Campuchia miễn cách ly Covid-19 với người nhập cảnh đã tiêm vaccine

VOV.VN - Người Campuchia và người nước ngoài đã tiêm vaccine đầy đủ không còn phải cách ly khi tới nước này nếu có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính.

Quy định này được Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ngày 14/11 và có hiệu lực từ hôm nay (15/11), áp dụng với người nhập cảnh vào Campuchia qua đường không, đường thủy và đường bộ.

Theo đó, người nhập cảnh vào Campuchia đã hoàn thành việc tiêm vaccine (2 mũi) phòng Covid-19 thì chỉ cần làm xét nghiệm nhanh và đợi kết quả trong vòng 15 phút. Nếu nhận kết quả xét nghiệm âm tính, người nhập cảnh được tự do đi lại trên tất cả tỉnh, thành phố và địa phương của Campuchia.

Trong trường hợp chưa tiêm vaccine phòng Covid-19, người nhập cảnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp PCR, sau đó tiến hành cách ly trong vòng 14 ngày theo quy định. Thủ tướng Hun Sen chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương chuẩn bị để có thể thực hiện quyết định này, bắt đầu từ ngày 15/11/2021.

Trong thông điệp gửi tới người dân, Thủ tướng Hun Sen cũng nêu rõ, quyết định miễn cách ly trên là nhằm đáp ứng trạng thái bình thường mới, khi Campuchia tái khởi động nền kinh tế, cũng là để người dân giảm bớt lo ngại về vấn đề cách ly.

Trước đó, ngày 1/11, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố mở cửa lại đất nước trên mọi lĩnh vực, sống chung với Covid-19 theo trạng thái bình thường mới. Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch của Campuchia đang từng bước tái khởi động, sau khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng dịch được đánh giá đạt mức cao hàng đầu trên thế giới.

Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, tính đến ngày 14/11, có 14.055.958 người (khoảng 87,85% dân số) đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19, trong đó có hơn 13,2 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi và hơn 2 triệu người được tiêm mũi tăng cường (mũi thứ 3)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19
Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

VOV.VN - Australia bắt đầu thực hiện việc cách ly những người trở về từ nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 từ năm ngoái. Đến nay đã hơn 1 năm trôi qua nhưng nhiều người dân vẫn chưa trả chi phí cách ly trong khách sạn với trị giá lên tới hơn 200 triệu AUD.

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

VOV.VN - Australia bắt đầu thực hiện việc cách ly những người trở về từ nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 từ năm ngoái. Đến nay đã hơn 1 năm trôi qua nhưng nhiều người dân vẫn chưa trả chi phí cách ly trong khách sạn với trị giá lên tới hơn 200 triệu AUD.

Pháp siết chặt kiểm tra biên giới trước làn sóng Covid-19 mới
Pháp siết chặt kiểm tra biên giới trước làn sóng Covid-19 mới

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục xu hướng lan rộng tại châu Âu, Pháp hôm qua (14/11) đã bổ sung các quy định kiểm tra y tế tại biên giới, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để tránh một đợt phong toả mới.

Pháp siết chặt kiểm tra biên giới trước làn sóng Covid-19 mới

Pháp siết chặt kiểm tra biên giới trước làn sóng Covid-19 mới

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục xu hướng lan rộng tại châu Âu, Pháp hôm qua (14/11) đã bổ sung các quy định kiểm tra y tế tại biên giới, đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để tránh một đợt phong toả mới.

Austria là nước đầu tiên phong tỏa người chưa tiêm vaccine COVID-19
Austria là nước đầu tiên phong tỏa người chưa tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Theo lệnh hạn chế, những người chưa được tiêm chủng chỉ được đi ra khỏi nhà theo một số nhu cầu cơ bản như đi làm, bán hàng nhu yếu phẩm hoặc đi khám bệnh.

Austria là nước đầu tiên phong tỏa người chưa tiêm vaccine COVID-19

Austria là nước đầu tiên phong tỏa người chưa tiêm vaccine COVID-19

VOV.VN - Theo lệnh hạn chế, những người chưa được tiêm chủng chỉ được đi ra khỏi nhà theo một số nhu cầu cơ bản như đi làm, bán hàng nhu yếu phẩm hoặc đi khám bệnh.

Nữ nhân viên chăm sóc tại nhà khóc lóc sau khi bị sa thải vì chưa tiêm vaccine Covid-19
Nữ nhân viên chăm sóc tại nhà khóc lóc sau khi bị sa thải vì chưa tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Louise Akester vừa bị sa thải sau 14 năm hành nghề chăm sóc tại nhà. Louise chần chừ trong tiêm chủng Covid-19 do lo sợ tác dụng phụ. Chị mất việc do quy định mới của chính phủ Anh về tiêm chủng 2 mũi bắt buộc đối với các đối tượng như chị. Louise đã không thể kìm được nước mắt.

Nữ nhân viên chăm sóc tại nhà khóc lóc sau khi bị sa thải vì chưa tiêm vaccine Covid-19

Nữ nhân viên chăm sóc tại nhà khóc lóc sau khi bị sa thải vì chưa tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Louise Akester vừa bị sa thải sau 14 năm hành nghề chăm sóc tại nhà. Louise chần chừ trong tiêm chủng Covid-19 do lo sợ tác dụng phụ. Chị mất việc do quy định mới của chính phủ Anh về tiêm chủng 2 mũi bắt buộc đối với các đối tượng như chị. Louise đã không thể kìm được nước mắt.

Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số
Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số

VOV.VN - Singapore là trường hợp điển hình về ca mắc Covid-19 tăng cao dù đã tiêm chủng trên diện rất rộng và hiện tại áp lực phải mở cửa kinh tế trở nên rất căng.

Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số

Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số

VOV.VN - Singapore là trường hợp điển hình về ca mắc Covid-19 tăng cao dù đã tiêm chủng trên diện rất rộng và hiện tại áp lực phải mở cửa kinh tế trở nên rất căng.

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?
Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?