Châu Âu tăng tốc trong cuộc đua tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Việc EU và một số quốc gia khác đang đang tìm nguồn cung để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng khiến nhiều nước lâm vào tình trạng thiếu hụt hoặc không thể mua được vaccine ngừa Covid-19.

Hôm qua (11/3), châu Âu phê duyệt thêm một loại vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson. Đây là loại vaccine Covid-19 thứ tư được chứng nhận sử dụng ở Liên minh châu Âu mở đường cho những mũi vaccine đầu tiên sẽ được giao trong vòng một tháng. Việc EU và một số quốc gia khác đang đang tìm nguồn cung để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cũng đang khiến nhiều nước lâm vào tình trạng thiếu hụt hoặc không thể mua được vaccine ngừa Covid-19. Điều này đồng nghĩa là thế giới sẽ mất thêm nhiều năm để cuộc sống trở lại bình thường.

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết, vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson là loại vaccine  thứ tư được chứng nhận sử dụng ở Liên minh châu Âu, sau vaccine của hãng dược phẩm fizer-BioNTech, Đại học AstraZeneca-Oxford và Moderna. Đây là loại vaccine Covid-19 đơn liều đầu tiên được phê duyệt tại châu Âu. Trước đó, Mỹ, Canada và Bahrain cũng đã phê duyệt sử dụng vaccine này.

Sau khi được phê duyệt, vaccine của Johnson & Johnson sẽ giúp tăng lượng lớn nguồn cung cấp vaccine của EU vốn đang trong tình trạng việc triển khai tiêm vaccine bị đình trệ do hãng dược phẩm Pfizer và AstraZeneca chậm giao hàng. EU đã bị chỉ trích nặng nề vì xử lý việc triển khai tiêm vaccine chậm. Khối này đang tụt hậu so với các nước như Israel, Mỹ và Anh trong việc triển khai vaccine ngừa Covid-19. Các quốc gia châu Âu, đặc biệt là khu vực phía Đông bắt đầu bước vào làn sóng dịch Covid-19 thứ 3 với số ca mắc và tử vong lại tăng.

Như vậy, việc châu Âu và một số quốc gia giàu có khác tăng tốc thu mua vaccine cũng đang đẩy nhiều quốc gia khác đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung hoặc không thể mua được vaccine ngừa Covid-19. Trước đây, cụm từ “Chủ nghĩa dân tộc vaccine" đã được nhắc tới nhiều lần. Trong phát biểu vào hôm 11/3 nhân một năm ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố Covid-19 là một đại dịch toàn cầu, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guteres cho rằng, chủ nghĩa dân tộc vaccine và tích trữ vaccine ở các nước giàu hơn đang làm suy yếu quyền tiếp cận vaccine của tất cả mọi người. Theo ông, “chiến dịch tiêm chủng toàn cầu đại diện cho bài kiểm tra đạo đức lớn nhất trong thời đại chúng ta”.

Ông Farhan Haq, người phát ngôn của Tổng thư ký Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói: “Tổng thư ký lo ngại sâu sắc rằng nhiều quốc gia có thu nhập thấp chưa được tiêm một liều duy nhất vaccine ngừa Covid-19, trong khi các nước giàu hơn đang trên đà tiêm chủng cho toàn bộ dân số của họ. Vaccine  là thứ cần thiết để khởi động lại nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, vaccine Covid-19 phải được coi là hàng hóa chung toàn cầu. Thế giới cần phải đoàn kết để sản xuất và phân phối đủ vắc xin cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là ít nhất phải tăng gấp đôi năng lực sản xuất trên toàn thế giới. Nỗ lực đó phải bắt đầu từ bây giờ ”.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thông báo khoảng 130 nước hiện vẫn chưa được tiếp cận vaccine ngừa Covid-19. Các chuyên gia y tế dự báo phần lớn châu Phi, một số nước ở châu Mỹ Latin và châu Á sẽ chưa thể tiêm phòng được hầu hết cho người dân của mình trước năm 2023 hoặc 2024.

Điều này có nghĩa sẽ mất nhiều năm trước khi cuộc sống trở lại bình thường tại các nước nghèo, nơi đã chứng kiến hơn 100 triệu người tái nghèo trong năm 2020 đồng thời thiếu các nguồn lực để đưa ra các gói cứu trợ như ở các nước phát triển. Các yếu tố này sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại trong khi dịch bệnh sẽ kéo dài khi các ổ dịch không được kiểm soát sẽ là nơi khởi phát các biến thể mới của virus SARS-CoV-2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca đúng quy trình chặt chẽ, an toàn
Tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca đúng quy trình chặt chẽ, an toàn

VOV.VN - Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19 chiều 12/3, Bộ Y tế đã có báo cáo về một số phản ứng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới.

Tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca đúng quy trình chặt chẽ, an toàn

Tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca đúng quy trình chặt chẽ, an toàn

VOV.VN - Tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống COVID-19 chiều 12/3, Bộ Y tế đã có báo cáo về một số phản ứng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới.

Nhiều quốc gia châu Âu dừng tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại chứng đông máu
Nhiều quốc gia châu Âu dừng tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại chứng đông máu

VOV.VN - Một số quốc gia châu Âu đã tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca như một biện pháp phòng ngừa hoặc cấm sử dụng một lô vaccine cụ thể sau khi châu Âu ghi nhận một số người bị đông máu sau tiêm.

Nhiều quốc gia châu Âu dừng tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại chứng đông máu

Nhiều quốc gia châu Âu dừng tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại chứng đông máu

VOV.VN - Một số quốc gia châu Âu đã tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca như một biện pháp phòng ngừa hoặc cấm sử dụng một lô vaccine cụ thể sau khi châu Âu ghi nhận một số người bị đông máu sau tiêm.

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 100 người đầu tiên
Đà Nẵng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 100 người đầu tiên

VOV.VN - Sáng nay (12/3), 100 cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Phổi thành phố Đà Nẵng được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Đây là đơn vị đầu tiên của thành phố Đà Nẵng triển khai tiêm chủng đợt này.

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 100 người đầu tiên

Đà Nẵng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 100 người đầu tiên

VOV.VN - Sáng nay (12/3), 100 cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Phổi thành phố Đà Nẵng được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Đây là đơn vị đầu tiên của thành phố Đà Nẵng triển khai tiêm chủng đợt này.