Hạ viện Mỹ thông qua trừng phạt nhằm vào xuất khẩu tên lửa và UAV của Iran

VOV.VN - Hạ viện Mỹ hôm qua (12/9) bỏ phiếu thông qua với số phiếu áp đảo 3 dự luật trừng phạt nhằm vào Iran, trong đó lần đầu tiên bao gồm lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tên lửa và máy bay không người lái của nước Cộng hoà Hồi giáo.

Các biện pháp này sẽ áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với nhà lãnh đạo tối cao, tổng thống và các cá nhân khác của Iran. Bên cạnh việc trừng phạt lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tên lửa và máy bay không người lái của Iran, Hạ viện Mỹ cũng thông qua 2 dự luật  khác liên quan tới các cáo buộc của Mỹ về vai trò của Iran đối với những sự kiện xảy ra tại khu vực và các cuộc biểu tình diễn ra tại nước này hồi giữa năm ngoái.

Tuy nhiên để có hiệu lực văn kiện còn cần phải được Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua. Một số chuyên gia đã cảnh báo, động thái có nguy cơ làm phức tạp thêm nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân năm 2015.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, Tổng thống Biden đã “bật đèn xanh” cho thoả thuận trao đổi tù nhân với Iran. Theo thoả thuận này, Iran sẽ trả tự do cho 5 công dân Mỹ hiện bị nước này giam giữ để đổi lại được giải phóng các quỹ đang bị đóng băng ở nước ngoài.

Tháng trước, hãng tin Bloomberg dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, nước này đã bắt đầu nới lỏng việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với việc bán dầu của Iran, giúp khôi phục sản xuất của nước này lên mức cao nhất kể từ khi các hạn chế được áp dụng cách đây 5 năm. Trong khi đó, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố báo cáo cho thấy Iran đã giảm tốc độ sản xuất urani làm giàu cấp độ cao trong những tháng gầy đây.

Trước đây, Iran từng điều chỉnh sản lượng urani để báo hiệu sự sẵn sàng ngoại giao. Điều này đã được cụ thể hoá bằng thoả thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 +1 (gồm 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và Đức). Tuy nhiên, IAEA và các chuyên gia cũng thừa nhận những rào cản đáng kể trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những tín hiệu tích cực từ Mỹ và Iran
Những tín hiệu tích cực từ Mỹ và Iran

VOV.VN - Chính phủ Mỹ đã cho phép chuyển 6 tỷ USD bị đóng băng của Iran từ Hàn Quốc sang Qatar, mở đường cho việc triển khai thỏa thuận trao trả tù nhân. Cùng với 1 loạt động thái tích cực khác từ cả hai phía, ngày càng có nhiều tín hiệu các bên có thể sẽ đàm phán hạt nhân trở lại, nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Những tín hiệu tích cực từ Mỹ và Iran

Những tín hiệu tích cực từ Mỹ và Iran

VOV.VN - Chính phủ Mỹ đã cho phép chuyển 6 tỷ USD bị đóng băng của Iran từ Hàn Quốc sang Qatar, mở đường cho việc triển khai thỏa thuận trao trả tù nhân. Cùng với 1 loạt động thái tích cực khác từ cả hai phía, ngày càng có nhiều tín hiệu các bên có thể sẽ đàm phán hạt nhân trở lại, nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Mỹ thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran
Mỹ thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/9 đã thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran.

Mỹ thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran

Mỹ thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/9 đã thông qua thỏa thuận trao đổi tù nhân với Iran.

Iran phát tín hiệu trở lại đàm phán hạt nhân: Kịch bản năm 2015 có tái diễn?
Iran phát tín hiệu trở lại đàm phán hạt nhân: Kịch bản năm 2015 có tái diễn?

VOV.VN - Iran đã giảm tốc độ sản xuất urani cấp độ cao trong những tháng gần đây. Đây là động thái mới nhất trong một loạt tín hiệu cho thấy nước Cộng hòa Hồi giáo có thể sẵn sàng trở lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này như từng làm năm 2015.

Iran phát tín hiệu trở lại đàm phán hạt nhân: Kịch bản năm 2015 có tái diễn?

Iran phát tín hiệu trở lại đàm phán hạt nhân: Kịch bản năm 2015 có tái diễn?

VOV.VN - Iran đã giảm tốc độ sản xuất urani cấp độ cao trong những tháng gần đây. Đây là động thái mới nhất trong một loạt tín hiệu cho thấy nước Cộng hòa Hồi giáo có thể sẵn sàng trở lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này như từng làm năm 2015.