Những nhân tố mới trong cấu trúc an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

VOV.VN - Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang có sự chuyển động mạnh mẽ với sự xuất hiện của các nhân tố mới.

Những năm gần đây, xu thế đa cực hóa cấu trúc an ninh toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng đang chuyển từ định hướng sang định hình. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang có sự chuyển động mạnh mẽ với sự xuất hiện của các nhân tố mới, nhất là từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ở Mỹ và Ấn Độ tuyên bố “hành động hướng Đông”, khiến giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Mở rộng không gian chiến lược

Ngay sau khi lên cầm quyền tại Mỹ, ông D. Trump lập tức tuyên bố chấm dứt chính sách “xoay trục” về Châu Á-Thái Bình Dương của người tiền nhiệm Obama và thay thế vào đó là chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Cùng với việc rút khỏi hiệp ước TPP, Lầu Năm Góc tăng cường hoạt động của các hạm đội để bảo đảm an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực.

Trong thời gian chưa đầy một năm Mỹ đã cho thông qua 2 Dự luật: An ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, số hiệu H.R.2621, ngày 24/5/2017, với mục tiêu tăng cường hoạt động quân sự của quân đội Mỹ nhằm thúc đẩy quan hệ với các đồng minh, đối tác khu vực và Đạo luật HRES 311, ngày 27/9/2017, công nhận vai trò quan trọng của ASEAN đối với chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế của Mỹ.

Trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 5/11/2017, Tổng thống Trump đã bày tỏ rằng, Washington sẽ tích cực hợp tác với các đồng minh, thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở rộng không gian chiến lược thay thế chính sách “tái cân bằng” của người tiền nhiệm Obama.

Mới đây nhất, ngày 2/6/2018, tại Shangri-La 17 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis có bài phát biểu với chủ đề:  “Sự lãnh đạo của Mỹ và những thách thức của an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Mattis nhấn mạnh: “Chúng tôi nỗ lực hết sức để hợp tác với các nước Thái Bình Dương”.

Ông Jim Mattis còn tuyên bố rằng: “Chúng tôi (tức Mỹ) cũng sẽ đối đầu với những gì chúng tôi tin là đi ngược lại luật pháp quốc tế, đi ngược lại những gì mà các tòa án quốc tế đã ra phán quyết”.

Được biết, ngay trước thềm Diễn đàn Shangri-La 2018, ngày 30/5 Mỹ tuyên bố đổi tên đơn vị giám sát hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Châu Á từ Bộ chỉ huy Thái Bình Dương sang tên mới là Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Những chuyển động tích cực về an ninh

Trong thời gian vừa qua, tại khu vực cũng diễn ra ra những chuyển biến tích cực có lợi cho an ninh. Trên bán đảo Triều Tiên, chỉ trong vòng một tháng đã có tới 2 cuộc gặp Thượng đỉnh liên Triều nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều vào ngày 12/6 tới tại Sinhgapore.

Sau hàng thập kỷ gia tăng đối đầu, nay các bên đã đạt được các mục tiêu chiến lược và đã có những bước đi thực chất hướng tới phi hạt nhân hóa và hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vẫn còn những bất đồng không hề nhỏ và có thể có những thay đổi bất thường bởi tính cách khó đoán định của các nhà lãnh đạo, nhưng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều vào ngày 12/6 vẫn được sự mong đợi của cộng đồng quốc tế.

Quan hệ Nga–Nhật cũng nồng ấm hơn. Hồi cuối tháng 5 vừa qua, hai ông Abe và Putin đã gặp nhau tại lễ khai mạc năm Nhật Bản ở Nga và năm Nga ở Nhật Bản. Theo đó, Hiệp ước Hoà bình giữa hai nước đã được đề cập. Giới chức Nhật Bản miêu tả quan hệ Nga-Nhật là “mối quan hệ song phương có nhiều triển vọng nhất”, do hai bên có cách tiếp cận mới thực tế hơn, theo công thức “hoạt động kinh tế chung” trên 4 hòn đảo đang tranh chấp. Với kỳ vọng biến “láng giềng xa” trở thành “láng giềng tốt”.

Quan hệ “tam giác” Trung–Nhật–Hàn được tái khởi động. Hồi đầu tháng 5 ở Tokyo đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh với sự tham dự của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhân dịp này Thủ tướng Lý Khắc Cường còn viếng thăm chính thức Nhật Bản và tiếp kiến Nhật Hoàng Akihito.

Gia tăng vai trò của các nước lớn

Theo giới quan sát, năm 2018, dường như Ấn Độ đang tỏ rõ quyết tâm đặt dấu ấn vào cấu trúc an ninh khu vực. Thông qua bài phát biểu đề dẫn trong phiên khai mạc Diễn đàn Shangri-La ngày 1/6 vừa qua, Thủ tướng Modi nhấn mạnh, vai trò chiến lược của Ấn Độ trong khu vực và tầm nhìn của ông về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tại Diễn đàn, các đại biểu cũng đã thảo luận các nội dung liên quan tới chính sách “hướng Đông” và vai trò của Ấn Độ trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực cũng như quan hệ của nước này đối với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và các nước lớn khác.

Được biết, trên đường đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông, và cho rằng: “chỉ có duy nhất một nước” dường như “bị làm phiền” bởi các hoạt động thường lệ của chiến hạm Mỹ.

Trước khi Shangri-La 17 diễn ra, Mỹ và đồng minh cũng đã chỉ trích những động thái không phù hợp của một số quốc gia trên Biển Đông, đặc biệt là việc sử dụng máy bay diễn tập ném bom ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Khẳng định vị thế của ASEAN

ASEAN luôn ủng hộ một cấu trúc khu vực đa tầng nấc, dựa trên tiến trình hợp tác khu vực hiện có để bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau; trong đó, ASEAN giữ vai trò trung tâm và là động lực chính. Vai trò trung tâm của ASEAN được coi là điều kiện cần thiết để bảo đảm độc lập, chủ quyền, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển cho các nước trong khu vực.

Trong bài phát biểu tại Shangri-La 17, với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của Châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN, vai trò chủ động tích cực của Việt Nam, hành động có trách nhiệm của các nước lớn. Nhất là việc phát huy tính độc lập tự chủ kết hợp với hợp tác trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế…

Từ kinh nghiệm của Việt Nam, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định: “An ninh và tự do chỉ có thể được đảm bảo bằng sự độc lập của mỗi quốc gia với bất kỳ một cường quốc nào và bằng sự hợp tác tự nguyện của mỗi nước với tất cả các cường quốc khác”.   

Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc cấp cao tại Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington cho rằng, Singapore, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác phải sử dụng COC để thúc đẩy việc thống nhất trong các hoạt động quân sự tại khu vực. 

Ông Cronin nói thêm, bản thân Mỹ cũng không thể lãnh đạo chỉ bằng việc truyền cảm hứng. Thay vào đó, việc mở rộng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải đi kèm với chính sách bổ sung cho khu vực Đông Nam Á và đòi hỏi các đồng minh trong khu vực khác, không chỉ “tứ giác an ninh” Mỹ-Nhật-Ấn-Australia mà phải cùng hành động.

Như vậy, với những chuyển động mạnh mẽ trong khu vực cho thấy, không gian cấu trúc an ninh không chỉ dừng lại ở Châu Á-Thái Bình Dương, mà đã mở rộng sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự tồn tại và đan xen lợi ích giữa các cấu trúc hiện có và các nhân tố mới tham gia vào quá trình, khiến cho cấu trúc an ninh xuất hiện những biến số mới làm gia tăng tính phức tạp trong quá trình định hình an ninh khu vực, vốn được coi là sẽ phát triển năng động nhất thế giới trong thế kỷ XXI./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn Liên Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương họp phiên toàn thể
Diễn đàn Liên Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương họp phiên toàn thể

VOV.VN - Một trong những mục tiêu phấn đấu chính của Diễn đàn APPF 26 là xây dựng tầm nhìn mới trong giai đoạn tiếp theo sau 25 năm hình thành và phát triển.

Diễn đàn Liên Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương họp phiên toàn thể

Diễn đàn Liên Nghị viện Châu Á – Thái Bình Dương họp phiên toàn thể

VOV.VN - Một trong những mục tiêu phấn đấu chính của Diễn đàn APPF 26 là xây dựng tầm nhìn mới trong giai đoạn tiếp theo sau 25 năm hình thành và phát triển.

Thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt lao dốc
Thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt lao dốc

VOV.VN - Nguyên nhân thị trường chứng khoán lao dốc là nhà đầu tư lo ngại dòng tiền tháo chạy khỏi các nền kinh tế mới nổi trước lãi suất tại Mỹ tăng lên.

Thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt lao dốc

Thị trường chứng khoán ở Châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt lao dốc

VOV.VN - Nguyên nhân thị trường chứng khoán lao dốc là nhà đầu tư lo ngại dòng tiền tháo chạy khỏi các nền kinh tế mới nổi trước lãi suất tại Mỹ tăng lên.

Châu Á-Thái Bình Dương dè dặt trước ý định tái gia nhập TPP của Mỹ
Châu Á-Thái Bình Dương dè dặt trước ý định tái gia nhập TPP của Mỹ

VOV.VN - Giới phân tích đánh giá việc tham gia lại TPP sẽ tạo những thay đổi lớn cho nhiều doanh nghiệp Mỹ trong tương lai.

Châu Á-Thái Bình Dương dè dặt trước ý định tái gia nhập TPP của Mỹ

Châu Á-Thái Bình Dương dè dặt trước ý định tái gia nhập TPP của Mỹ

VOV.VN - Giới phân tích đánh giá việc tham gia lại TPP sẽ tạo những thay đổi lớn cho nhiều doanh nghiệp Mỹ trong tương lai.

Porsche có Giám đốc điều hành mới tại châu Á - Thái Bình Dương
Porsche có Giám đốc điều hành mới tại châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Porsche vừa đưa ra thông báo bổ nhiệm ông Arthur Willmann làm Giám đốc điều hành mới của hãng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương 

Porsche có Giám đốc điều hành mới tại châu Á - Thái Bình Dương

Porsche có Giám đốc điều hành mới tại châu Á - Thái Bình Dương

VOV.VN - Porsche vừa đưa ra thông báo bổ nhiệm ông Arthur Willmann làm Giám đốc điều hành mới của hãng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương