Viết tiếp câu chuyện thành công của Đông Á và Thái Bình Dương

VOV.VN - Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) trong bốn thập kỷ qua là câu chuyện phát triển thành công của thế hệ hiện nay.

Khu vực này đã chuyển biến từ một trong những nền kinh tế có thu nhập thấp chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình, thu nhập cao, với số lượng tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng. Hiện nay khu vực này đang đóng vai trò đầu tàu về tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu và chiếm hơn 1/3 tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm ngoái.

Viết tiếp câu chuyện thành công của Đông Á và Thái Bình Dương trong bối cảnh còn nhiều bất định. (Ảnh minh họa: KT).

Câu chuyện thành công này đã được lặp đi lặp lại ở rất nhiều cuộc thảo luận và sự kiện bên lề Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới – Quỹ tiền tệ quốc tế ở Bali, Indonesia vừa qua. Từ thứ hạng đầy ấn tượng của nhiều quốc gia Đông Á về Chỉ số Vốn nhân lực mới được công bố cho đến các cuộc thảo luận về "Phép màu Đông Á" và tương lai của nó, trong tuần qua, chúng ta đã thấy được những thành tựu khu vực này đã đạt được và tiềm năng lớn mạnh để tiếp tục câu chuyện thành công của họ.

Mặc dù triển vọng phát triển của khu vực vẫn khả quan nhưng các nước EAP cần định vị những bất ổn toàn cầu đang leo thang và những chấn động trong những tháng gần đây như căng thẳng thương mại, suy yếu thương mại toàn cầu, thắt chặt điều kiện tài chính, các luồng vốn chảy ra khỏi quốc gia và áp lực lên thị trường tài sản.

Các nước đang phát triển ở Đông Á Thái Bình Dương vẫn duy trì tăng trưởng trong năm 2018, nhờ nhu cầu mạnh mẽ đến từ nội địa. Tuy nhiên, nếu các quốc gia không có những chính sách đối phó đúng đắn, tình hình thương mại và tài chính toàn cầu kém đi có thể sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đệm tài chính và tài khóa và làm giảm triển vọng tăng trưởng trung hạn.

Sự suy giảm trong tăng trưởng thương mại thế giới là mối quan tâm đặc biệt đối với khu vực này, bởi Đông Á chiếm gần một phần sáu thương mại toàn cầu. Một số quốc gia có thể sẽ ủng hộ các biện pháp bảo hộ để bảo trợ việc làm, song ở nhiều nước các biện pháp này có thể đi kèm những hậu quả ngoài ý muốn như ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và đầu tư,bởi nhập khẩu nguyên liệu trung gian và tư liệu sản xuất sẽ chi phối lĩnh vực nhập khẩu.

Những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các nền kinh tế và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi nền kinh tế mở cửa thay vì đóng cửa. Mở cửa thương mại giúp giảm chi phí và giá cả cho người tiêu dùng, đồng thời các công ty trong nước cũng được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú và chất lượng hơn.

Để giảm tác động tiềm tàng đến từ những căng thẳng thương mại toàn cầu đang gia tăng, các nước trong khu vực có thể đẩy nhanh hội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN và thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) đang được đàm phán trong những năm qua.

RCEP với mục đích tổng hợp các hiệp định thương mại tự do song phương của ASEAN với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, sẽ trở thành khối thương mại lớn nhất thế giớivới dân số 3,5 tỷ người và tổng GDP 23.800 tỷ USD. Do đó, hội nhập thương mại khu vực sâu rộng hơn sẽ mang đến thị trường xuất khẩu rộng lớn cho tất cả các nước thành viên và giảm thiểu thiệt hại đến từ xuất khẩu do những căng thẳng thương mại hiện nay.

Cần khai thác sâu hơn nữa những hiệp định hiện có và bổ sung các lĩnh vực như mua sắm công, trợ cấp, bảo hộ sở hữu trí tuệ và các chính sách cạnh tranh để nâng cao chuyên môn hóa và thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Mở rộng thương mại dịch vụ có thể trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng năng suất để bù đắp cho hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu đang hãm lại.

Cục dự trữ liên bang Mỹ đã báo hiệu trong tuyên bố ngày 26/9 rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, chủ yếu xuất phát từ việc tăng lãi suất đô la Mỹ, có thể sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Mặc dù các nước EAP có nền tảng kinh tế tốt hơn nhiều quốc gia đang phát triển khác, nhưng tốc độ tăng nhanh của lãi suất USD có thể dẫn đến những luồng vốn chảy ra khỏi các quốc gia này trong ngắn hạn.

Nguy cơ này nằm ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia trong khu vực nhưng các nước vẫn có thể có nhiều hành động để tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Mỗi quốc gia trong khu vực nên xem xét kỹ các nguyên nhân chính có thể làm giảm bớt khả năng phục hồi kinh tế hoặc nguyên nhân khiến quốc gia dễ bị tổn thương để giải quyết kịp thời. Cần duy trì mức nợ và tài khoản tài khóa và vãng lai ở mức bền vững.

Để giảm thiểu rủi ro, cũng cần xử lý những yếu kém trong lĩnh vực tài chính và cần kết hợp khéo léo giữa việc đưa ra chính sách thận trọng, giữ linh hoạt về tỷ giá và xây dựng vùng đệm tài chính.

Nhiều quốc gia trong khu vực hiện đã có hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt. Việc duy trì tính linh hoạt này có thể hỗ trợ làm giảm tác động của các cú sốc bên ngoài, bao gồm các luồng vốn không ổn định.

Khi những rủi ro ngày càng dày thêm, việc xây dựng vùng đệm tài chính và củng cố nợ bền vững cũng sẽ hữu ích trong việc nâng cao khả năng phục hồi. Tập trung chính sách tài khóa để tăng thêm ngân khố một cách hiệu quả và ưu tiên chi tiêu công hợp lý cũng là một biện pháp đảm bảo tính ổn định trong khi duy trì tăng trưởng và thúc đẩy tính toàn diện.

Những nỗ lực trong việc gia tăng thu nhập và xây dựng vùng đệm tài chính là rất quan trọng để duy trì những khoản đầu tư trọng yếu về nhân lực và bảo trợ xã hội trong trường hợp không tránh khỏi những cú sốc kinh tế. Tạo cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện y tế và dinh dưỡng sẽ hỗ trợ việc xây dựng nguồn nhân lực. Nếu không có những đầu tư này, các nước trong khu vực sẽ khó duy trì tăng trưởng, chuẩn bị lực lượng lao động sẵn sàng cho các công việc đòi hỏi tay nghề cao trong tương lai hoặc đảm bảo phát triển toàn diện./.

Bà Victoria Kwakwa

(Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế

VOV.VN - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, bất chấp những mâu thuẫn thương mại gần đây.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế

VOV.VN - Khu vực châu Á - Thái Bình Dương gắn kết chặt chẽ hơn về kinh tế, bất chấp những mâu thuẫn thương mại gần đây.

Ciena bổ sung lãnh đạo và chuyên gia tại châu Á - Thái Bình Dương
Ciena bổ sung lãnh đạo và chuyên gia tại châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Việc bổ nhiệm những vị trí cấp cao tăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện của công ty tại khu vực có tốc độ phát triển nhanh.

Ciena bổ sung lãnh đạo và chuyên gia tại châu Á - Thái Bình Dương

Ciena bổ sung lãnh đạo và chuyên gia tại châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Việc bổ nhiệm những vị trí cấp cao tăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện của công ty tại khu vực có tốc độ phát triển nhanh.

Toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương
Toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương

Bộ Công Thương vừa công bố toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau đây là toàn văn Hiệp định:

Toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương

Toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương

Bộ Công Thương vừa công bố toàn văn Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sau đây là toàn văn Hiệp định:

Việt Nam sẽ làm gì với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Việt Nam sẽ làm gì với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

VOV.VN - "Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở rộng và tự do là sáng kiến bao trùm không chỉ kinh tế”, ông Phạm Quang Vinh nói.

Việt Nam sẽ làm gì với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Việt Nam sẽ làm gì với sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

VOV.VN - "Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở rộng và tự do là sáng kiến bao trùm không chỉ kinh tế”, ông Phạm Quang Vinh nói.