Báo động lừa đảo “ăn theo Covid-19” - mối nguy hại khó lường

VOV.VN - Việc làm giả giấy xét nghiệm âm tính hay vaccine giả đang là hồi chuông đáng báo động về tình trạng lừa đảo trong đại dịch với những hệ lụy khó lường.

Cơ quan chức năng Trung Quốc vừa bắt giữ 80 người và tịch thu 3.000 liều vaccine Covid-19 giả, trong chiến dịch đặc biệt nhằm triệt phá tội phạm liên quan vaccine. Theo truyền thông địa phương, các nghi phạm đã sản xuất và bán vaccine giả từ tháng 9 năm ngoái và hoạt động tại nhiều thành phố. Các nghi phạm còn âm mưu bán vaccine giả ra nước ngoài và chiến dịch điều tra được tiến hành tại nhiều nơi, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải và Sơn Đông. Trước đó cũng có nhiều cảnh báo trên thế giới về thị trường “chợ đen” vaccine ngừa Covid-19.

Chuyên gia an ninh mạng Oded Vanunu tại Israel cho biết: “Đây là một quy luật không có gì đáng ngạc nhiên. Khi nhu cầu đã gia tăng đột biến về vaccine ngừa Covid-19 chắc chắn sẽ có thị trường chợ đen xuất hiện”

Mới đây cũng xuất hiện nhiều trang web giả của các Tập đoàn dược phẩm lớn sản xuất vaccine ngừa Covid-19 như Moderna, rao bán vaccine. Nhiều Tập đoàn sau đó phải ra Tuyên bố khẳng định chỉ bán vaccine cho các chính phủ và sẽ không có vaccine bán online.

Không chỉ là vaccine giả, Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng bán chứng nhận giả kết quả âm tính Covid-19 nhằm trục lợi. Trong thông báo đưa ra, Europol cho hay tình trạng này đang gia tăng khi nhiều nước châu Âu buộc hành khách phải trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi nhập cảnh từ các khu vực có nguy cơ cao.

“Giá cả rất đa dạng từ 40 euro đến 300 euro một giấy chứng nhận. Chúng được các nhóm tội phạm cung cấp nhưng cũng từ các cá nhân cơ hội”, Jari Liukku, một chuyên gia Interpol cảnh báo.

Một trong những vụ việc mới đây được phát hiện tại sân bay Luton ở Anh, khi một người đàn ông bị bắt vì bán kết quả xét nghiệm giả. Tại một số nơi khác ở Anh, cơ quan chức năng cũng phát hiện tình trạng này.

Nick Parfitt, chuyên gia đánh giá nguy cơ tại Anh nhận định, mạng lưới này có cơ sở tại nhiều nước: “Hiện có các mạng lưới ngầm lo đầy đủ cho bạn các giấy chứng nhận giả để có thể lên máy bay. Mạng lưới này không chỉ hoạt động tại Anh mà còn có mạng lưới trên toàn cầu”.

Các thủ đoạn lừa đảo tinh vi xuất hiện ngày càng nhiều khi chiến dịch tiêm chủng Covid-19 được đẩy mạnh. Tội phạm có thể gọi điện, nhắn tin, gửi email... để dụ dỗ các nạn nhân bằng những câu chuyện bịa đặt về việc tiêm vaccine. Rất nhiều người đã bị lừa mất tiền hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân.

Có thể nói trong bối cảnh thế giới đang lao đao vì đại dịch, nhiều kẻ cơ hội đã tận dụng những kẽ hở để lừa đảo,trục lợi cho bản thân, gây nhiều mối nguy hiểm cho xã hội và khiến cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu trở nên khó khăn và phức tạp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Singapore trở thành nước châu Á đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 Moderna
Singapore trở thành nước châu Á đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 Moderna

VOV.VN - Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) mới đây đã cấp phép sử dụng cho vaccine Covid-19 Moderna của Mỹ với dự kiến nhận lô đầu tiên vào tháng 3. Đây cũng là quốc gia châu Á đầu tiên phê duyệt loại vaccine Covid-19 này.

Singapore trở thành nước châu Á đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 Moderna

Singapore trở thành nước châu Á đầu tiên phê duyệt vaccine Covid-19 Moderna

VOV.VN - Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) mới đây đã cấp phép sử dụng cho vaccine Covid-19 Moderna của Mỹ với dự kiến nhận lô đầu tiên vào tháng 3. Đây cũng là quốc gia châu Á đầu tiên phê duyệt loại vaccine Covid-19 này.

Ấn Độ có thể sẽ cho phép bán vaccine Covid-19 trên thị trường tự do từ cuối tháng 3/2021
Ấn Độ có thể sẽ cho phép bán vaccine Covid-19 trên thị trường tự do từ cuối tháng 3/2021

VOV.VN - Việc cho phép bán mặt hàng vốn đang được quản lý chặt chẽ này được cho là nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm phòng vaccine Covid-19 tại Ấn Độ.

Ấn Độ có thể sẽ cho phép bán vaccine Covid-19 trên thị trường tự do từ cuối tháng 3/2021

Ấn Độ có thể sẽ cho phép bán vaccine Covid-19 trên thị trường tự do từ cuối tháng 3/2021

VOV.VN - Việc cho phép bán mặt hàng vốn đang được quản lý chặt chẽ này được cho là nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm phòng vaccine Covid-19 tại Ấn Độ.

New Zealand cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer
New Zealand cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer

VOV.VN - New Zealand ngày 3/2 đã chính thức cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm  Pfizer.

New Zealand cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer

New Zealand cấp phép cho vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer

VOV.VN - New Zealand ngày 3/2 đã chính thức cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm  Pfizer.