Cứu sống bé gái 12 tuổi bị vỡ dị dạng mạch máu não

VOV.VN - Ngày 22/7, Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết đã can thiệp cấp cứu thành công cho bé gái 12 tuổi, bị vỡ dị dạng mạch máu não, búi dị dạng phức tạp, nguy hiểm.

Bé gái tên H.H.X.A, sinh năm 2011, quê ở tỉnh Sóc Trăng. Bé A. nhập viện trong tình trạng đau đầu nhiều và yếu nửa người trái.

Theo gia đình bé A, trước khi nhập viện S.I.S Cần Thơ 2 ngày, A. có triệu chứng nhức đầu, nôn ói nhiều nên được bệnh viện địa phương theo dõi bệnh về tiêu hóa. Song, tình trạng bệnh không thuyên giảm, nôn ói và nhức đầu nhiều hơn khi nằm máy lạnh, nên đã chuyển lên một bệnh viện tại Cần Thơ để tiếp tục điều trị.

Ngay khi biết bé A. có bệnh lý liên quan đến não chứ không phải bị về đường tiêu hóa, gia đình đã xin chuyển sang S.I.S Cần Thơ.

Sau khi chẩn đoán, Bệnh viện S.I.S Cần Thơ nhận định bệnh nhân đã bị xuất huyết não do vỡ dị dạng thông động tĩnh não (AVM) và có túi giả phình lớn (kích thước 3x3mm) trong búi dị dạng, tình trạng rất nguy hiểm. Ngay lập tức, ekip bác sĩ bệnh viện đã can thiệp thành công, giảm lưu lượng của dị dạng và đặc biệt là tắc được túi giả phình cho bệnh nhân.

Sau can thiệp và chăm sóc tích cực khoảng 1 tuần, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, chỉ còn yếu nhẹ chân trái, được tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Búi dị dạng mạch máu của bệnh nhân A. đã giảm đáng kể, tuy nhiên cần chụp DSA mạch máu não sau vài tháng khi tình trạng A. ổn định để đánh giá tình trạng của ổ dị dạng. Nếu cần thiết sẽ tiến hành can thiệp lần 2 hoặc bắn tia gamma để triệt tiêu búi dị dạng.

Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân A. ổn định và được các bác sĩ cho xuất viện, theo dõi tại nhà.

Theo BS.CKII Ngô Minh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, đa số các trường hợp dị dạng mạch máu não thường không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng không điển hình khi chưa vỡ như: đau đầu, co giật, động kinh… dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Đối với trường hợp ổ dị dạng đã vỡ gây xuất huyết não, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng là đau đầu dữ dội, yếu liệt tay/chân, thậm chí lơ mơ, hôn mê… nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong sau đó.

Khi có các triệu chứng bất thường như đau đầu, co giật, động kinh… cần chủ động tầm soát để phát hiện sớm bệnh lý ở các cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị như CT hoặc MRI.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh nhi tay chân miệng dồn dập nhập viện ở TP.HCM
Bệnh nhi tay chân miệng dồn dập nhập viện ở TP.HCM

VOV.VN - Tuần qua, TP.HCM vừa ghi nhận thêm hơn 1.600 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần 2,5 lần so với trung bình tháng trước.

Bệnh nhi tay chân miệng dồn dập nhập viện ở TP.HCM

Bệnh nhi tay chân miệng dồn dập nhập viện ở TP.HCM

VOV.VN - Tuần qua, TP.HCM vừa ghi nhận thêm hơn 1.600 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần 2,5 lần so với trung bình tháng trước.

Cấp cứu bé trai tổn thương vùng mặt do ngã vào mảnh vỡ thủy tinh
Cấp cứu bé trai tổn thương vùng mặt do ngã vào mảnh vỡ thủy tinh

VOV.VN - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 2 tuổi bị nhiều tổn thương vùng mặt do bị các mảnh thủy tinh cứa vào.

Cấp cứu bé trai tổn thương vùng mặt do ngã vào mảnh vỡ thủy tinh

Cấp cứu bé trai tổn thương vùng mặt do ngã vào mảnh vỡ thủy tinh

VOV.VN - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 2 tuổi bị nhiều tổn thương vùng mặt do bị các mảnh thủy tinh cứa vào.

Cứu sống 2 trẻ bị động kinh co giật, liệt nửa người hiếm gặp
Cứu sống 2 trẻ bị động kinh co giật, liệt nửa người hiếm gặp

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa cứu sống thành công 2 bệnh nhi mắc hội chứng động kinh co giật nửa người - liệt nửa người (HHE) hiếm gặp.

Cứu sống 2 trẻ bị động kinh co giật, liệt nửa người hiếm gặp

Cứu sống 2 trẻ bị động kinh co giật, liệt nửa người hiếm gặp

VOV.VN - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vừa cứu sống thành công 2 bệnh nhi mắc hội chứng động kinh co giật nửa người - liệt nửa người (HHE) hiếm gặp.