Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và phản ứng của khu vực

VOV.VN - Hôm nay (26/5) Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm 8 quốc đảo Thái Bình Dương trong vòng 10 ngày.

Chuyến thăm này cho thấy Trung Quốc đang tiến thêm một bước nữa trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, khu vực vốn trước kia chịu nhiều ảnh hưởng của Australia và New Zealand. Vậy khu vực phản ứng như thế nào về chuyến đi này?

Báo chí Australia hôm nay đưa nhiều tin tức về chuyến thăm các quốc đảo Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong đó bày tỏ lo ngại về việc chuyến thăm là một biểu hiện cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Không chỉ đưa tin về chuyến đi, báo chí Australia còn cho biết trong chuyến đi này, Trung Quốc đang tìm kiếm thêm nhiều thỏa thuận với các nước trong khu vực. Báo điện tử ABC News của Australia đưa tin, trong dự thảo thông cáo báo chí về cuộc họp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc với đồng cấp của 10 quốc đảo trong khu vực cho biết Trung Quốc đang tìm cách xây dựng kế hoạch hành động 5 năm và một văn bản có tên gọi là “Tầm nhìn phát triển chung”. Theo đó, Trung Quốc mở rộng hợp tác với các quốc đảo Thái Bình Dương thông qua các thỏa thuận thương mại tự do, hợp tác về an ninh mạng và nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, nghề cá, quản lý đại dịch, đào tạo cảnh sát...

Trước các động thái này từ phía Trung Quốc chính quyền Australia đã thẳng thắn bày tỏ lo ngại của mình.

Phát biểu với báo giới Australia ngày hôm nay, tân Thủ tướng Anthony Albanese nhận định, Trung Quốc đã cố gắng tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương, nơi mà Australia trở thành “đối tác an ninh được lựa chọn” kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 vì vậy Australia cần phải thúc đẩy mạnh hơn sự kết nối với khu vực.

Ông Albanese nói: “Chúng ta cần tăng cường kết nối với khu vực. Đây đều là các quốc gia có chủ quyền và chúng ta cần tôn trọng điều này. Chúng ta cần đưa ra nhiều lời đề nghị hỗ trợ hơn nếu không chúng ta sẽ còn thấy nhiều hậu quả. Với thỏa thuận đã đạt được với quần đảo Solomon chúng ta biết rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều thỏa thuận hơn nữa với khu vực và đây chính là tình huống mà Ngoại trưởng Penny Wong phải đối mặt khi tới thăm khu vực”.

Không chỉ bằng lời nói, Australia cũng ngay lập tức hành động khi hôm nay Ngoại trưởng Penny Wong cũng bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Fiji, một quốc đảo nằm ở khu vực Thái Bình Dương để khẳng định vai trò là “đối tác an ninh lựa chọn trong khu vực đang ngày càng ít an toàn hơn nhưng lại nhiều cạnh tranh hơn”.

Ngoài Australia, New Zealand cũng đã bày tỏ quan điểm của mình. Trong lúc đang công du Mỹ, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định “Thái Bình Dương là nhà” và các quốc gia trong khu vực là “gia đình” của mình vì vậy bất cứ khi nào có nhu cầu, “New Zealand sẵn sàng đứng lên đáp ứng các yêu cầu và ứng phó” với tình hình.

Trước đó, hôm qua, New Zealand vừa đạt được thỏa thuận kéo dài sự hiện diện của quân đội nước này tại Quần đảo Solomon trong thành phần của Lực lượng Hỗ trợ Quốc tế Quần đảo Solomon do Thái Bình Dương lãnh đạo.

Không chỉ chứng kiến sự lo lắng từ Australia và New Zealand, quần đảo Micronesia cũng bày tỏ lo ngại trước việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tổng thống Liên bang Micronesia David Panuelo đã gửi 1 bức thư tới 21 nhà lãnh đạo ở Thái Bình Dương trong đó nói rằng bản dự thảo thông cáo chung giữa Trung Quốc với 10 quốc đảo Thái Bình Dương cần được loại bỏ do lo ngại có thể châm ngòi cho một cuộc “chiến tranh lạnh mới” giữa Trung Quốc và các nước Phương Tây.

Về phía Trung Quốc, hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho biết “Trung Quốc và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương là bạn tốt và đối tác tốt theo đuổi sự phát triển chung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm các quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Solomon
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm các quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Solomon

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến thăm 5 quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Quần đảo Solomon.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm các quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Solomon

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm các quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Solomon

VOV.VN - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến thăm 5 quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Quần đảo Solomon.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc
Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

Mỹ tập hợp các đảo quốc Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Đảo quốc Solomon là một địa điểm khiến các nước trong nhóm Bộ Tứ/Quad (gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, và Mỹ) lo ngại. Dù có lợi thế từ trước, Mỹ vẫn đứng trước sức ép phải hành động khẩn trương về ngoại giao để ứng phó với các bước đi của Trung Quốc trong khu vực.

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"
Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 25/4 khẳng định, các tuyên bố cho rằng “Trung Quốc khát khao xây dựng một căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon trong thỏa thuận an ninh song phương mới ký kết” là thông tin sai lệch.

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

Trung Quốc phủ nhận "khát khao xây căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon"

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 25/4 khẳng định, các tuyên bố cho rằng “Trung Quốc khát khao xây dựng một căn cứ quân sự trên Quần đảo Solomon trong thỏa thuận an ninh song phương mới ký kết” là thông tin sai lệch.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.