Triển khai Nghị định cho vay đóng tàu tại Quảng Nam: “Rối như tơ vò”

VOV.VN - Thiếu hướng dẫn cùng mức dự toán vốn vay thấp hơn giá trị thực khi đóng tàu vỏ thép khiến ngư dân nơi đây chưa tiếp cận được nguồn vốn.

Gần một nửa trong số 33 hộ, nhóm hộ được UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định phê duyệt danh sách vay vốn đóng tàu phải lập lại phương án vay vốn từ đầu theo quy định tại Nghị định 67 của Chính phủ. Nguyên nhân do các chủ tàu tự đưa ra mức dự toán thấp hơn giá trị thực tế con tàu, ngành chức năng và chính quyền địa phương thiếu sót trong khâu thẩm định. Như vậy, phải mất thêm một thời gian khá lâu nữa, ngư dân tỉnh Quảng Nam mới có thể tiếp cận được vốn vay.

Ngư dân Bùi Thế Cả ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là một trong số 33 chủ tàu được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt danh sách vay vốn đợt 1, theo Nghị định 67 của Chính phủ. Ông Cả cho biết, ban đầu ông nghĩ tàu vỏ thép cùng lắm cũng gấp 2 lần tàu vỏ gỗ; do đó ông đưa ra mức dự toán khoảng 11 tỷ đồng. Nhưng để  chắc chắn, ông “ nâng ” lên thành 13,5 tỷ đồng.

Ngư dân "tá hỏa" khi biết được giá tàu vỏ sắt tăng thêm so với dự án được duyệt.
Tuy nhiên, sau khi dự án đóng tàu của ông được tỉnh phê duyệt, ông mới đi tìm hiểu giá thành tại các cơ sở đóng tàu ngoài tỉnh. Thực tế cho thấy, mức dự toán ông đưa ra thấp hơn nhiều so với giá trị thực của con tàu vỏ thép mà ông dự định đóng mới.

“Nếu đóng tàu gỗ ngư dân có thể biết được giá gỗ, biết được công thợ. Nhưng với tàu sắt, ngư dân không biết được giá sắt thép bao nhiêu tiền, cùng những công cụ kèm theo, mỗi loại mỗi giá khiến việc dự toán rất khó khăn”, ông Bùi Thế Cả cho biết.

Trong số 33 dự án đóng mới tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt có 14 tàu vỏ thép, 2 tàu composit và 17 tàu vỏ gỗ. Do trên địa bàn không có cơ sở đóng tàu vỏ thép, trong khi đến giữa tháng 11/2014, Bộ NN&PTNT mới công bố 21 thiết kế mẫu tàu cá vỏ thép. Do đó, ngư dân tỉnh này đã “tự nghĩ ra” các thiết kế tàu vỏ thép dựa trên mô hình tàu vỏ gỗ. Các chủ tàu không hình dung hết các thiết kế bên trong con tàu như thế nào, nên đưa ra mức dự toán thấp hơn giá trị thực khi đóng 1 con tàu.

Ông Phạm Trọng, Trưởng phòng Tổng hợp và Kiểm soát Nội bộ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam cho biết, mức dự toán đối với tàu vỏ thép mà các hộ, nhóm hộ đưa ra thấp hơn từ 3 - 5 tỷ đồng; như vậy, khoản vốn đối ứng của ngư dân cũng tăng theo. Chẳng hạn, để đóng mới 1 tàu cá vỏ thép trị giá 16 tỷ đồng thì chủ tàu phải đối ứng 800 triệu đồng. Đối với tàu vỏ gỗ thì mức đối ứng là 30%. Trong khi đời sống của bà con còn nghèo, tài sản chủ yếu là nhà hoặc con tàu đang sử dụng. Vì vậy, theo ông Phạm Trọng, bà con khó có đủ vốn đối ứng.

“Khi triển khai Nghị định, bà con ngư dân rất là háo hức, nhưng do thiếu kiến thức về đóng một con tàu lớn, nhất là tàu sắt khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các ban chỉ đạo ở xã, huyện, tỉnh cũng muốn nhanh chóng triển khai việc này nên khi hồ sơ đưa lên đã nhanh chóng phê duyệt”, ông Phạm Trọng cho hay.

Ngư dân buồn rầu khi làm thủ tục vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
huyện Núi Thành.
Trong khi hầu hết các phương án vay vốn đóng tàu vỏ thép của ngư dân tỉnh Quảng Nam phải làm lại từ đầu, thì một số chủ cơ sở đóng tàu vỏ gỗ đã “ thông đồng” với ngư dân để bàn cách nâng mức dự toán đóng tàu cao hơn so với giá trị thực tế; Sau đó, chuyển lại phần chênh lệch cho ngư dân để làm vốn đối ứng vay vốn ngân hàng.

Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam thừa nhận, quyết định phê duyệt danh sách cho vay vốn của UBND tỉnh này chưa thể triển khai được.   

“Danh sách hồ sơ do UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo điều kiện cần nhưng chưa có phương án cụ thể. Đến khi khái toán thực tế, vốn tăng lên đã khiến hồ sơ phương án phải lập lại”, ông Tấn nói.

Đã 5 tháng kể từ khi Nghị định 67 của Chính phủ về “Một số chính sách phát triển thủy sản” có hiệu lực nhưng việc triển khai ở địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn “rối như tơ vò”, cho thấy sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa các cấp chính quyền và ngành chức năng. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu triển khai Nghị định này, đã có địa phương ven biển ở tỉnh Quảng Nam xin không tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa: Phê duyệt 6 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67
Khánh Hòa: Phê duyệt 6 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67

VOV.VN - Đây là những chủ tàu cá đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tham gia Nghị định 67.

Khánh Hòa: Phê duyệt 6 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67

Khánh Hòa: Phê duyệt 6 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67

VOV.VN - Đây là những chủ tàu cá đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa được cấp có thẩm quyền phê duyệt tham gia Nghị định 67.

Vốn vay Nghị định 67 của Chính phủ sắp đến tay ngư dân
Vốn vay Nghị định 67 của Chính phủ sắp đến tay ngư dân

VOV.VN - Theo đó, 37 hộ, nhóm đang tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để hoàn tất công đoạn cuối cùng.  

Vốn vay Nghị định 67 của Chính phủ sắp đến tay ngư dân

Vốn vay Nghị định 67 của Chính phủ sắp đến tay ngư dân

VOV.VN - Theo đó, 37 hộ, nhóm đang tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để hoàn tất công đoạn cuối cùng.  

Vay vốn theo Nghị định 67, ngư dân lo lắng tiêu cực từ ngân hàng
Vay vốn theo Nghị định 67, ngư dân lo lắng tiêu cực từ ngân hàng

VOV.VN - Các ngân hàng được chỉ định cho ngư dân vay vốn cho rằng, nguồn vốn luôn sẵn sàng.

Vay vốn theo Nghị định 67, ngư dân lo lắng tiêu cực từ ngân hàng

Vay vốn theo Nghị định 67, ngư dân lo lắng tiêu cực từ ngân hàng

VOV.VN - Các ngân hàng được chỉ định cho ngư dân vay vốn cho rằng, nguồn vốn luôn sẵn sàng.

Ngăn chặn “cò” vốn theo Nghị định 67
Ngăn chặn “cò” vốn theo Nghị định 67

VOV.VN - Ngày 30/9, tất cả ngư dân tại Khánh Hòa có nhu cầu vay vốn đều được hướng dẫn hoàn tất hồ sơ vay vốn nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng NĐ 67.  

Ngăn chặn “cò” vốn theo Nghị định 67

Ngăn chặn “cò” vốn theo Nghị định 67

VOV.VN - Ngày 30/9, tất cả ngư dân tại Khánh Hòa có nhu cầu vay vốn đều được hướng dẫn hoàn tất hồ sơ vay vốn nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng NĐ 67.  

Quảng Ngãi cải tạo hạ tầng nghề cá từ nguồn vốn Nghị định 67
Quảng Ngãi cải tạo hạ tầng nghề cá từ nguồn vốn Nghị định 67

VOV.VN - Tỉnh này đang có kế hoạch nạo vét, khơi thông các cửa biển bị bồi lấp, đầu tư xây dựng cảng cá ở các huyện ven biển…

Quảng Ngãi cải tạo hạ tầng nghề cá từ nguồn vốn Nghị định 67

Quảng Ngãi cải tạo hạ tầng nghề cá từ nguồn vốn Nghị định 67

VOV.VN - Tỉnh này đang có kế hoạch nạo vét, khơi thông các cửa biển bị bồi lấp, đầu tư xây dựng cảng cá ở các huyện ven biển…

Ngư dân đầu tiên được vay vốn theo Nghị định 67
Ngư dân đầu tiên được vay vốn theo Nghị định 67

Ông Trần Huấn tại Thừa Thiên-Huế đã được vay 2,2 tỷ đồng thời gian 11 năm để đóng mới tàu cá vỏ gỗ trị giá 4,1 tỷ đồng.

Ngư dân đầu tiên được vay vốn theo Nghị định 67

Ngư dân đầu tiên được vay vốn theo Nghị định 67

Ông Trần Huấn tại Thừa Thiên-Huế đã được vay 2,2 tỷ đồng thời gian 11 năm để đóng mới tàu cá vỏ gỗ trị giá 4,1 tỷ đồng.