Ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nhân nữ

VOV.VN - Việt Nam là một trong các thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN.

Việt Nam - nơi doanh nhân nữ phát triển thuận lợi

Hôm nay (23/1), tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo công bố "Thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp thông qua tháo gỡ các rào cản: Sách Trắng về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ".

Theo Sách Trắng, tính đến nay, Việt Nam có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ, tỷ lệ này ngang với các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực bao gồm Singapore (24%), Thái Lan (23%) và Indonesia (21%)….

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 cũng đề ra mục tiêu phấn đấu tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Tuy nhiên, Sách Trắng cũng chỉ ra, hiện nay các doanh nghiệp do nữ làm chủ đa số có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị còn hạn chế. Bên cạnh đó, doanh nhân nữ vẫn phải đối diện với các thách thức, rào cản xuất phát từ một số định kiến xã hội và hủ tục truyền thống.

Sách Trắng khuyến nghị cần tăng cường năng lực, kiến thức kinh doanh cho các nữ doanh nhân, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho DNNVV do phụ nữ làm chủ. Cùng với đó, cần tiếp tục lồng ghép vấn đề giới vào các văn bản pháp luật và đo lường dữ liệu phân theo giới tốt hơn. Thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu thay đổi quan niệm xã hội….

Hỗ trợ nữ giới làm chủ doanh nghiệp

Tính đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có 540.909 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 523.124 DNNVV. Phụ nữ sở hữu 105.876 (20%) DNNVV đang hoạt động.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại Việt Nam, 98% tổng số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, trong đó 20% các DNNVV là do phụ nữ làm chủ. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực giảm đói nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là một trong các thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN.

"Các doanh nhân nữ là những người linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên cường và bền bỉ. Họ cũng là những người tiên phong hướng tới tạo dựng một nền sản xuất sạch, vì sức khỏe của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đã có nhiều điển hình doanh nhân nữ thành công trên thương trường và đưa được các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam ra thị trường quốc tế như Vinamilk, TH True milk, Vietjet…", Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu về phát triển bao trùm và bền vững. Chúng tôi hy vọng các phát hiện và khuyến nghị của Sách trắng sẽ là những thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức liên quan tham khảo nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nhân nữ phát triển tương xứng với tiềm năng và vai trò của khu vực này; qua đó góp phần tích cực đạt được các mục tiêu về bình đẳng giới và phát triển bền vững của quốc gia".

Ông Winfried Wicklein, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB đánh giá: Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ lãnh đạo có thể là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng như trên khắp châu Á và Thái Bình Dương. "Đối với ADB, thúc đảy bình đẳng giới và trao quyền kinh tế cho phụ nữ là ưu tiên hàng đầu, vì vậy chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thành nghiên cứu về thúc đẩy các DNNVV do phụ nữ làm chủ và các doanh nhân nữ ở Việt Nam", ông Winfried Wicklein khẳng định.

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp này chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp và tạo ra 36% tổng số việc làm.

Trong số DNNVV đang hoạt động tại Việt Nam, phụ nữ sở hữu 20% (105.876 doanh nghiệp), trong khi nam giới sở hữu 80% (417.248 doanh nghiệp). Phần lớn DNNVV do phụ nữ làm chủ đang hoạt động có quy mô siêu nhỏ (69%) và nhỏ (28%).

Dù đóng vai trò quan trọng nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về sự khác biệt giữa DNNVV do nam giới làm chủ và phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những “nữ tướng” doanh nhân vì cộng đồng
Những “nữ tướng” doanh nhân vì cộng đồng

VOV.VN - Nhờ áp dụng nhiều giải pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với việc đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ đang khẳng định vị trí, vai trò của mình bằng chính “sức mạnh mềm”.

Những “nữ tướng” doanh nhân vì cộng đồng

Những “nữ tướng” doanh nhân vì cộng đồng

VOV.VN - Nhờ áp dụng nhiều giải pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với tình hình khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với việc đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ đang khẳng định vị trí, vai trò của mình bằng chính “sức mạnh mềm”.

Doanh nhân trẻ và tinh thần dám nghĩ, dám làm
Doanh nhân trẻ và tinh thần dám nghĩ, dám làm

VOV.VN - Nhân Lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, giai đoạn 1993 - 2023 diễn ra vào ngày 27/11, PV VOV có bài giới thiệu một số doanh nhân tiêu biểu đã được vinh danh với những thành tích lớn trong cộng đồng doanh nghiệp.

Doanh nhân trẻ và tinh thần dám nghĩ, dám làm

Doanh nhân trẻ và tinh thần dám nghĩ, dám làm

VOV.VN - Nhân Lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, giai đoạn 1993 - 2023 diễn ra vào ngày 27/11, PV VOV có bài giới thiệu một số doanh nhân tiêu biểu đã được vinh danh với những thành tích lớn trong cộng đồng doanh nghiệp.

Nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp: Bức tranh tương phản
Nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp: Bức tranh tương phản

VOV.VN - Nguồn nhân lực chất lượng cao đối với DN vẫn đang là bài toán nan giải do sự “lệch pha” cung cầu, thừa mà vẫn thiếu. Tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - động lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước là nơi có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao nhất nước, thực tế này đang đặt ra vấn đề quan trọng, cấp bách đối với toàn Vùng, nhất là TP.HCM và Bình Dương. 

Nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp: Bức tranh tương phản

Nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp: Bức tranh tương phản

VOV.VN - Nguồn nhân lực chất lượng cao đối với DN vẫn đang là bài toán nan giải do sự “lệch pha” cung cầu, thừa mà vẫn thiếu. Tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - động lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước là nơi có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao nhất nước, thực tế này đang đặt ra vấn đề quan trọng, cấp bách đối với toàn Vùng, nhất là TP.HCM và Bình Dương.