Dân làng Thị Cấm thi kéo lửa thổi cơm

VOV.VN -Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thị Cấm (Hà Nội) lại đổ về sân đình thi kéo lửa thổi cơm.

Hội thi kéo lửa thổi cơm là lễ hội dân gian đã có từ lâu đời tại làng Thị Cấm (xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) diễn ra hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch để tưởng nhớ công ơn Thành hoàng của làng là Phan Tây Nhạc. Tương truyền, vào đời vua Hùng thứ 18, vợ chồng Tướng tiên phong Phan Tây Nhạc và Hoa Dung khi trẩy quân qua làng Thị Cấm để dẹp giặc Thục xâm lược nước ta thì dân làng xin đi theo. Tướng quân cho mở hội thi nấu cơm để chọn người nuôi quân giỏi. Sau khi vợ chồng Tướng quân mất, dân làng tôn thờ làm Thành hoàng.

Hội thổi cơm thi có 3 phần chính là thi kéo lửa, thi chạy lấy nước và thi thổi cơm, giã thóc thành gạo. Đúng 11 giờ trưa, trai làng cường tráng kéo lửa thi thổi cơm. Ai ai cũng thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo để bùi nhùi của đội mình bốc khói trắng lên trước. Mồi lửa đầu tiên bén rơm cũng là lúc không khí trong sân đình làng náo nhiệt hơn bao giờ hết. Mọi người bắt đầu đổ về chăm chút cho niêu cơm của mình.

Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, người phụ trách nồi cơm đốt vun nhiều đống tro rơm buộc người chấm phải mất công tìm kiếm. Chỉ trong phút chốc, sân đình làng mịt mù khói trắng cay xè mắt. Không gian đình làng Thị Cấm vang dội tiếng trống chiêng, tiếng người dân hò reo cổ vũ nhễ nhại mồ hôi.

Thời gian dành cho quá trình thi thổi cơm kéo dài khoảng gần một giờ đồng hồ. Sau đó các cụ trong Ban tổ chức sẽ gõ trống và đi tìm các nồi cơm trong các đống tro than rơm trên sân đình. Sau khi đã tìm thấy toàn bộ 4 nồi cơm của 4 đội, các cụ trong ban Khánh tiết sẽ chấm điểm nồi cơm đạt giải nhất và dâng mâm cơm của 4 giáp vào cửa Thánh. 

Hội thi kéo lửa thổi cơm của dân làng Thị Cấm trải qua bao nhiêu năm, đến nay vẫn giữ được nét văn hóa cổ truyền độc đáo. Đông đảo người dân và du khách thập phương tấp nập đến xem hội tạo nên không khí sôi động, hào hứng trong những ngày đầu xuân năm mới./.

Một số hình ảnh trong ngày hội:

Phần thi kéo lửa là một trong những nội dung hấp dẫn nhất của hội thi. Mỗi đội cử 4 người tham gia kéo lửa

Những thanh niên chuẩn bị cho phần thi kéo lửa. Dụng cụ lấy lửa là chiếc bùi nhùi đã chuẩn bị sẵn. Bùi nhùi được làm nguyên thủy gồm: Rơm nhóm lửa, đoạn tre đực già dùi sẵn những khe nhỏ và một que giang luồn vào khe đó đánh lửa. 

Khi có khói lên thì dừng lại và thổi lửa bùng lên, chuyển lửa đó sang vị trí nấu cơm. 


Trong khi đó, mỗi thành viên trong đội tất bật với những công việc của mình, từ bện rơm, chuẩn bị niêu, bếp...

... cho đến chày cối giã gạo

Nổi lửa thổi cơm

Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, người thứ 5 phụ trách nồi cơm đốt vun nhiều đống tro rơm buộc người chấm phải mất công tìm kiếm. 

Sau khoảng 30 phút, các nồi cơm đã chín.

Các vị bô lão trong làng đánh trống tìm cơm được vùi trong những đống tro tàn

Giám khảo xem xét chất lượng cơm của từng đội để chọn ra đội chiến thắng. Cơm đạt yêu cầu phải chín dẻo và trắng, không có lẫn hạt thóc, sạn, hạt cơm không bị đớn và sượng.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng Thị Cấm kéo lửa thổi cơm thi
Làng Thị Cấm kéo lửa thổi cơm thi

(VOV)- Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, Thị Cấm thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ở đây còn giữ được hội thổi cơm truyền thống.

Làng Thị Cấm kéo lửa thổi cơm thi

Làng Thị Cấm kéo lửa thổi cơm thi

(VOV)- Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, Thị Cấm thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ở đây còn giữ được hội thổi cơm truyền thống.

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần
Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đã được Ban tổ chức lễ hội tăng cường.

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Nam Định sẵn sàng đảm bảo an ninh trật tự lễ hội Đền Trần

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách đã được Ban tổ chức lễ hội tăng cường.

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội
Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Đưa lễ hội đua ngựa của đồng bào Mông về Hà Nội

Chương trình diễn ra từ ngày 15-17/2 (tức ngày 16-18 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự
Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

VOV.VN - Lễ hội Căm Mường là lễ hội truyền thống của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) vào dịp đầu năm mới.

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

Độc đáo lễ hội Căm Mường của người Lự

VOV.VN - Lễ hội Căm Mường là lễ hội truyền thống của dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) vào dịp đầu năm mới.

Tư tưởng trọng nông nhìn từ lễ hội Tịch Điền
Tư tưởng trọng nông nhìn từ lễ hội Tịch Điền

VOV.VN - Lễ hội Tịch Điền thêm một lần nhắc nhở chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời đại ngày nay.

Tư tưởng trọng nông nhìn từ lễ hội Tịch Điền

Tư tưởng trọng nông nhìn từ lễ hội Tịch Điền

VOV.VN - Lễ hội Tịch Điền thêm một lần nhắc nhở chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời đại ngày nay.

Tái hiện vua đi cày ở lễ hội Tịch điền 2014
Tái hiện vua đi cày ở lễ hội Tịch điền 2014

VOV.VN - Lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu diễn ra vào sáng nay (6/2).

Tái hiện vua đi cày ở lễ hội Tịch điền 2014

Tái hiện vua đi cày ở lễ hội Tịch điền 2014

VOV.VN - Lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu diễn ra vào sáng nay (6/2).

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương
Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

VOV.VN -Theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, quy mô, không gian lễ hội năm nay có nhiều đổi mới.

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

Hà Nội sẵn sàng cho Lễ hội chùa Hương

VOV.VN -Theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, quy mô, không gian lễ hội năm nay có nhiều đổi mới.