Liên minh chính trị đối lập lớn nhất tại Quốc hội Pháp trước nguy cơ tan rã

VOV.VN - Đảng Cộng sản Pháp cho biết, 93% đảng viên đã bỏ phiếu thông qua việc rút khỏi Liên minh các đảng cánh tả và sinh thái có tên gọi “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới”.

Liên minh cánh tả “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới” (NUPES), lực lượng đối lập lớn nhất tại Quốc hội Pháp đang đứng trước nguy cơ tan rã, khi Đảng Cộng sản Pháp (PCF) hôm qua (15/10) tuyên bố rút lui, do những bất đồng kéo dài.

Trong thông báo chính thức đăng trên mạng xã hội X, đảng Cộng sản Pháp cho biết, 93% đảng viên đã bỏ phiếu thông qua việc rút khỏi Liên minh các đảng cánh tả và sinh thái có tên gọi “Nhân dân Xã hội và Sinh thái mới” (NUPES) và cũng là lực lượng đối lập lớn nhất trong Quốc hội Pháp hiện nay.

Giải thích về quyết định trên, đảng Cộng sản Pháp cho rằng, Liên minh cánh tả NUPES đang ở trong tình trạng bế tắc, chưa thể hiện được tầm vóc và trách nhiệm trong các vấn đề lớn của nước Pháp cũng như quốc tế. Nhất là Liên minh này đang chịu ảnh hưởng quá lớn của đảng cực tả “Nước Pháp bất khuất”, lực lượng lớn nhất trong liên minh.

Liên minh NUPES bao gồm các đảng Xã hội, đảng Cộng sản, đảng Sinh thái và đảng cực tả “Nước Pháp buất khuất” được hình thành vào tháng 5/2022, với tham vọng ngăn chặn Liên minh trung hữu ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron, chiếm đa số ghế tại cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6/2022 và hạn chế quyền lực của chính phủ.

Tuy nhiên, Liên minh NUPES đã rơi vào bất đồng và ngày càng suy yếu sau những thất bại liên tiếp, nhất là trong việc ngăn cản Tổng thống Pháp Macron thông qua Luật cải cách hưu trí mới, hay những nỗ lực lật đổ chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi đảng LFI từ chối lên án cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào Israel ngày 7/10 là hành động khủng bố, dù điều này đi ngược lại với quan điểm của các đảng còn lại trong liên minh NUPES cũng như dư luận chung tại Pháp. Quan hệ giữa đảng LFI và đảng PCF trước đó cũng đã rạn nứt khi một số thành viên cực tả của đảng LFI cho rằng, ban lãnh đạo đảng PCF mang tư tưởng quốc xã.

Sau quyết định rút khỏi NUPES, Bí thư toàn quốc đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel đã ngay lập tức kêu gọi các đảng Xã hội và Sinh thái hưởng ứng, để cùng thành lập một lực lượng chính trị đối trọng mới tại Quốc hội có tên gọi “Mặt trận nhân dân”. Đồng thới vận động sự tham gia của tất cả các thành phần xã hội khác, như các nghiệp đoàn, hiệp hội, các tổ chức cấp tiến và cả những thành viên Cộng hoà có tư tưởng cánh tả hay thậm chí là các đảng viên đảng LFI đang muốn ly khai…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cải cách hưu trí được thông qua tại quốc hội Pháp, căng thẳng xã hội tiếp diễn
Cải cách hưu trí được thông qua tại quốc hội Pháp, căng thẳng xã hội tiếp diễn

VOV.VN - Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm 20/3 đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội đầy khó khăn trong sự phản đối của các nghị sĩ đối lập. Với 278 phiếu chống, chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne chỉ còn cách 9 lá phiếu nữa là đứng trước nguy cơ sụp đổ. 

Cải cách hưu trí được thông qua tại quốc hội Pháp, căng thẳng xã hội tiếp diễn

Cải cách hưu trí được thông qua tại quốc hội Pháp, căng thẳng xã hội tiếp diễn

VOV.VN - Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm 20/3 đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội đầy khó khăn trong sự phản đối của các nghị sĩ đối lập. Với 278 phiếu chống, chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne chỉ còn cách 9 lá phiếu nữa là đứng trước nguy cơ sụp đổ. 

Quốc hội Pháp hôm nay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ
Quốc hội Pháp hôm nay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ

VOV.VN - Dự luật cải cách hưu trí đang gây chia rẽ nước Pháp sẽ trải qua những thử thách cuối cùng trong ngày 20/3. Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne sẽ cần phải vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội để dự luật chính thức được thông qua, cũng như tránh được nguy cơ sụp đổ.

Quốc hội Pháp hôm nay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ

Quốc hội Pháp hôm nay bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ

VOV.VN - Dự luật cải cách hưu trí đang gây chia rẽ nước Pháp sẽ trải qua những thử thách cuối cùng trong ngày 20/3. Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne sẽ cần phải vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội để dự luật chính thức được thông qua, cũng như tránh được nguy cơ sụp đổ.

Quốc hội Pháp trước thềm bỏ phiếu Dự luật cải cách hưu trí
Quốc hội Pháp trước thềm bỏ phiếu Dự luật cải cách hưu trí

VOV.VN - Ngày 16/3, Hội đồng hỗn hợp Thượng viện và Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận lần cuối cùng và thông qua văn bản cho Dự luật cải cách hưu trí trước khi có thể trình lên Quốc hội để bỏ phiếu quyết định vào ngày 26/3 tới.

Quốc hội Pháp trước thềm bỏ phiếu Dự luật cải cách hưu trí

Quốc hội Pháp trước thềm bỏ phiếu Dự luật cải cách hưu trí

VOV.VN - Ngày 16/3, Hội đồng hỗn hợp Thượng viện và Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận lần cuối cùng và thông qua văn bản cho Dự luật cải cách hưu trí trước khi có thể trình lên Quốc hội để bỏ phiếu quyết định vào ngày 26/3 tới.