Hàng triệu người Sudan đối mặt với nạn đói bởi nguồn cung lương thực bị gián đoạn

VOV.VN - Một người mẹ đã phải nhịn đói để nhường đồ ăn cho 2 đứa con của mình. Một người đàn ông 60 tuổi chỉ có thể ăn 1 bữa 1 ngày với bột và nước. Nhiều người buộc phải lao ra khỏi nhà để tìm đồ ăn bất chấp việc có thể bị thương vong bởi bom đạn.

Những tình trạng này cho thấy người dân đang phải đối mặt với nạn đói ở Sudan như thế nào, kể từ khi xung đột nổ ra tại nước này vào tháng 4/2023, bao gồm cả những khu vực ở thủ đô Khartoum và khu vực phía đây của Darfur. Theo số liệu của Integrated Food Security Phase Classification, một chỉ số an ninh lương thực được công nhận trên toàn cầu, số lượng người dân Sudan đang đứng trên bờ vực của nạn đói cao gấp 3 lần chỉ trong 1 năm, lên tới 5 triệu người.

Tại thủ đô của Sudan, hàng trăm nghìn người phải đối mặt với nguy hiểm hàng ngày chỉ để tìm kiếm thức ăn vì các bếp ăn công cộng đang bị ảnh hưởng bởi nguồn cung ngày càng cạn kiệt và tình trạng mất điện trên khắp cả nước. Ở Darfur và một số khu vực đã không nhận được bất cứ khoản viện trợ nào kể từ khi quân đội Sudan và lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) - một lực lượng bán quân sự tham chiến gần một năm trước.

Các cơ quan viện trợ cho biết, họ chưa thể cung cấp thực phẩm đến nhiều khu vực đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và đưa ra cảnh báo về việc nạn đói sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mùa vụ tháng tư tại Sudan đang đến gần. Đây cũng là thời điểm mà nguồn cung lương thực ở mức thấp bởi nông dân nước này đang trong giai đoạn trồng trọt.

Jan Egeland, người đứng đầu Hội đồng Tị nạn Na Uy, sau khi đến thăm các trại tị nạn ở Chad vào giữa tháng 2, nơi hiện có hơn nửa triệu người tị nạn Sudan đang cư trú cho biết, người dân nước này đang trên bờ vực nguy hiểm của nạn đói.

Quân đội Sudan và lực lượng RSF chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào về vấn đề này.

Phải uống nước chưa qua xử lý

Tại quận Al Fiteihab ở thành phố Omdurman, một trong những khu vực chiến tuyến trong cuộc xung đột giữa quân đội Sudan và lực lượng RSF cho biết, người dân phải tìm kiếm thức ăn bất chấp các trạm kiểm soát của RSF cũng như rủi ro từ hỏa lực pháo binh và bắn tỉa của RSF và quân đội.

Mahmoud Mohammed, một người dân địa phương cho biết, mọi người sợ rời khỏi nhà vì lo ngại việc bị quấy rối và đánh đập. Ông Mohammed đã bị cướp bóc và đánh đập đến đổ màu bởi các chiến binh RSF khi đang cố gắng tới chợ vào tháng 12/2023.

Vợ của Mohammed sau đó cũng bắt đầu mạo hiểm ra ngoài tìm kiếm thức ăn, nhưng phải dừng lại sau khi nghe tin một nhóm phụ nữ đã bị lực lượng RSF giam giữ và một số người thì mất tích. Hai người dân khác cho biết họ cũng nghe nói về việc có phụ nữ mất tích vào đầu năm nay. Tháng trước, gia đình Mohammed đã phải trốn chạy khỏi Al Fiteihab.

Người dân cho biết điện và nước đã bị hư hại trong cuộc giao tranh khiến họ không có đủ điện và nước cho sinh hoạt. Nhiều người đã bị tiêu chảy sau khi uống nước sông Nile chưa qua xử lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có hơn 10.000 trường hợp nghi mắc bệnh tả trên khắp đất nước kể từ khi xung đột bùng nổ.

Trong một nỗ lực cứu sống hàng nghìn cư dân ở Al Fiteihab, các tình nguyện viên đã lập nên các bếp ăn vào đầu cuộc chiến để cung cấp thực phẩm một hoặc hai lần một ngày. Nhưng các bếp ăn công cộng tại đây đã buộc phải cắt giảm các bữa ăn sau khi lực lượng RSF bao vây khu vực này và cắt đứt nguồn cung thực phẩm của họ vào tháng 7/2022.

Ba tình nguyện viên đã tử vong bởi bom đạn ở Al Fiteihab vào năm ngoái trong khi cố gắng giúp đỡ người dân dù họ là một phần của chương trình ứng phó khẩn cấp.

Vào cuối tháng 2, quân đội Sudan đã có những bước tiến trong khu vực, phá vỡ sự bao vây của Al Fiteihab. Động thái này đã giúp nguồn cung lương thực quay trở lại.

Quân đội và lực lượng RSF đã thực hiện một cuộc đảo chính chống lại Omar al-Bashir vào năm 2019, nhưng đã xung đột với nhau khi căng thẳng gia tăng về quá trình chuyển đổi dân sự theo kế hoạch và những tranh cãi xung quanh việc bầu cử. RSF nhanh chóng nắm quyền kiểm soát hầu hết Khartoum bất chấp lợi thế của quân đội về không quân và vũ khí hạng nặng. Lực lượng này cũng thắt chặt hơn sự kiểm soát đối với Darfur, nơi đã bị tàn phá bởi sau hơn hai thập kỷ xung đột và di tán.

Cuộc chiến hiện tại đã gây nên một làn sóng thảm sát ở Darfur. Trong các báo cáo, cuộc xung đột tại Sudan đã gây ra một chiến dịch chết chóc với cáo buộc phân biệt chủng tộc chống lại người Masalit ở Tây Darfur.

RSF là một tổ chức phát triển từ các lực lượng dân quân Sudan, được sử dụng để trấn áp một cuộc nổi dậy ở Darfur vào đầu những năm 2000. Đến năm 2008, ước tính có khoảng 300.000 người chết vì bạo lực và chết đói.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cho đến nay, cuộc chiến ở Sudan đã giết chết hơn 14.000 người, khiến hơn 8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và khiến Sudan trở thành nơi có cuộc khủng hoảng di tản lớn nhất thế giới.

Sudan bên bờ vực cuộc nội chiến

VOV.VN - Những cuộc giao tranh giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở Sudan chưa có dấu hiệu lắng dịu khi ít nhất 25 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối tuần qua.

Một bản án tử hình

Trước cuộc xung đột, Khartoum gần như hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến đang tàn phá Darfur. Nhưng người dân ở nhiều khu vực tại thủ đô luôn thấy mình bị mắc kẹt trong khu vực giao tranh giữa quân đội và lực lượng RSF.

Theo hai tình nguyện viên đã trốn khỏi khu vực bên kia sông Nile từ Al Fiteihab vào cuối năm ngoái, có khoảng 2.800 người đang bị mắc kẹt trong các khu vực xung quanh căn cứ quân đội Sudan ở khu phố Al Shajarah ở Khartoum. Một trong những tình nguyện viên, ông Gihad Salaheldin cho biết, sau khi hết thức ăn những người đàn ông bắt đầu tìm cách lẻn ra ngoài khi màn đêm buông xuống để tìm kiếm nguồn cung thực phẩm, cư dân tại đây cũng phải uống nước chưa qua xử lý từ sông Nile.

Trên khắp thủ đô, các sự cố mất liên lạc đã buộc các nhà bếp công cộng phải dừng hoạt động vì không thể nhận được tiền quyên góp được gửi qua ứng dụng ngân hàng. Các phòng ứng phó khẩn cấp ở Khartoum vào ngày 3/3 cho biết, họ đã buộc phải đóng cửa 221 nhà bếp này vì mất điện.

Gần đây, các khoản quyên góp đã bắt đầu quay trở lại Sudan khi các tình nguyện viên có thể truy cập internet bằng cách sử dụng hệ thống Starlink của tỷ phú Elon Musk tại một số khu vực.

Tuy vậy, có rất ít viện trợ quốc tế được đưa vào Sudan trong bối cảnh các cơ quan nhân đạo đang phải đấu tranh để có được giấy phép nhập cảnh và vận chuyển cần thiết từ chính quyền. Mỹ và Liên minh Châu Âu đã chỉ trích cả quân đội và lực lượng RSF bởi sự gián đoạn trong phân phối viện trợ.

Theo một số cư dân và cơ quan cứu trợ, khu vực Swathes của Darfur đã không nhận được bất cứ khoản viện trợ nào kể cả từ trước chiến tranh. Một quan chức Liên Hợp Quốc ngày 5/3 cho biết, sau khi ngăn chặn việc cung cấp viện trợ từ Chad vào Darfur, chính quyền Sudan đã đồng ý chuyển viện trợ thông qua một cửa khẩu biên giới vào Bắc Darfur.

Theo Tướng Abdel Fattah al-Burhan - người chỉ huy quân đội cho biết, việc đồng ý cho các cơ quan cung cấp viện trợ cho các khu vực dưới sự kiểm soát của quân đội sẽ không xảy ra cho đến khi quân đội nước này kết thúc cuộc chiến và “đánh bại những kẻ tội phạm nổi dậy này".

Bộ Ngoại giao Sudan cáo buộc lực lượng RSF cướp bóc và ngăn chặn viện trợ, cũng như một số cơ quan viện trợ. Tuy vậy, RSF đã phủ nhận các cáo buộc trên và cho biết bất kỳ chiến binh nào trong hàng ngũ có các hành động như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm.

Theo Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới vào tháng 1, trong trại tị nạn Zamzam của Bắc Darfur - nơi sinh sống của khoảng 400.000 người, ước tính cứ hai giờ lại có một trẻ em tử vong. Tổ chức này cho biết gần 40% trẻ em từ sáu tháng đến hai tuổi đang bị suy dinh dưỡng.

“Và nếu viện trợ không đến Darfur sớm, đó sẽ là "bản án tử hình cho hàng triệu người tại đây", ông Jan Egeland của Hội đồng Tị nạn Na Uy cho biết.

Theo các nhân viên cứu trợ và người dân, trong trại Kalma ở Nam Darfur - nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người tị nạn, người lớn đang phải vật lộn để tồn tại bằng một đống bột lúa miến và nước, trong khi trẻ em vừa suy dinh dưỡng vừa bị nhiễm trùng và sốt rét.

Mohammed Omar, một cư dân của Kalma, cho biết ông và gia đình đã phải di tản bốn lần kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Ông chỉ nhận được một bữa ăn mỗi ngày là một chiếc bánh bao làm từ bột lúa miến và nước thường để ăn với thịt hầm. "Không có ngày nào là chúng tôi không đến nghĩa trang để chôn cất ai đó", ông Mohammed nói thêm.

Bà Fatma Ibrahim đã mang thai cặp song sinh khi cuộc chiến lan rộng vào năm ngoái. Sau khi sinh vào tháng 12, người mẹ này không đủ tiền mua sữa bột và không thể cho con bú vì chính mình cũng đang không đủ ăn. Đồng thời, các con gái sinh đôi của bà, Jana và Janat bị suy dinh dưỡng và phải vào một trung tâm y tế ở Kalma. “Nơi đây không tiền, không thức ăn, không sữa, không gì cả”, bà Ibrahim cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sudan lo ngại khủng hoảng di dời khiến nạn đói gia tăng
Sudan lo ngại khủng hoảng di dời khiến nạn đói gia tăng

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng di dời đang diễn ra ở Sudan khiến ít nhất 25 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng.

Sudan lo ngại khủng hoảng di dời khiến nạn đói gia tăng

Sudan lo ngại khủng hoảng di dời khiến nạn đói gia tăng

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng di dời đang diễn ra ở Sudan khiến ít nhất 25 triệu người đang phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng ngày càng gia tăng.

Campuchia cử 73 binh sỹ tham gia lực lượng mũ nồi xanh ở Nam Sudan
Campuchia cử 73 binh sỹ tham gia lực lượng mũ nồi xanh ở Nam Sudan

VOV.VN - 73 binh sỹ thuộc lực lượng 278 của quân đội Hoàng gia Campuchia đã lên đường sang Nam Sudan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thay thế cho lực lượng “mũ nồi xanh” nước này đã hoàn thành nhiệm vụ.

Campuchia cử 73 binh sỹ tham gia lực lượng mũ nồi xanh ở Nam Sudan

Campuchia cử 73 binh sỹ tham gia lực lượng mũ nồi xanh ở Nam Sudan

VOV.VN - 73 binh sỹ thuộc lực lượng 278 của quân đội Hoàng gia Campuchia đã lên đường sang Nam Sudan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thay thế cho lực lượng “mũ nồi xanh” nước này đã hoàn thành nhiệm vụ.

Có nhiều hành vi phạm tội ác chống loài người trong xung đột tại Sudan
Có nhiều hành vi phạm tội ác chống loài người trong xung đột tại Sudan

VOV.VN - Nhiều hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng được ghi nhận kể từ đầu cuộc xung đột vũ trang tại Sudan (ngày 15/4) đến nay.

Có nhiều hành vi phạm tội ác chống loài người trong xung đột tại Sudan

Có nhiều hành vi phạm tội ác chống loài người trong xung đột tại Sudan

VOV.VN - Nhiều hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng được ghi nhận kể từ đầu cuộc xung đột vũ trang tại Sudan (ngày 15/4) đến nay.

Liên Hợp Quốc gây sức ép để các bên chấm dứt xung đột ở “chảo lửa” Sudan
Liên Hợp Quốc gây sức ép để các bên chấm dứt xung đột ở “chảo lửa” Sudan

VOV.VN - Các cơ quan, tổ chức quốc tế về điều phối người tị nạn ở Sudan đang thúc giục Liên Hợp Quốc gây thêm áp lực đối với các bên tham chiến để sớm chấm dứt cuộc chiến tàn khốc tại quốc gia Đông Phi nghèo khó này.

Liên Hợp Quốc gây sức ép để các bên chấm dứt xung đột ở “chảo lửa” Sudan

Liên Hợp Quốc gây sức ép để các bên chấm dứt xung đột ở “chảo lửa” Sudan

VOV.VN - Các cơ quan, tổ chức quốc tế về điều phối người tị nạn ở Sudan đang thúc giục Liên Hợp Quốc gây thêm áp lực đối với các bên tham chiến để sớm chấm dứt cuộc chiến tàn khốc tại quốc gia Đông Phi nghèo khó này.

Xung đột tại Sudan: 70% số bệnh viện bị hư hại, nguy cơ bùng phát nhiều ổ dịch
Xung đột tại Sudan: 70% số bệnh viện bị hư hại, nguy cơ bùng phát nhiều ổ dịch

VOV.VN - Từ 29/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu triển khai các đội phản ứng nhanh nhằm ứng phó với dịch tả đang bùng phát một cách đáng lo ngại tại Sudan - quốc gia châu Phi đang chìm sâu trong xung đột vũ trang từ nhiều tháng qua.

Xung đột tại Sudan: 70% số bệnh viện bị hư hại, nguy cơ bùng phát nhiều ổ dịch

Xung đột tại Sudan: 70% số bệnh viện bị hư hại, nguy cơ bùng phát nhiều ổ dịch

VOV.VN - Từ 29/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu triển khai các đội phản ứng nhanh nhằm ứng phó với dịch tả đang bùng phát một cách đáng lo ngại tại Sudan - quốc gia châu Phi đang chìm sâu trong xung đột vũ trang từ nhiều tháng qua.