Từ nhà về nhà

Người Việt tại Nga tạm thời quên đi những nỗi khó khăn, vất vả trong năm vừa qua và đặt hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn.

Năm mới kể chuyện cũ…

Nhìn lại và suy ngẫm về chuyện cũ, người Việt ở Nga luôn có những cảm giác vui buồn đan xen. Vui với niềm vui của đông đảo bà con người Việt tại Nga đã từng bước vượt qua khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi, ổn định cuộc sống và phát triển công việc kinh doanh của mình trên đất bạn. Buồn trước những mảnh đời bất hạnh, những khó khăn, mất mát nhiều năm qua trong cộng đồng, đâu đó vẫn còn tồn tại những bất cập trong cách thức làm ăn, trong ứng xử giữa con người với con người…Nhưng âu đó cũng là cuộc sống… Vượt lên trên hết những cảm xúc đó, thì người Việt ở Nga vẫn trào dâng niềm tự hào và cảm giác ấm áp mặc dù ở Moscow những ngày này thời tiết đang vô cùng giá lạnh.

Đã rất nhiều mùa gió tuyết đi qua, người Việt ở Nga vẫn kiên trì sống và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng Việt giữa khắc nghiệt của gió tuyết và đổi thay thời cuộc. 

Mừng xuân Quý Tỵ 2013 ở Xí nghiệp may Liva, Nga.

Khoảng sau năm 1985, khi nền kinh tế Liên Xô rơi vào trì trệ nặng nề cũng là lúc những thế hệ người Việt “hợp tác lao động” cuối cùng đặt chân đến đây. Cũng như bao thế hệ đàn anh, họ đến nước Nga lạnh giá bằng dép lê, áo vải mong manh và một giấc mơ bàn là, quạt điện. Nhưng ấm êm qua nhanh, biến động liên tục ập đến, rồi họ bị cuốn theo vòng xoáy định mệnh của lịch sử...

Đến năm 1989-1990 thì nhiều nhà máy đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, thậm chí phải nợ lương công nhân. Khó khăn, nhiều công nhân Việt đã “chân trong, chân ngoài” để cầm cự.

Chị Lại Thị Nhung (Thanh Hóa) nhớ lại: “Hầu như ngoài giờ làm chúng tôi không được phép rời ký túc xá, trừ ngày nghỉ. Nhưng do lương bổng thất thường, chúng tôi phải trốn hoặc xin bảo vệ ra ngoài sau giờ làm để kiếm thêm. Đứa thì ra chợ trời buôn bán vài thứ vặt vãnh, đứa tập tành đổi “xanh” (“xanh” là đôla Mỹ theo cách gọi của người Việt ở Nga). Đồng rúp liên tục mất giá, nhiều khi nhận lương xong chỉ đủ mua bánh mì ăn qua quýt. Công nhân đã khổ, những người đến Nga theo diện du học sinh còn khổ hơn. Chút học bổng ít ỏi chẳng đủ để cầm cự trước cơn bão giá, nhiều anh chị em phải ráng học nốt những trang sách còn lại trong cơn đói cồn cào. Có người chịu không nổi cơn bĩ cực đã bỏ trường, tìm đến chợ trời mong qua ngày đoạn tháng...

Chị Lan, một người đến Nga năm 1986, tâm sự: “Bỏ nhà máy, chúng tôi sống lang thang, nay đây mai đó. Đứa ở nhờ nhà bạn bè người Nga, đứa gom cả chục người trong cái phòng chật hẹp để tiết kiệm chi phí. Vào thời kỳ ấy, kiếm tiền đã khó mà mua hàng còn khó hơn. Tôi còn nhớ trước cửa hàng luôn có cả một hàng người dài dằng dặc, có khi mất nửa ngày mới mua được ổ bánh mì chỉ đủ ăn cho một ngày. Nếu trước đó người Việt luôn được ưu ái thì vào thời điểm ấy chúng tôi phải chịu những cái lườm nguýt từ chính người Nga. Vì khó khăn mà ra cả, nhiều khi ổ bánh mì cũng mặn chát vì nước mắt buồn tủi...”.

Anh Trần Hùng, xuất khẩu lao động ở thời đó, kể lại: “Đi đâu cũng gặp mỗi một câu hỏi: “Ở hay về?” Chúng tôi ở trong lòng nước Nga còn đỡ, nhiều anh em đồng hương ở tận các nước cộng hòa xa xôi thì cơ cực vô vàn. Họ phải lặn lội hàng ngàn cây số, vượt qua những biên giới mới dựng lên để tìm về Mátxcơva mong bạn bè trợ giúp. Có đứa hết tiền lạc đâu đó dọc đường, có đứa bị cướp bóc đến giờ vẫn chưa biết tin”.

Lúc ấy, nhiều người Việt đã chạy trốn gia đình và cả chính bản thân. Anh Lê Dũng, một nhân chứng của biến cố lịch sử, kể: “Hầu hết chúng tôi chẳng ai đủ can đảm viết thư hay gọi điện về nhà dù thường xuyên nhận được những bức thư nhòe nước mắt của cha mẹ nơi quê nhà. Nhiều người chán nản bỏ về miền quê kiếm sống, có người bạo gan tìm đường rời khỏi nước Nga. Tất cả như một bầy ong vỡ tổ, tứ tán khắp nơi, làm đủ thứ nghề có thể để cầm cự...”.

Năm 1991, khủng khoảng tài chính năm 1998 và chợ Vòm đóng cửa năm 2009... là những dữ liệu thời sự liên hệ trực tiếp đến sự sống còn của cộng đồng Việt trên đất Nga. Hình như những dấu mốc đổi thay luôn là một bài toán vận mệnh đeo đuổi dai dẳng không có đáp số với những người con nước Việt trên miền tuyết trắng này.

Niềm vui khi người Việt “từ nhà trở về nhà”

Cộng đồng người Việt Nam tại Nga hình thành bởi những người đi du học, hợp tác lao động, thăm thân ở lại, chủ yếu từ sau những năm 1990. Đến nay có khoảng 60 - 80 ngàn người. Bên cạnh số cư trú ổn định, đã có hộ khẩu, có đăng ký kinh doanh, hành nghề hợp pháp, không ít người còn gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý do sử dụng các loại giấy tờ du lịch, thăm thân, lao động hết thời hạn rồi ở lại... Trong bối cảnh Nhà nước Nga đang ngày càng siết chặt quản lý người nước ngoài, quản lý hộ khẩu, cư trú và kinh doanh theo các quy định mới, các giấy tờ về cư trú, lao động ngày càng khó khăn hơn đối với kiều bào thì giờ đây, cùng những tin tức đáng phấn khởi về tiến độ thi công dự án Trung tâm Văn hóa Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội – Moscow tại km94, đường MKAD, tất cả người Việt đã có cơ sở để nói rằng, tới đây, đi từ Việt Nam sang Nga là những chuyến đi mà người Việt Nam đi “từ nhà về nhà”.


“Ngôi nhà Hà Nội” ở Moscow đang được xây dựng tại vùng Đông- Bắc thành phố

“Ngôi nhà Hà Nội” ở Moscow đã được khởi công xây dựng tại vùng Đông- Bắc thành phố gần  03 năm nay, với diện tích 4,9 héc-ta, nằm trong khu vực thiên nhiên được bảo tồn gần đường vành đai lớn. 

Vào những ngày đầu năm mới 2013 này, tiến độ thi công “Ngôi nhà Hà Nội” đang được triển khai khẩn trương hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Đây sẽ là những quần thể kiến trúc đặc biệt, không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao, thương mại của những người Việt ở thủ đô nước Nga mà còn mang lại cho khu vực này của Moscow một nét đẹp mới.

Việc triển khai xây dựng “tổ ấm” Hà Nội ở Moscow LB Nga có ý nghĩa lớn trong sự phát triển hợp tác song phương giữa 2 thành phố, không chỉ trên bình diện văn hóa mà đây sẽ là những trụ sở cần thiết để các doanh nghiệp Nga – Việt có được mối giao lưu chặt chẽ, đẩy mạnh sự lưu thông hàng hóa giữa hai nước. Với cộng đồng người Việt đang sống và làm việc ở Moscow, “tổ ấm” Hà Nội trong lòng thủ đô nước Nga hẳn sẽ là nơi thân thương của họ.

Hiện có khoảng 13 - 15.000 người Việt đang sinh sống ở Moscow. Trước đây, phần lớn họ buôn bán tại các chợ, các container cũng như rất nhiều người nước ngoài và các doanh nhân người Nga khác. Nhưng thời kỳ quá độ đã qua, giờ đây thành phố đã và sẽ đóng cửa những khu chợ luộm thuộm ấy và người Việt ở Nga phải tìm cho mình những hình thức kinh doanh hợp lý và đàng hoàng hơn, trong các hệ thống cửa hàng, trung tâm thương mại. Ngôi nhà mang tên quê hương ở nước bạn chắc chắn sẽ phần nào cho họ điểm tựa trong việc chuyển hướng hoạt động để tồn tại và phát triển. 

Trở thành “người Việt mới”!

Phối cảnh của Trung tâm Văn hóa Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội – Moscow

Người Việt tại Nga tạm thời quên đi những nỗi khó khăn, vất vả trong năm vừa qua và đặt hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn. Chào xuân mới  - Xuân Quý Tỵ 2013, cộng đồng người Việt ở Nga sẽ không còn phải chờ đợi lâu nữa. Dự án Incentra- tổ hợp thương mại đa chức năng giữa lòng thủ đô Moscow, trái tim của nước Nga - dự án đầu tư lớn nhất ra nước ngoài của Việt Nam là niềm hy vọng, được coi là điểm sáng, là tương lai của thời kỳ làm ăn văn minh của người Việt tại Nga sắp hình thành.

Hẹn gặp nhau vào Lễ Hội lớn của Việt Nam và Hà Nội tại chương trình “Những ngày văn hóa Hà Nội tại Moscow năm 2013”. Cộng đồng người Việt tại LB Nga nói chung và tại Moscow nói riêng sẽ cùng có mặt chia vui, và chung sức góp phần làm nên một ngày hội lớn của người Việt. Đó là ngày khai trương chính thức Trung tâm Văn hóa Thương mại (đa chức năng) và Khách sạn Hà Nội – Moscow. Và chắc hẳn đến thời điểm ấy, người Việt đã có quyền tự hào đặt chân vào “nhà của mình” tại Moscow với tâm thế của “người Việt mới”!
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga mừng xuân Quí Tỵ
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga mừng xuân Quí Tỵ

(VOV) - Đông đảo bà con Việt Nam tại Nga cùng tụ hội về Đại sứ quán Việt Nam thưởng thức không khí Tết Việt.

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga mừng xuân Quí Tỵ

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga mừng xuân Quí Tỵ

(VOV) - Đông đảo bà con Việt Nam tại Nga cùng tụ hội về Đại sứ quán Việt Nam thưởng thức không khí Tết Việt.

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội
Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Đa số kiều bào đang định cư ở nước ngoài đều hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội

Đa số kiều bào đang định cư ở nước ngoài đều hướng về quê cha đất tổ, muốn đóng góp sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Những mong ước giản dị của kiều bào trong năm mới
Những mong ước giản dị của kiều bào trong năm mới

(VOV) -Đầu năm mới, trò chuyện với VOV, nhiều kiều bào đã bộc bạch những mong ước, dự định ấp ủ cho bản thân, gia đình và quê hương

Những mong ước giản dị của kiều bào trong năm mới

Những mong ước giản dị của kiều bào trong năm mới

(VOV) -Đầu năm mới, trò chuyện với VOV, nhiều kiều bào đã bộc bạch những mong ước, dự định ấp ủ cho bản thân, gia đình và quê hương

Tết này, da diết nhớ quê xa…
Tết này, da diết nhớ quê xa…

(VOV) - Với nhiều người lao động Việt Nam xa xứ, mong ước được ăn Tết với người thân ở quê nhà lại quá xa vời…

Tết này, da diết nhớ quê xa…

Tết này, da diết nhớ quê xa…

(VOV) - Với nhiều người lao động Việt Nam xa xứ, mong ước được ăn Tết với người thân ở quê nhà lại quá xa vời…

Công nhân Việt Nam ở Nga đón Tết Việt
Công nhân Việt Nam ở Nga đón Tết Việt

(VOV) - Đối với các công nhân của xí nghiệp may Liva, thuộc Tổng công ty Lion, Tết với họ quả là những ngày hội thực sự.

Công nhân Việt Nam ở Nga đón Tết Việt

Công nhân Việt Nam ở Nga đón Tết Việt

(VOV) - Đối với các công nhân của xí nghiệp may Liva, thuộc Tổng công ty Lion, Tết với họ quả là những ngày hội thực sự.