“Ma trận” thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao ở Quảng Ninh

VOV.VN - Tình hình tội phạm công nghệ cao được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt có xu hướng chuyển trục rất rõ nét từ truyền thống sang phi truyền thống, không giới hạn tuổi, vùng lãnh thổ...

Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện, đấu tranh gần 70 vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng. Nhiều thủ đoạn mới tinh vi hơn liên tục xuất hiện, cho thấy sự phức tạp ngày càng gia tăng của loại tội phạm này.

“Ma trận” thủ đoạn

Ngày 25/7, chị L.T.N. (trú tại phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Quảng Ninh gọi điện đe doạ. Những người này hướng dẫn chị cài đặt ứng dụng rồi chiếm quyền điều khiển tài khoản Internet banking trên điện thoại di động, qua đó chiếm đoạt của nạn nhân hơn 400 triệu đồng. Đây chỉ là một trong rất nhiều bị hại đã gửi đơn trình báo tới Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua.  

Thượng tá Trần Đức Dũng, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm, đơn vị đã ghi nhận 58 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, số tiền bị thiệt hại hơn 69 tỷ đồng. Các đối tượng thường sử dụng 3 thủ đoạn chủ yếu: giả danh công an; kêu gọi đầu tư các sàn giao dịch tài chính “ảo” trên mạng và kêu gọi gửi tiền online, sau đó chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Bên cạnh nhóm lừa đảo, nhóm hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng cũng diễn biến khó lường. Trong năm 2023, toàn tỉnh Quảng Ninh phát hiện, đấu tranh 7 vụ với 66 đối tượng. Hiện nhiều trang web, ứng dụng liên quan đến hoạt động cá cược (Bet88, Go88, Sunwin…) vẫn tồn tại; các bài viết, video, hình ảnh quảng cáo đánh bạc trực tuyến liên tục mời gọi, thu hút người tham gia. 

Nguy hiểm hơn, trên địa bàn Quảng Ninh đã xuất hiện các đối tượng người nước ngoài sử dụng các trạm BTS giả để chèn vào sóng viễn thông di động các tin nhắn giả mạo nhằm lừa đảo. Theo các chuyên gia, các thiết bị BTS giả có thể gây mất sóng trên một diện tích rất rộng, gây ảnh hưởng lớn tới tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nếu không được phát hiện, xử lý.

Thượng tá Đinh Ngọc Văn, Trưởng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, qua công tác điều tra, xử lý tội phạm cho thấy, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng phức tạp do ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của loại tội phạm này ở các nước trong khu vực.

Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi hơn, chúng nghiên cứu kỹ về đặc điểm tâm lý của bị hại, đánh vào điểm yếu và lòng tham “làm việc nhẹ, hưởng lương cao, đầu tư ít hưởng nhiều”. 

Đặc trưng của tội phạm này là hoạt động không biên giới, phạm vi gây án rộng từ vùng sâu, vùng xa đến thành thị, bị hại thuộc nhiều thành phần trong xã hội và gây thiệt hại lớn cho người dân. Các đối tượng chủ mưu tập trung tại các nước như Campuchia, Lào, Trung Quốc… dùng các thiết bị, công cụ tấn công các cá nhân để lừa đảo, sau khi chiếm đoạt được tiền,  chúng thay đổi thông tin để che giấu, nhằm đối phó với lực lượng điều tra. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông còn nhiều sơ hở. Việc mở tài khoản qua các ngân hàng và các dịch vụ thanh toán trực tuyến còn nhiều bất cập, có rất nhiều tài khoản không chính chủ để các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo…

Dẹp “sim rác”, chặn “tài khoản ảo”

Từ đầu năm 2023 đến nay, Công an toàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 61 tố giác về tội phạm sử dụng công nghệ cao; xác lập, triệt phá 5 chuyên án về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Công an Quảng Ninh tích cực, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền, BCĐ 138 các cấp huy động cả hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, không chỉ nâng cao cảnh giác mà còn thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các đối tượng.

Tuy vậy, tình hình tội phạm công nghệ cao được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt có xu hướng chuyển trục rất rõ nét từ truyền thống sang phi truyền thống, không giới hạn tuổi, vùng lãnh thổ, tội phạm trung gian sử dụng công nghệ cao. 

Nhiều đối tượng người nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) cấu kết với các đối tượng người Việt Nam để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cho vay lãi nặng, mua bán vận chuyển đánh cắp chữ ký, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thượng tá Trần Đức Dũng, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh nhận định, thời gian tới, để giải quyết căn cơ tội phạm công nghệ cao, vấn đề “sim rác” cần được tăng cường quản lý và loại bỏ. Các đối tượng sử dụng chứng minh thư giả để mở tài khoản, sau đó dùng sim rác để liên lạc, kết nối với nạn nhân, gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra. Thêm vào đó, cần bổ sung một số quy định về quy trình, hồ sơ mở tài khoản ngân hàng tài khoản, ví điện tử thanh toán lưu động của khách hàng để ngăn chặn tình trạng sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản ảo như hiện nay. 

Đồng thời, lực lượng Công an cơ sở tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, quản lý đăng ký tạm trú của người nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn, nhất là các địa phương trọng điểm về du lịch dịch vụ, như TP Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, TX Đông Triều, Quảng Yên… không để người nước ngoài nhập cảnh trái phép, thực hiện hành vi lừa đảo, tổ chức đánh bạc trên không gian mạng. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, đấu tranh phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đạt hiệu quả thiết thực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Trị: Tiếp tục có thêm những nạn nhân mới của tội phạm công nghệ cao
Quảng Trị: Tiếp tục có thêm những nạn nhân mới của tội phạm công nghệ cao

VOV.VN - Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo thông qua mạng xã hội và viễn thông... có xu hướng gia tăng. Đối tượng thường giả danh người của Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện thoại lừa đảo hoặc đánh cắp tài khoản facebook, zalo để lừa tiền.

Quảng Trị: Tiếp tục có thêm những nạn nhân mới của tội phạm công nghệ cao

Quảng Trị: Tiếp tục có thêm những nạn nhân mới của tội phạm công nghệ cao

VOV.VN - Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo thông qua mạng xã hội và viễn thông... có xu hướng gia tăng. Đối tượng thường giả danh người của Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án gọi điện thoại lừa đảo hoặc đánh cắp tài khoản facebook, zalo để lừa tiền.

Khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng
Khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố 34 bị can tại 24 tỉnh, thành phố trong chuyên án đấu tranh, triệt xóa đường dây hoạt động phạm tội lừa đảo trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao có quy mô lớn với số tiền chiếm đoạt hơn 16,4 tỷ đồng.

Khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Khởi tố 34 bị can sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng

Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Tuyên Quang đã khởi tố 34 bị can tại 24 tỉnh, thành phố trong chuyên án đấu tranh, triệt xóa đường dây hoạt động phạm tội lừa đảo trên không gian mạng, sử dụng công nghệ cao có quy mô lớn với số tiền chiếm đoạt hơn 16,4 tỷ đồng.

Bình Dương: Tội phạm công công nghệ cao lừa đảo tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng
Bình Dương: Tội phạm công công nghệ cao lừa đảo tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng

VOV.VN - Hôm nay (11/10), tại buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí 9 tháng năm 2023 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an tỉnh thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Bình Dương: Tội phạm công công nghệ cao lừa đảo tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng

Bình Dương: Tội phạm công công nghệ cao lừa đảo tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng

VOV.VN - Hôm nay (11/10), tại buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí 9 tháng năm 2023 do UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an tỉnh thông tin về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.