Những lưu ý không thể bỏ qua khi điều trị cúm A tại nhà

VOV.VN - Sử dụng thuốc và các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân cần nhập viện là 2 vấn đề các bác sĩ lưu ý người dân khi điều trị bệnh cúm A tại nhà.

Theo BS Nguyễn Trọng Hưng (Khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn), đa phần các bệnh nhân cúm A đến viện trong tình trạng sốt, chảy nước mũi kèm theo đau họng, ho. 

Các bệnh nhân cúm A có bệnh nền như tim mạch, hô hấp, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, mãn tính sẽ được theo dõi trong bệnh viện. Trường hợp người bệnh khỏe mạnh, không bệnh lý nền, đã tiêm vaccine cúm A khi đến cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm đánh giá xem có biến chứng cúm A hay không. Nếu không có nguy cơ biến chứng cúm A, họ có thể được theo dõi, điều trị tại nhà theo đơn thuốc bác sĩ.

Cũng theo BS Nguyễn Trọng Hưng, biến chứng bệnh cúm A là viêm phổi, biến chứng về tim mạch, thần kinh, viêm cơ. Ngoài ra, bệnh này còn các biến chứng nặng hơn như bệnh nhân bị bội nhiễm, nhiễm trùng, nhiễm độc.

Bác sĩ Hưng khuyến cáo có 2 vấn đề người bệnh cần chú ý khi điều trị tại nhà. Thứ nhất là vấn đề sử dụng thuốc. Các bệnh nhân cúm A triệu chứng nhẹ, không có yếu tố nguy cơ, được chăm sóc tại nhà có thể dùng hạ sốt khi sốt khi sốt trên 38.5 độ C. Bệnh nhân mắc cúm A và không bị bội nhiễm không được dùng kháng sinh. 

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho biết thêm, nhiều người lầm tưởng dùng kháng sinh giúp bệnh nhanh khỏi. Thực tế, kháng sinh không có tác dụng diệt virus - nguyên nhân gây cúm. Bệnh cúm tự khỏi trong vài ngày, người bệnh có thể dùng thuốc giảm ho, giảm đau họng hoặc thuốc hạ sốt.

Về vấn đề bù nước và điện giải, BS Trọng Hưng chia sẻ, các bệnh nhân không có bệnh lý nền liên quan đến tiểu đường, tim mạch nên hạn chế bù nước bằng nước hoa quả. Người bệnh có thể dùng oresol, nước lọc để bù nước. Nếu bệnh nhân không có bệnh lý nền trên có thể dùng nước hoa quả để bù điện giải. Ngoài ra, với bệnh nhân điều trị tại nhà có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng virus theo liều lượng, cân nặng người bệnh.

Vấn đề cần lưu ý thứ 2 là các dấu hiệu người bệnh cần vào bệnh viện. Các bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cúm A điều trị tại nhà phải được theo dõi tình trạng liên tục. Nếu bệnh nhân sốt cao không hạ, không thể ăn uống, hay xuất hiện triệu chứng khác như ho, khạc đờm rất nhiều hoặc bệnh nhân rối loạn ý thức, đau bụng, tiêu chảy hoặc triệu chứng khác như viêm cơ, có dấu hiệu thần kinh… cần nhập viện.

Về phòng bệnh cúm A, chúng ta nên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người xung quanh. Khi tiếp xúc với người bệnh, chúng ta đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Bạn nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Đặc biệt, người dân nên tiêm vaccine cúm A 1 năm/lần, tiêm trước khi vào mùa đông xuân từ tháng 10 đến tháng 3 để phòng cúm A. Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Người lớn, trẻ lớn cần tiêm nhắc lại hàng năm để duy trì khả năng bảo vệ trước sự biến đổi của các chủng cúm. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một số biện pháp điều trị nghẹt mũi do cúm tại nhà
Một số biện pháp điều trị nghẹt mũi do cúm tại nhà

VOV.VN - Bạn hãy lưu ý một số mẹo điều trị tại nhà dưới đây để khắc phục tình trạng tắc, nghẹt mũi do bệnh cúm.

Một số biện pháp điều trị nghẹt mũi do cúm tại nhà

Một số biện pháp điều trị nghẹt mũi do cúm tại nhà

VOV.VN - Bạn hãy lưu ý một số mẹo điều trị tại nhà dưới đây để khắc phục tình trạng tắc, nghẹt mũi do bệnh cúm.

Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

VOV.VN - Covid-19 là dịch bệnh do loại virus hoàn toàn mới gây ra và việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị ở thời điểm này cũng có thể gây tranh cãi.

Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Bài học từ dịch cúm 1918 cho việc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

VOV.VN - Covid-19 là dịch bệnh do loại virus hoàn toàn mới gây ra và việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị ở thời điểm này cũng có thể gây tranh cãi.

Cha mẹ có nên tự ý mua thuốc điều trị cúm cho trẻ?
Cha mẹ có nên tự ý mua thuốc điều trị cúm cho trẻ?

VOV.VN - Thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán mắc cúm sớm trong 48 giờ. Việc lạm dụng, tự ý mua và sử dụng Tamiflu có thể gây hại cho sức khỏe.

Cha mẹ có nên tự ý mua thuốc điều trị cúm cho trẻ?

Cha mẹ có nên tự ý mua thuốc điều trị cúm cho trẻ?

VOV.VN - Thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán mắc cúm sớm trong 48 giờ. Việc lạm dụng, tự ý mua và sử dụng Tamiflu có thể gây hại cho sức khỏe.

Phòng tránh và điều trị bệnh cúm mùa
Phòng tránh và điều trị bệnh cúm mùa

VOV.VN -Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên cả nước, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung.

Phòng tránh và điều trị bệnh cúm mùa

Phòng tránh và điều trị bệnh cúm mùa

VOV.VN -Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, số ca mắc bệnh cúm có thể gia tăng trên cả nước, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung.

Dịch cúm gia tăng, nhiều bệnh viện lớn hết thuốc điều trị cúm
Dịch cúm gia tăng, nhiều bệnh viện lớn hết thuốc điều trị cúm

VOV.VN -Cục Quản lý Dược đề nghị Công ty CP Dược liệu TW2 khẩn trương thực hiện các thủ tục để nhập thuốc Tamiflu 75mg phục vụ nhu cầu điều trị của nhân dân.

Dịch cúm gia tăng, nhiều bệnh viện lớn hết thuốc điều trị cúm

Dịch cúm gia tăng, nhiều bệnh viện lớn hết thuốc điều trị cúm

VOV.VN -Cục Quản lý Dược đề nghị Công ty CP Dược liệu TW2 khẩn trương thực hiện các thủ tục để nhập thuốc Tamiflu 75mg phục vụ nhu cầu điều trị của nhân dân.