Điều ẩn sâu sau cuộc khủng hoảng Iraq

VOV.VN - Tình hình Iraq hỗn loạn như hiện nay là hệ quả của nhiều lần phương Tây mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông nói chung, Syria-Iraq-Iran nói riêng.

Chỉ trong thời gian không đầy một tháng, dư luận quốc tế liên tiếp bị sốc và phẫn nộ trước việc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chặt đầu hai nhà báo Mỹ James Foley, Steven Sotloff và một nhân viên cứu trợ người Anh David Haines, rồi đưa lên mạng, kèm theo lời cảnh báo nhằm vào Mỹ và phương Tây.

"Thùng thuốc súng" Trung Đông luôn nóng bỏng (ảnh: abc15)
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kịch liệt lên án phiến quân IS và cho đây là hành vi cấu thành tội ác chống nhân loại. Còn Tổng thống Mỹ Obama khẳng định: “Washington không thể nhượng bộ trước những lời đe dọa của IS”, ngày 10/9 ông đã công bố chiến lược chống IS gồm 4 điểm quan trọng. Và một liên minh quốc tế chống IS cũng đang hình thành với hàng chục nước tham gia.

Sự thù địch giữa hai dòng hồi giáo Shiite và Sunni đã có dấu ấn lịch sử để lại. Từ năm 1920, theo quy định của Hiệp ước Sevres, Iraq nằm dưới sự cai trị của người Anh. Ủy trị Anh dựa vào các gia tộc, bộ lạc người Sunni thiểu số và bắt đầu ban phát các danh hiệu, đặc quyền cho số người thuộc bộ lạc này, còn người Shiite chỉ đóng vai trò thứ yếu. Sự phân biệt “đẳng cấp” nêu trên đã dẫn đến hàng loạt cuộc nổi dậy ở Iraq vào những năm 1920, 1935, 1936 và 1937.

>> Xem thêm: Chủ nghĩa can thiệp khiến phương Tây phải trả giá

Toàn bộ các cuộc nổi dậy nêu trên, đều bị quân đội Anh đàn áp… Sau đó Anh đã hứa hẹn với người dân Arab về việc thành lập một vương quốc độc lập lớn, nhưng sau đó lại thỏa thuận bí mật với Pháp và cuối cùng đã vạch ra những đường biên giới giữa các nước Arab và Trung Đông như hiện nay.

Các phần tử lãnh đạo Hồi giáo trong khu vực đã không đồng tình với các đường biên giới do Anh và Pháp áp đặt và họ đã tìm cách “vẽ lại ranh giới” giữa Iraq, Syria, để thành lập Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) trên phần lãnh thổ một số nước, kể cả những nước không có cư dân Hồi giáo.

Và ý tưởng về một nhà nước Caliphate đã hình thành, với sự hợp nhất tất cả cư dân Hồi giáo ở nhiều nước khác nhau như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, các nước vùng Balkan, Hungary, Cộng hòa Síp và một phần rộng lớn lãnh thổ Ấn Độ, Nga và Ukraine…

Từ khi quân đội Mỹ rút đi, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki lên nắm quyền đã thực hiện chính sách quản lý độc đoán, không tin tưởng vào sự tư vấn của các đảng phái khác, không tôn trọng đối với những quan điểm đối lập. Khiến khoảng cách chính trị giữa Thủ tướng Maliki với các chính trị gia thuộc người Sunni và cả người Shiite ngày càng xa cách.

Chính sách mà ông Maliki áp dụng đối với các vùng miền người Sunni chiếm đa số được coi là quá “tồi tệ”, họ bị gạt sang bên lề trong cấu trúc quyền lực của Iraq. Và hệ quả tất yếu là những người có liên quan đến đảng Baath (họ hàng của cựu Tổng thống Saddam và các nhóm Sunni khác) ngày càng nung nấu lòng hận thù sâu sắc với người Shiite nói chung và cá nhân ông Nouri al-Maliki nói riêng.

>> Xem thêm: Mỹ đạo diễn cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân chủ Iran

Bên cạnh đó, tại các nước Arab khác như: Syria, Lebanon, Yemen, Bahrain, khu vực miền đông Saudi Arabia, sự thù địch giữa cộng đồng người Shiite và Sunni cũng ngày càng gia tăng và rơi vào tình trạng bạo lực không kiểm soát được. Hiện nay, cuộc chiến giữa hai hệ giáo phái đạo Hồi Shiite và Sunni đã trở thành một tiền đề dẫn đến xung đột tại Iraq và nội chiến ở Syria.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc các thế lực bên ngoài đã tranh thủ sự đối đầu Sunni - Shiite để kích động xung đột chính trị trong khu vực, phục vụ toan tính chiến lược “Đại Trung Đông” và ý đồ riêng của họ.

Sự thù địch giữa Shiite với Sunni không chỉ gia tăng gần đây mà bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác trong đạo Hồi và trong cuộc khủng hoảng tồn tại sau cái chết của nhà tiên tri Muhammad (sự khủng hoảng được gọi là Fitna). Cuộc cách mạng “Mùa xuân Arab” với sự dàn dựng và hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây đã lan từ Tunisia sang Ai Cập, Libya, Syria… càng kích động sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Sunni và Shiite trong khu vực.

Trên thực tế người Sunni chiếm đa số ở Syria, nhưng chế độ gia đình trị của ông Assad chỉ đại diện cho cộng đồng người Alawite (chiếm 10-12% dân số) đã gây bất lợi cho người Sunni. Ông Assad kiềm chế sự phát triển và ảnh hưởng của các hệ phái tôn giáo, dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Kurd ở miền Bắc bằng công cụ quản lý có tính áp đặt. Còn tại Iraq, thời Tổng thống Saddam Hussein là người Sunni, đã công khai đàn áp người Shiite và duy trì cách thức điều hành hà khắc đối với đất nước.

>> Xem thêm: Tổng thống Syria Assad nắm chắc quân đội và được lòng dân

Theo giới quan sát, cả ông Assad và ông Saddam Hussein đều sử dụng các lực lượng phe phái theo mọi cách có thể, để thúc đẩy lợi ích chính trị của riêng mình, khiến cho hận thù tôn giáo ngày càng gia tăng và phức tạp. Tại Bahrain, triều đại Sunni Al-Khalifa thường xâm phạm đến các quyền cơ bản của đa số người dân Shiite (chiếm 35% dân số nước này). Điều đó dẫn đến các cuộc biểu tình tại Bahrain vào tháng 2 và 3 năm 2011 và Saudi Arabia đã phải đưa quân đội vào Bahrain để trấn áp...

Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Iraq từ 2003, đối đầu giữa Sunni và Shiite ngày càng phức tạp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là sau khi can thiệp quân sự lật đổ chế độ Saddam Hussein, Nhà Trắng đã đưa người Shiite lên nắm giữ quyền lực và giảm dần sự hiện diện của mình tại Iraq.

Từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nouri al-Maliki người Shiite đã phạm nhiều sai lầm và ngày càng lún sâu vào việc chống lại các chính trị gia người Sunni, sa thải họ khỏi những vị trí quan trọng trong quân đội.

Việc đàn áp phong trào nổi dậy của người Sunni bằng cách sử dụng không kích, gửi lực lượng chiến binh người Shiite cực đoan đến hỗ trợ… đã đẩy những cựu chiến binh trong quân đội Saddam và thành viên đảng Baath phối hợp với nhau đứng ra thành lập lực lượng IS.

Dưới chính thể của ông Nouri al-Maliki, Iraq đã trở thành một nước “Cộng hòa Hồi giáo Shiite”, họ tự coi mình là người bảo vệ Hồi giáo Shiite. Hầu hết thánh địa đền thờ Shiite đều nằm trên lãnh thổ Iraq và đó cũng là lý do lực lượng IS từ Syria mở rộng tấn công sang Iraq.

Cuộc khủng hoảng ở Iraq hiện nay còn là một phần mở rộng của cuộc chiến tranh chống lại chính phủ Syria của ông Bashar Assad đã được thiết kế bởi Mỹ và đồng minh cho các mục tiêu: (1) Làm thay đổi một Syria hiện tại do có lập trường chống Israel

(2) Thay thế chính phủ thiểu số Alawite của ông Assad bởi một chính phủ do Sunni nắm quyền, thực hiện theo kế hoạch Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ vùng Vịnh đến Thổ Nhĩ Kỳ;

(3) Phá hoại sức mạnh Alawite ở Syria sẽ góp phần làm suy yếu Iran, đồng thời phá vỡ sự liên kết của Iran - Syria - Hezbollah.

Iran là mối đe dọa hiện hữu đối với nhà nước Israel, Hồi giáo Shiite Iran cũng là đối thủ cạnh tranh chính của Hồi giáo Sunni ở Saudi Arabia. Nếu ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông ngày càng lớn mạnh, sẽ đẩy Mỹ và đồng minh vào thế khó khăn hơn.

Như vậy, từ những yếu tố lịch sử do người Anh, Pháp gây ra trong quá khứ, đến những diễn biến chính trị thời hiện đại và nhất là tham vọng lợi ích địa chính trị của của các nước trong và ngoài khu vực, đã phản ánh phần nào những điều ẩn sâu, giúp dư luận trả lời câu hỏi ai đang đứng sau, kích động xung đột giáo phái và hỗ trợ nhóm cực đoan IS, khiến cho tình hình Iraq và Trung Đông có thể bất ổn kéo dài./.

>> Xem thêm: Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran
Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại
Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

NATO sẽ tăng cường quân sự tại Ba Lan và các nước Baltic
NATO sẽ tăng cường quân sự tại Ba Lan và các nước Baltic

VOV.VN - NATO cho biết, vùng Szczecin, nằm ở bờ biển Tây Bắc Ba Lan sẽ là nơi đặt trụ sở của lực lượng đa quốc gia khu vực Đông Bắc của NATO

NATO sẽ tăng cường quân sự tại Ba Lan và các nước Baltic

NATO sẽ tăng cường quân sự tại Ba Lan và các nước Baltic

VOV.VN - NATO cho biết, vùng Szczecin, nằm ở bờ biển Tây Bắc Ba Lan sẽ là nơi đặt trụ sở của lực lượng đa quốc gia khu vực Đông Bắc của NATO

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng
“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

“Bí kíp” giành thế thượng phong của khủng bố Hồi giáo IS khét tiếng

VOV.VN - Ban lãnh đạo cao nhất của IS rất chặt chẽ, được bảo vệ kỹ lưỡng và gồm những phần tử túc trí đa mưu được tôi luyện trong nhà tù Mỹ.

Mỹ chuẩn bị tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria
Mỹ chuẩn bị tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết đã phê duyệt kế hoạch không kích tổ chứcNhà nước Hồi giáo tại Syria.

Mỹ chuẩn bị tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria

Mỹ chuẩn bị tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết đã phê duyệt kế hoạch không kích tổ chứcNhà nước Hồi giáo tại Syria.

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS
Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

Cuộc đời cô gái trẻ Canada tự nguyện lấy chồng phiến quân Hồi giáo IS

VOV.VN - Cô gái ca ngợi các thành phố dưới quyền kiểm soát của IS “thật đẹp và nền nếp”. Cô ta cũng thản nhiên mô tả cảnh chặt đầu tội phạm trộm cắp.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia
Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

VOV.VN - Thủ tưởng Tony Abbott cho hay ông đã ra lệnh tăng cường an ninh tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

Phiến quân IS âm mưu tấn công quan chức chính phủ Australia

VOV.VN - Thủ tưởng Tony Abbott cho hay ông đã ra lệnh tăng cường an ninh tại Tòa nhà Quốc hội ở Canberra.