Bài học “vaccine tranh cử” cho Tổng thống Trump từ Gerald Ford

VOV.VN - Chương trình vaccine của Tổng thống Gerald Ford năm 1976 đã thất bại thảm hại và kết quả là năm đó ông đã thua đối thủ đảng Dân chủ Jimmy Carter.

Năm 1976, Tổng thống Gerald Ford từng tiến hành một chương trình vaccine trước thềm bầu cử. Tuy nhiên, cuối cùng chương trình này thất bại và bản thân ông cũng thua đối thủ Jimmy Carter trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11 cùng năm. Đây được xem như “bài học lịch sử” mà Tổng thống Trump có thể tham khảo trong bối cảnh ông muốn có vaccine Covid-19 ngay trước ngày bầu cử 2020.

Trong một lá thư đề ngày 27/8, Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đề nghị các bang xóa bỏ các rào cản, tạo điều kiện để mạng lưới các trung tâm phân phối vaccine có thể “vận hành hoàn toàn trước ngày 1/11/2020”.

Mốc thời gian này là 2 ngày trước khi cử tri Mỹ chính thức đi bỏ phiếu bầu cử Tổng thống (ngày 3/11). Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng chính quyền Tổng thống Trump đang vội vàng để có vaccine trước ngày 3/11.

“Các yêu cầu theo thông lệ về khoảng thời gian để được cấp giấy phép đang là một rào cản đáng kể đối với việc tiếp cận chương trình y tế cộng đồng khẩn cấp này. CDC khẩn thiết yêu cầu sự trợ giúp của các bạn trong việc xử lý đơn đăng ký của các cơ sở phân phối”, Giám đốc CDC Robert Redfield viết trong lá thư gửi tới các bang ngày 27/8.

Tổng thống Donald Trump cũng từng nói tới việc nước Mỹ sẽ có vaccine ngừa Covid-19 vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11, và có thể trước Ngày Bầu cử (3/11/2020).

Các nỗ lực của Tổng thống Trump khiến nhiều người cho rằng đây là một canh bạc nguy hiểm: Việc nhanh chóng đưa ra một vaccine trong tình trạng y tế khẩn cấp có thể cứu sống mạng người, nhưng nó cũng có thể đe dọa sự an toan, và xa hơn nữa là làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chương trình vaccine và cuối cùng kế hoạch có thể sẽ thất bại hoàn toàn.

Chương trình vaccine của Gerald Ford

Lịch sử có thể đưa ra cho Tổng thống Trump một bài học. Tháng 2/1976, hàng trăm binh sỹ ở Fort Dix, New Jersey, bị mắc chủng mới của virus H1N1, có thể tương tự với chủng virus đã từng gây đại dịch cúm 1918 khiến ít nhất 50 triệu người thiệt mạng trên toàn cầu.

Năm 1976 cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử và Tổng thống Gerald Ford, người lên nắm quyền sau khi Tổng thống Richard Nixon từ chức 19 tháng trước đó, đang tìm cách có một nhiệm kỳ Tổng thống đúng nghĩa.

Ngày 22/3/1974, Tổng thống Ford họp với các quan chức cấp cao trong chính quyền, những người khuyến cáo về chương trình tiêm chủng quy mô lớn.

Khi đó, Tổng thống Ford được tư vấn rằng: Quốc hội trước sau gì cũng sẽ hành động và điều này đồng nghĩa với việc, họ chứ không phải ông sẽ nhận được sự tín nhiệm về một quyết định dũng cảm. Bên cạnh đó, chính phủ “có thể chịu đựng những phí tổn về y tế không cần thiết tốt hơn là những ca bệnh và tử vong không cần thiết”.

Hai ngày sau, Tổng thống Ford xuất hiện trước truyền thông và nói với các phóng viên rằng: “Chúng ta không thể để mất cơ hội bảo vệ sức khỏe của người dân”. Ông kêu gọi một chương trình trị giá 135 triệu USD ngay lập tức để sản xuất vaccine hiệu quả tiêm chủng cho tất cả người lớn và trẻ em ở Mỹ và ông đang chỉ đạo Bộ Y tế, Giáo dục và An sinh “xây dựng kế hoạch để tất cả người dân Mỹ sẽ có vaccine này vào mùa thu”.

Một quan chức giấu tên của WHO, Tổ chức Y tế Thế giới nhưng không được tham vấn khi đó, đã bày tỏ sự ngạc nhiên về động thái này và nhấn mạnh rằng “không có nước nào khác lên kế hoạch về việc tiêm chủng quy mô lớn” để ngừa loại cúm H1N1.

Giới chức Mỹ ngay lập tức gây sức ép với WHO để tổ chức này chấp thuận quyết định của Tổng thống Ford. Sức ép đã có hiệu quả: ngay ngày hôm sau, các hãng truyền thông, tin tức dẫn lời các quan chức WHO rằng: WHO chấp nhận kế hoạch của Tổng thống Ford cho tiêm chủng quy mô lớn ngừa cúm H1N1.

Mùa thu năm đó, các nhân vật nổi tiếng xếp hàng để được tiêm chủng vaccine đằng sau máy quay để làm ví dụ điển hình - trong đó có cả tổng thống, với hình ảnh ống tay áo vén sẵn tại Phòng Bầu dục.

Trả giá bằng thất bại bầu cử

Tuy nhiên, mọi chuyện đã không thành công như kỳ vọng. Việc nhanh chóng đưa vaccine vào chương trình phân phối và tiêm chủng trên diện rộng đã đem lại những rủi ro. Trong số 45 triệu người được tiêm chủng ngừa cúm H1N1, ước tính 450 người đã mắc hội chứng tê liệt Guillain-Barré và trong đó có 30 người tử vong. Số lượng người đi tiêm phòng cúm H1N1 sau đó đã giảm rõ rệt.

Viện Y khoa Quốc gia Mỹ sau đó kết luận rằng những người được chủng ngừa cúm H1N1 năm 1976 có nguy cơ mắc bệnh Guillain-Barré cao hơn so với những người không chủng ngừa.

Cuối cùng, chính phủ đã phải dừng các nỗ lực tiêm chủng quy mô lớn vào tháng 12.

Giám đốc Trung tâm Lịch sử y học của Đại học Michigan nói rằng, sự thất bại của chương trình tiêm chủng năm 1976 xảy ra vào thời điểm lòng tin của người dân Mỹ vào chính phủ đã suy giảm sau Chiến tranh Việt Nam, vụ bê bối Watergate và các vụ ám sát những năm 1960. Khi đó, nhiều người cho rằng chính phủ đã lợi dụng vaccine vì mục đích chính trị.

Dù có thực sự vì mục đích chính trị hay không, thì trong cuộc bầu cử năm 1976, Gerald Ford cũng thất bại trước ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ Jimmy Carter với kết quả sít sao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc có giá đắt nhất thế giới
Vaccine Covid-19 của Trung Quốc có giá đắt nhất thế giới

VOV.VN - Giám đốc Sinopharm cho biết liều vaccine kép ngừa Covid-19 của hãng này sẽ có giá khoảng 145 USD, nhưng chưa rõ đây là mức giá bán lẻ hay bán buôn.

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc có giá đắt nhất thế giới

Vaccine Covid-19 của Trung Quốc có giá đắt nhất thế giới

VOV.VN - Giám đốc Sinopharm cho biết liều vaccine kép ngừa Covid-19 của hãng này sẽ có giá khoảng 145 USD, nhưng chưa rõ đây là mức giá bán lẻ hay bán buôn.

Nga có vaccine Covid-19 tạo sức ép chạy đua cho Tổng thống Mỹ Trump?
Nga có vaccine Covid-19 tạo sức ép chạy đua cho Tổng thống Mỹ Trump?

VOV.VN - Các nhà khoa học lo ngại rằng thử nghiệm vaccine tại Mỹ có thể bị rút ngắn do ông Trump muốn có một “chiến thắng chính trị” trước Ngày Bầu cử 3/11 tới.

Nga có vaccine Covid-19 tạo sức ép chạy đua cho Tổng thống Mỹ Trump?

Nga có vaccine Covid-19 tạo sức ép chạy đua cho Tổng thống Mỹ Trump?

VOV.VN - Các nhà khoa học lo ngại rằng thử nghiệm vaccine tại Mỹ có thể bị rút ngắn do ông Trump muốn có một “chiến thắng chính trị” trước Ngày Bầu cử 3/11 tới.

Vaccine Covid-19: Điều bất ngờ tháng 10 giúp ông Trump xoay chuyển tình thế?
Vaccine Covid-19: Điều bất ngờ tháng 10 giúp ông Trump xoay chuyển tình thế?

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump hy vọng biến vaccine Covid-19, điều mà cả thế giới đang “mong chờ mòn mỏi”, thành điều bất ngờ tháng 10 cho cuộc bầu cử.

Vaccine Covid-19: Điều bất ngờ tháng 10 giúp ông Trump xoay chuyển tình thế?

Vaccine Covid-19: Điều bất ngờ tháng 10 giúp ông Trump xoay chuyển tình thế?

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump hy vọng biến vaccine Covid-19, điều mà cả thế giới đang “mong chờ mòn mỏi”, thành điều bất ngờ tháng 10 cho cuộc bầu cử.