5 triệu đồng/lượng. Vậy là, thay vì tiền phải đi vào lưu thông sản xuất thì tiền lại chảy vào thị trường vàng. Trước thực trạng này, NHNN đã đưa ra một loạt các biện pháp mạnh để siết lại thị trường vàng như: Độc quyền nhập khẩu vàng, sản xuất vàng miếng… Từ chỗ cả nước có hơn 8.000 đơn vị kinh doanh vàng miếng, nay áp dụng theo Nghị định 24 chỉ còn 2.400 điểm được tiếp tục hoạt động. Đến giờ, thị trường vàng ổn định, giá vàng không còn “nhảy múa” như những năm 2009 - 2011, giúp thị trường ngoại tệ, tỷ giá ổn định, chấm dứt tình trạng các tổ chức đua nhau gom USD để nhập khẩu vàng.

Thị trường vàng, tỷ giá, lãi suất ổn định là tiền đề quan trọng để NHNN tiếp tục tập trung cho “trận đánh” tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu. Trước đó, chính những ngân hàng nhỏ, năng lực yếu kém, nợ xấu, thanh khoản yếu đã đẩy lãi suất huy động lên cao, tạo ra cuộc đua lãi suất…, gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng. Thực trạng đó khiến nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng có thể xảy ra nên việc tái cơ cấu lại hệ thông ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách, không thể chần chừ.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra từ đầu năm 2012, sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án 254, Đề án: “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Đến nay, hệ thống ngân hàng thương mại cơ bản được sắp xếp lại thông qua việc hợp nhất, sáp nhập, mua lại, qua đó sàng lọc các ngân hàng yếu kém trên thị trường. Từ 42 ngân hàng thương mại, đến nay hệ thống còn 34. Về cơ bản, NHNN đã kiểm soát được tình hình các ngân hàng yếu kém. Rõ ràng, đây là giải pháp tốt nhất, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài tầm kiểm soát.

Vấn đề nợ xấu, được ví như “cục máu đông” làm nghẽn dòng vốn ra nền kinh tế, là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, liên tục chất vấn Thống đốc tại các kỳ họp Quốc hội. Chấn an dư luận, Thống đốc dẫn chứng, nhiều quốc gia trên thế giới ít dùng 7 - 10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…, còn Việt Nam thì chẳng dùng đến 1% GDP nào. Bên cạnh đó, Thống đốc cũng xin nhận trách nhiệm trước Quốc hội và hứa có biện pháp kiểm soát hiệu quả nợ xấu. Đến cuối năm 2014 mức nợ xấu còn dưới 3,5% và đến tháng 9 năm 2015 thì nợ xấu đã trở về dưới 2,93%. Chứng kiến những việc ông Bình đã làm được, nhiều chuyên gia kinh tế không khỏi ngạc nhiên, bởi trong vô vàn khó khăn, ngành ngân hàng không sử dụng một đồng ngân sách xử lý nợ xấu thì quả là điều phi thường.

Nhìn lại chặng đường đã qua, không khó để thấy, nhiều lúc ông Bình đã phải chịu sức ép ghê gớm đến từ dư luận, sự hồ nghi việc quản lý thị trường vàng của NHNN. Đây cũng là nguyên nhân khiến ông Bình nhận những câu hỏi hóc búa ngay trên diễn đàn Quốc hội và số phiếu tín nhiệm cao gần như thấp nhất (đạt 88 phiếu) tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, tháng 6/2013. Vượt qua khó khăn, thử thách, Thống đốc và ngành ngân hàng đã từng bước giảm lãi suất huy động; thị trường vàng, tỷ giá ổn định; không xảy ra đổ vỡ ngân hàng… Thế rồi, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Thống đốc Bình ngược dòng ngoạn mục khi đạt số phiếu tín nhiệm cao 323 phiếu. Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Thống đốc không nhận được một câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội về ngành ngân hàng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gửi VND là hiệu quả nhất
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gửi VND là hiệu quả nhất

VOV.VN -Người dân hãy gửi VND vào hệ thống ngân hàng vì đây là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn nhất, đảm bảo được quyền lợi của người gửi

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gửi VND là hiệu quả nhất

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Gửi VND là hiệu quả nhất

VOV.VN -Người dân hãy gửi VND vào hệ thống ngân hàng vì đây là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn nhất, đảm bảo được quyền lợi của người gửi

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất có thể giảm thêm 1-2%
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất có thể giảm thêm 1-2%

VOV.VN -Theo Thống đốc, mặt bằng lãi suất có nhiều khả năng sẽ ở mức như hiện nay, nếu có điều kiện thì các tổ chức tín dụng sẽ giảm tiếp

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất có thể giảm thêm 1-2%

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Lãi suất có thể giảm thêm 1-2%

VOV.VN -Theo Thống đốc, mặt bằng lãi suất có nhiều khả năng sẽ ở mức như hiện nay, nếu có điều kiện thì các tổ chức tín dụng sẽ giảm tiếp

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ xử lý 6 đến 8 ngân hàng trong năm 2015
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ xử lý 6 đến 8 ngân hàng trong năm 2015

VOV.VN -Sắp tới sẽ phát triển mạnh mẽ chương trình này và cũng không chỉ có Ngân hàng Xây dựng mà còn có một số ngân hàng khác cũng sẽ được xử lý.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ xử lý 6 đến 8 ngân hàng trong năm 2015

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ xử lý 6 đến 8 ngân hàng trong năm 2015

VOV.VN -Sắp tới sẽ phát triển mạnh mẽ chương trình này và cũng không chỉ có Ngân hàng Xây dựng mà còn có một số ngân hàng khác cũng sẽ được xử lý.

Nợ xấu giảm còn 2,72%
Nợ xấu giảm còn 2,72%

VOV.VN -Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã được kéo giảm nhanh về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát dưới 3%.

Nợ xấu giảm còn 2,72%

Nợ xấu giảm còn 2,72%

VOV.VN -Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã được kéo giảm nhanh về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát dưới 3%.