Nga-Ấn bắt tay tạo xu thế trên thị trường vũ khí

VOV.VN - Không chỉ sẵn sàng ký kết thỏa thuận về S-400 có thể vào tháng 10 tới, vũ khí do Nga-Ấn liên doanh sản xuất cũng đang được nhiều nước quan tâm.

Mọi khía cạnh trong các thỏa thuận với Ấn Độ về mua bán hệ thống phòng không tối tân S-400 và tàu khu trục nhỏ Project 11356 của Nga đã được dàn xếp, theo đó phía Nga hy vọng sẽ ký kết các thỏa thuận này trong tháng 10 tới. Nhận định về tiến triển trong các thương vụ này, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga ông Dmitry Shugaev cho biết, với thỏa thuận thương vụ S-400, các bên đã sẵn sàng để đặt bút ký.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Sputnik

Nga giảm giá S-400 vì Ấn Độ là đối tác chiến lược

“Mọi khía cạnh về kỹ thuật và thương mại đã được nhất trí và chúng tôi đã tiến tới rất gần thỏa thuận. Chúng tôi hy vọng sẽ ký kết các thỏa thuận này với các đối tác Ấn Độ vào cuối năm nay. Và tháng 10 sẽ là thời điểm thích hợp, khi Nga và Ấn Độ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh”, Sputnik dẫn lời ông Shugaev.

Giám đốc đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga cũng cho biết, Nga đã giảm giá lần cuối các hệ thống S-400 cho New Delhi vì mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 quốc gia.

Theo một số nguồn tin mở, ban đầu, Nga chào bán S-400 cho Ấn Độ với giá 6,5 tỷ USD. Mức giảm giá không được tiết lộ, song theo ông Shugaev “Nga đã nhượng bộ đáng kể trước yêu cầu của đối tác chiến lược Ấn Độ”.

Nếu thỏa thuận được ký kết trong năm nay, Ấn Độ sẽ nhận được hệ thống S-400 đầu tiên vào năm 2020. Thương vụ S-400 là thỏa thuận liên chính phủ đạt được giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi hồi tháng 10/2016.

S-400 Triumph là thế hệ phòng không di động tiếp theo của Nga, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách tối đa tới 400km.

Liên doanh Nga-Ấn sẽ bán vũ khí cho nước thứ 3?

Đây được nhận định là xu thế để giữ chỗ đứng trên thị trường vũ khí. Trên thực tế, đã có rất nhiều nước, bao gồm cả khu vực Trung Đông, cho thấy mình có thể là một người mua tiềm năng với các mặt hàng vũ khí do Nga và Ấn Độ liên doanh sản xuất.

Tiết lộ với Sputnik, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga Shugaev cho biết, một quốc gia Trung Đông đã yêu cầu mua máy bay không người lái Orion-E do Nga sản xuất. Đây là lời đề nghị đầu tiên cho thương vụ mua bán Orion-E mà Nga nhận từ khu vực một nước Trung Đông.

“Các khách hàng nước ngoài của chúng tôi rất hào hứng với dòng máy bay không người lái này. Và chúng tôi đã nhận được đề nghị đầu tiên từ một quốc gia Trung Đông. Điều này chứng tỏ chúng tôi đang đi đúng xu hướng và nỗ lực để đảm bảo tầm nhìn và thị phần mới trên thị trường vũ khí”, Sputnik dẫn lời ông Shugaev.

Bên cạnh đó, ông Shugaev không loại trừ khả năng chào bán phiên bản súng trường tấn công AK-100 được sản xuất tại Ấn Độ cho các nước thứ 3: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các công ty nhà nước hoặc tư nhân được lựa chọn bởi Ấn Độ. Chúng tôi chắc chắn đây là thực tế để đáp ứng nhu cầu về súng trường tấn công thông qua hình thức sản xuất liên doanh”.

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) muốn mua các tên lửa dẫn đường siêu âm BrahMos do Nga phối hợp với Ấn Độ sản xuất, song những đề nghị như vậy phải được cả 2 bên cùng cân nhắc.

“Hiện tại, vấn đề cung cấp vũ khí do Nga và Ấn Độ liên doanh sản xuất cho các nước thứ 3 đang được bản thảo, vì vậy 2 bên sẽ đưa ra quyết định chung khi nhận được bất cứ yêu cầu chính thức nào. Các tiểu vương quốc Arab thống nhất là một trong những người mua tiềm năng. Song tôi không thể khẳng định điều gì khi chưa nhận được một đề nghị mua chính thức”, Shugaev nói.

Trong lúc chờ đợi những thương vụ với các nước thứ 3, hợp tác quân sự Nga-Ấn cũng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, dự án thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 giữa Nga và Ấn Độ đang bị đình trệ, tuy nhiên, 2 bên có thể sớm khôi phục lại các cuộc đàm phán về dự án hợp tác này.

“Dự án này đang bị đóng băng, nhưng tôi hy vọng 2 bên sẽ quay lại bàn thảo luận phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5”, ông Shugaev trả lời Sputnik.

Dự án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là một phần trong chính sách hiện nay có tên “Sản xuất tại Ấn Độ” của chính quyền New Delhi. Dự án có sự tham gia của Công ty JSC Sukhoi của Nga và phía Ấn Độ là công ty Hàng không Hindustan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gạt bỏ nghi ngờ, Nga - Ấn tiếp tục phát triển siêu tiêm kích thế hệ 5
Gạt bỏ nghi ngờ, Nga - Ấn tiếp tục phát triển siêu tiêm kích thế hệ 5

Bộ phận truyền thông của Tập đoàn Rosoboronexport khẳng định, Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục dự án hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Gạt bỏ nghi ngờ, Nga - Ấn tiếp tục phát triển siêu tiêm kích thế hệ 5

Gạt bỏ nghi ngờ, Nga - Ấn tiếp tục phát triển siêu tiêm kích thế hệ 5

Bộ phận truyền thông của Tập đoàn Rosoboronexport khẳng định, Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục dự án hợp tác chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Quan hệ Nga-Ấn Độ trải qua đủ thử thách thăng trầm
Quan hệ Nga-Ấn Độ trải qua đủ thử thách thăng trầm

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Nga đã có cuộc gặp Thượng đỉnh không chính thức, mang lại ý nghĩa quan trọng với cả hai nước.

Quan hệ Nga-Ấn Độ trải qua đủ thử thách thăng trầm

Quan hệ Nga-Ấn Độ trải qua đủ thử thách thăng trầm

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Nga đã có cuộc gặp Thượng đỉnh không chính thức, mang lại ý nghĩa quan trọng với cả hai nước.

Báo Nga: Ấn định thời điểm cuộc họp giữa hai Tổng thống Putin và Trump
Báo Nga: Ấn định thời điểm cuộc họp giữa hai Tổng thống Putin và Trump

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng gặp người đồng cấp Donald Trump bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Việt Nam

Báo Nga: Ấn định thời điểm cuộc họp giữa hai Tổng thống Putin và Trump

Báo Nga: Ấn định thời điểm cuộc họp giữa hai Tổng thống Putin và Trump

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã sẵn sàng gặp người đồng cấp Donald Trump bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Việt Nam

Tên lửa tương lai: BrahMos Nga-Ấn thay đổi thị trường vũ khí ra sao?
Tên lửa tương lai: BrahMos Nga-Ấn thay đổi thị trường vũ khí ra sao?

Tên lửa BrahMos phóng hàng loạt sẽ hủy diệt một nhóm mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa không cần phải điều khiển (nguyên tắc "bắn và quên").

Tên lửa tương lai: BrahMos Nga-Ấn thay đổi thị trường vũ khí ra sao?

Tên lửa tương lai: BrahMos Nga-Ấn thay đổi thị trường vũ khí ra sao?

Tên lửa BrahMos phóng hàng loạt sẽ hủy diệt một nhóm mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa không cần phải điều khiển (nguyên tắc "bắn và quên").