Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/4

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là việc Nga tuyên bố phá hủy hệ thống phòng không S-300 của Ukraine và Đức vạch lộ trình chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Nga sẽ kiện ra tòa án nếu phương Tây tuyên bố Nga vỡ nợ: Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, Nga sẵn sàng chứng minh trước tòa án rằng nước này đã làm mọi thứ có thể để thực hiện nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư nước ngoài nếu phương Tây cố gắng tuyên bố Nga vỡ nợ.

“Tất nhiên chúng tôi sẽ kiện, vì chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo các nhà đầu tư nhận được khoản thanh toán của họ. Chúng tôi sẽ trình bày các khoản thanh toán của mình, chứng minh những nỗ lực chi trả bằng cả ngoại tệ lẫn đồng rúp”, ông Siluanov nói trong một phỏng vấn với tờ báo Izvestia.

Nga tuyên bố đã phá hủy hệ thống phòng không S-300 châu Âu cung cấp cho Ukraine: Ngày 11/4, Nga cho biết lực lượng của nước này đã sử dụng các tên lửa hành trình để phá hủy hệ thống phòng không S-300 được một nước châu Âu cung cấp cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Nga đã phóng các tên lửa hành trình Kalibr vào 4 hệ thống S-300 được cất giữ trong một kho chứa máy bay ở ngoại ô thành phố Dnipro của Ukraine. Nga xác nhận 25 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.

Thụy Điển và Phần Lan sẽ gia nhập NATO sớm nhất là vào mùa hè năm nay: Thụy Điển và Phần Lan có lẽ sẽ gia nhập NATO sớm nhất là vào mùa hè này, Times dẫn các nguồn tin cho hay. Theo đó, dự kiến Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 6 và Thụy Điển sẽ có bước đi tương tự sau đó. Cũng theo nguồn tin trên, chính phủ Phần Lan và Thụy Điển đang hợp tác với nhau để đạt được sự nhất trí về vấn đề trên ở trong nước. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được mỗi nước đưa ra một cách độc lập.

Vũ khí đang được đưa đến Ukraine hàng ngày: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, Washington đang chạy đua với thời gian để hoàn thành danh sách mong muốn vũ khí của Ukraine, đảm bảo rằng Kiev có “tất cả những gì họ cần” để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga và hỗ trợ mục tiêu của Mỹ là làm suy yếu và cô lập Moscow.

New Zealand hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine: Nội các New Zealand ngày 11/4 đã nhất trí bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ về quân sự đối với Ukraine, bao gồm khoản đóng góp trị giá hơn 13 triệu NZD thông qua Anh để mua vũ khí và đạn dược cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky "không còn quan tâm" đến tiến trình ngoại giao của NATO: Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky, người luôn hối thúc NATO hành động mạnh mẽ hơn trước chiến dịch quân sự của Nga, đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 11/4 rằng ông "không còn quan tâm" đến tiến trình ngoại giao của NATO. Trả lời phỏng vấn chương trình 60 Minutes của CBS, Tổng thống Ukraine cho rằng tiến trình ngoại giao này "không mang lại kết quả" và "tất cả đều rất quan liêu".

Ngoại trưởng Ukraine: "Đức, Pháp mắc sai lầm chiến lược vì phản đối Kiev gia nhập NATO": Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng việc Đức và Pháp không đồng ý để Ukraine gia nhập NATO vào năm 2008 là “một sai lầm chiến lược”. Phát biểu trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của NBC, ông Dmytro Kuleba cho rằng: “Nếu chúng tôi là một thành viên của NATO, cuộc chiến này đã không xảy ra”.

Đức vạch lộ trình chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga: Người phát ngôn của Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Susanne cho biết, Berlin đang đặt mục tiêu chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, loại bỏ than đá của Nga vào mùa thu và dừng nhập khẩu khí đốt vào giữa năm 2024. Quan chức này lưu ý, các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đẩy nhanh quá trình này và cho rằng, việc từ bỏ năng lượng Nga sẽ đòi hỏi “huy động sức mạnh của quốc gia”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau than đá, dầu mỏ Nga sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo của châu Âu?
Sau than đá, dầu mỏ Nga sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo của châu Âu?

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí loại bỏ dần việc nhập khẩu than đá của Nga như một phần của gói trừng phạt mới đối với Moscow, liên quan đến cuộc xung đột Ukraine. Hiện, một lệnh cấm vận dầu mỏ vẫn đang được EU xem xét.

Sau than đá, dầu mỏ Nga sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo của châu Âu?

Sau than đá, dầu mỏ Nga sẽ là mục tiêu trừng phạt tiếp theo của châu Âu?

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí loại bỏ dần việc nhập khẩu than đá của Nga như một phần của gói trừng phạt mới đối với Moscow, liên quan đến cuộc xung đột Ukraine. Hiện, một lệnh cấm vận dầu mỏ vẫn đang được EU xem xét.

Phương Tây sắp "cạn" đòn trừng phạt, chiến dịch quân sự của Nga vẫn tiếp diễn
Phương Tây sắp "cạn" đòn trừng phạt, chiến dịch quân sự của Nga vẫn tiếp diễn

VOV.VN - Mỹ và các thành viên EU vừa áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt mới với Nga mà họ cho là còn khắc nghiệt hơn các vòng trừng phạt trước đó. Động thái mới nhất này diễn ra hơn một tháng sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Phương Tây sắp "cạn" đòn trừng phạt, chiến dịch quân sự của Nga vẫn tiếp diễn

Phương Tây sắp "cạn" đòn trừng phạt, chiến dịch quân sự của Nga vẫn tiếp diễn

VOV.VN - Mỹ và các thành viên EU vừa áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt mới với Nga mà họ cho là còn khắc nghiệt hơn các vòng trừng phạt trước đó. Động thái mới nhất này diễn ra hơn một tháng sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc loại Nga khỏi UNHRC có tác động ra sao?
Quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc loại Nga khỏi UNHRC có tác động ra sao?

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/4 đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) sau những cáo buộc liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine.

Quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc loại Nga khỏi UNHRC có tác động ra sao?

Quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc loại Nga khỏi UNHRC có tác động ra sao?

VOV.VN - Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/4 đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) sau những cáo buộc liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine.

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?
Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine?

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine?

“Vũ khí” giúp Tổng thống Putin chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế của châu Âu
“Vũ khí” giúp Tổng thống Putin chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế của châu Âu

VOV.VN - Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Nga Putin vẫn ổn định được giá trị của đồng rúp và khiến các nhà lãnh đạo phương Tây lo lắng khi đe dọa cắt giảm nguồn cung khí đốt.

“Vũ khí” giúp Tổng thống Putin chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế của châu Âu

“Vũ khí” giúp Tổng thống Putin chống đỡ đòn trừng phạt kinh tế của châu Âu

VOV.VN - Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Nga Putin vẫn ổn định được giá trị của đồng rúp và khiến các nhà lãnh đạo phương Tây lo lắng khi đe dọa cắt giảm nguồn cung khí đốt.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/4
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/4

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 10/4/2022.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/4

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/4

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 10/4/2022.