Kỳ vọng mô hình an ninh mới từ Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)

VOV.VN - Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một diễn đàn đa diện, hướng tới hợp tác đa phương trong nhiều lĩnh vực như an ninh, kinh tế và năng lượng. Chủ tịch SCO 2024 đã đề xuất mô hình an ninh mới cho tổ chức này.

Từ hôm nay (3/7), Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) bắt đầu diễn ra trong 2 ngày tại thủ đô Astana của Kazakhstan. Tổng thống nước chủ nhà Tokayev kỳ vọng, hội nghị sẽ thông qua những quyết định quan trọng mang tính chiến lược, là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Chủ tịch của nước này.

Sau 23 năm hình thành và phát triển, SCO tham vọng trở thành một cơ chế hợp tác đa phương hiệu quả và là một chủ thể quan trọng ở khu vực Á-Âu. Và Hội nghị thượng đỉnh lần này là một bước đà quan trọng để khẳng định vai trò của SCO, thúc đẩy các chiến lược kinh tế, an ninh cũng như kết nạp thêm thành viên mới.

Lý do Chủ tịch SCO 2024 đề xuất mô hình an ninh mới

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) năm nay đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, hướng đến việc củng cố hợp tác kinh tế, chiến lược an ninh và kết nạp thành viên mới cho nhóm. Người ta kỳ vọng sự kiện này sẽ mở ra một chương mới trong hợp tác của SCO. Được thành lập vào năm 2001, SCO hướng tới việc trở thành một cơ chế hợp tác đa phương hiệu quả, đóng vai trò trọng yếu tại khu vực Á-Âu.

Ban đầu được thành lập với mục tiêu chống khủng bố, SCO đã mở rộng lĩnh vực hợp tác, để tập trung nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế và năng lượng. Giờ đây, SCO không chỉ là một liên minh quân sự. Các quốc gia thành viên SCO đã tăng cường hợp tác trong các sáng kiến kinh tế khu vực, như sự hội nhập của Sáng kiến Vành đai, Con đường do Trung Quốc khởi xướng và Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu, đồng thời duy trì an ninh khu vực là một trong những ưu tiên hàng đầu. Sự chuyển hướng này phản ánh vai trò ngày càng tăng của SCO trong việc đáp ứng nhu cầu của các quốc gia thành viên, hướng tới sự ổn định kinh tế và an ninh năng lượng, cũng như giải quyết các mối lo ngại về an ninh.

Tổng thống Kazakhstan Tokayev, trong vai trò Chủ tịch SCO năm 2024, đã đề xuất một mô hình an ninh mới. Ông kêu gọi một đối thoại toàn cầu cởi mở và trung thực để áp dụng mô hình an ninh mới này, nhấn mạnh sự cần thiết của một môi trường kinh tế công bằng, bền vững và các biện pháp bảo vệ môi trường toàn cầu.

Tuyên bố này thể hiện cam kết của Kazakhstan trong việc nâng cao hiệu quả của SCO như một cơ chế hợp tác đa phương, tăng cường khả năng đối phó với các thách thức và mối đe dọa chung, tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố, chủ nghĩa ly khai và bạo lực cực đoan. Đề xuất mô hình an ninh mới cũng phản ánh mong muốn của Kazakhstan trong việc tái định hình các mối quan hệ quốc tế dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và chủ nghĩa đa phương, phù hợp với sáng kiến “Thế giới đoàn kết vì hòa bình và hòa hợp” mà nước này đã đưa ra trước đó. Đây cũng là một phần của nỗ lực nhằm tăng cường sự ổn định và an ninh khu vực, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác văn hóa.

Kỳ vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình khi dự Thượng đỉnh SCO

Là một trong hai thành viên sáng lập SCO cùng với Nga, Trung Quốc đặt rất nhiều mục tiêu chiến lược thông qua diễn đàn này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ dự hội nghị thượng đỉnh SCO lần này cũng như thăm chính thức Kazakhstan và Tajikistan.

Đây là lần thứ 12 liên tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trong một phát biểu tại sân bay khi đến thủ đô Astana của Kazakhstan ngày 2/7, ông cho biết trông đợi được tham dự hội nghị lần này, để cùng các bên thảo luận về tương lai của tổ chức, cũng như các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhằm đạt được bước phát triển mới, lớn hơn cho cơ chế đa phương quan trọng này.

Trước đó, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tại hội nghị năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cùng lãnh đạo các nước đi sâu trao đổi về việc làm sâu sắc hơn hợp tác trên các lĩnh vực trong tình hình mới cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực lớn hiện nay, đồng thời vạch ra các kế hoạch và sắp xếp cho bước phát triển tiếp theo của SCO.

Trong một bài xã luận đăng ngày 1/7, Nhân Dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết thêm, vào thời điểm những thay đổi trong thế kỷ qua đang tăng tốc và tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, chuyến công du Trung Á lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai SCO chặt chẽ hơn. 

Được biết, đây là lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh SCO nhóm họp theo hình thức “SCO+”, với sự tham gia của các quốc gia thành viên, quan sát viên, đối tác đối thoại và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

SCO hiện có 9 quốc gia thành viên, 3 quốc gia quan sát viên và 14 đối tác đối thoại. Mặc dù chỉ có 9 thành viên là Kazakhstan, Ấn Độ, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Pakistan, Nga, Tajikistan, Uzbekistan và Iran, song tổ chức này bao phủ một vùng lãnh thổ rộng lớn với gần một nửa dân số thế giới và khoảng 1/4 tổng lượng kinh tế toàn cầu. Năm nay, Belarus dự kiến sẽ được kết nạp vào tổ chức này và không loại trừ khả năng khối này sẽ tiếp tục mở rộng.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 1/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, Bắc Kinh tin rằng, Hội nghị thượng đỉnh SCO 2024 sẽ “giúp tạo dựng thêm nhiều đồng thuận hơn nữa..., đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy an ninh, ổn định và phát triển của các nước”.

Sau cuộc họp thượng đỉnh tại Astana, Trung Quốc sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của SCO trong nhiệm kỳ 2024-2025.

Theo nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Nga, Tổng thống Vladimir Putin hôm nay (3/7) sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Kazakhstan, bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Cuộc gặp đã được lên kế hoạch diễn ra không lâu sau chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua. Trong chuyến thăm này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và mở rộng quy mô các cuộc tập trận quân sự chung. Các cuộc gặp liên tục giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Trung Quốc là chỉ dấu cho thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước đang ở mức cao nhất kể từ năm 2014. Trước đó, vào tháng 2/2022, chỉ vài tuần trước khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine bắt đầu, Nga và Trung Quốc đã công bố quan hệ hữu nghị "không giới hạn". 

Xung quanh chuyện Belarus dự kiến gia nhập SCO

Dự kiến tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, Belarus sẽ chính thức gia nhập SCO, mở rộng thêm tổ chức. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng một mặt nâng cao vị thế của SCO nhưng mặt khác lại làm phức tạp những mâu thuẫn và khác biệt vốn đã luôn tồn tại - điển hình là sự vắng mặt của Thủ tướng Ấn Độ tại Hội nghị năm nay.

Việc Belarus gia nhập SCO, nâng tổng số thành viên lên 10, không chỉ làm tăng sự đa dạng về mặt địa chính trị mà còn củng cố chiều sâu chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, sự mở rộng này cũng có thể đem lại thách thức, khiến cho những mâu thuẫn và khác biệt hiện có trở nên phức tạp hơn, có nguy cơ làm suy yếu sự liên kết trong khu vực. SCO-10 được xem là một bước tiến quan trọng của khối hướng tới một trật tự quốc tế mới, được Trung Quốc và Nga ủng hộ.

Sự vắng mặt của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh năm nay là một điểm đáng chú ý. Mặc dù không có lời giải thích chính thức, nhưng có thể suy đoán rằng vị thế địa chính trị của Ấn Độ giữa Nga và phương Tây, cùng với căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan, là yếu tố dẫn tới quyết định này.

Tình hình hiện tại phản ánh sự phát triển động lực của SCO khi tổ chức này mở rộng thành viên. Mặc dù đang phát triển, SCO cũng phải đối mặt với thách thức trong việc điều phối chương trình làm việc đa dạng và tiếng nói của các thành viên. Sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo chủ chốt như Thủ tướng Modi làm nổi bật sự cân nhắc giữa việc mở rộng và duy trì sự gắn kết. Dù vậy, SCO tiếp tục mở rộng và phát triển, có thể giúp cân bằng ảnh hưởng giữa các quốc gia và giúp khẳng định vai trò của các thành viên trên trường quốc tế.

Nga oanh tạc Ukraine giữa lúc xảy ra “âm mưu đảo chính” ở Kiev

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine vẫn giằng co khốc liệt. Thời gian này, Nga gia tăng oanh tạc lãnh thổ Ukraine, tập trung nhắm vào hạ tầng trọng yếu và hạ tầng không quân. Giữa lúc đó, rộ lên tin “âm mưu đảo chính” ở Kiev. Thiếu nhân lực, quân đội Ukraine cũng đã phải tuyển gấp 3.000 phạm nhân để đưa ra trận.

Bắc Kinh có những sáng kiến nào để giải quyết thách thức trong SCO?

Có thể nói SCO đóng vai trò quan trọng với Trung Quốc như một trung tâm quyền lực ở châu Á cạnh tranh với Mỹ; nhưng bản thân SCO cũng có hàng loạt vấn đề như khác biệt, mâu thuẫn giữa các thành viên hay vấn để thể chế hoá thống nhất cả khu vực còn mơ hồ…

Hội nghị thượng đỉnh SCO năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường, xung đột leo thang ở Ukraine và Trung Đông, căng thẳng trong quan hệ giữa Nga, Trung Quốc với Mỹ và đồng minh vẫn có xu hướng gia tăng.

Trong suốt 12 năm tham dự hội nghị này, năm nào Chủ tịch Trung Quốc cũng đề xuất các sáng kiến và chủ trương quan trọng nhằm gắt kết nội khối. Nhân Dân nhật báo cho biết, tại Hội nghị thượng đỉnh Astana lần này, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đi sâu thảo luận về việc tăng cường đoàn kết và hợp tác trong SCO trước tình hình mới với lãnh đạo các nước thành viên, nhằm củng cố vai trò tích cực của tổ chức này như một hàng rào an ninh, cầu nối hợp tác, gắn kết hữu nghị và lực lượng mang tính xây dựng trong khu vực, thúc đẩy xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai SCO chặt chẽ hơn.

Đề cập đến việc Bắc Kinh sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trong thời gian tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, ngoài mục tiêu kể trên, nước này sẽ cùng các nước thành viên tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân và văn hóa, thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của SCO dựa trên “Tinh thần Thượng Hải”, nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân trong khu vực và đóng góp nhiều hơn cho “hòa bình lâu dài và thịnh vượng chung trên thế giới”.

Tinh thần Thượng Hải là điều mà Chủ tịch Trung Quốc từng nhiều lần nhắc tới khi tham dự các kỳ hội nghị thượng định SCO. Với nước này, “Tinh thần Thượng Hải” thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, tham vấn, tôn trọng các nền văn minh đa dạng, trong đó theo đuổi sự phát triển chung là linh hồn cũng như năng lực cạnh tranh cốt lõi của SCO.

Trung Quốc cũng cho thấy sự ủng hộ đối với sáng kiến về một mô hình an ninh mới của nước chủ nhà Kazakhstan, khi theo các nhà quan sát nước này, sáng kiến trên phù hợp với Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu do Trung Quốc đề xuất và phản ánh những đóng góp mang tính xây dựng và nhất quán của hai nước trong việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực.

Đang nổi lên là một trung tâm địa chiến lược, Trung Á luôn được coi là cửa ngõ quan trọng để Trung Quốc tiến vào châu Âu. Đến nay, cả 5 quốc gia Trung Á đều là đối tác chiến lược của Trung Quốc. Trong đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Kazakhstan đã đạt đến một trong những cấp độ cao nhất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lâu dài, trong khi Trung Quốc và Tajikistan cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Trong bối cảnh cạnh tranh, đối đầu gia tăng, một trật tự thay thế trật tự do phương Tây dẫn dắt đang hình thành, Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sáng kiến, nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ với các thành viên và đối tác của SCO, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, cũng như chống chủ nghĩa khủng bố, ly khai và cực đoan, nhằm tăng cường đoàn kết và ảnh hưởng của khối, đưa SCO từ một tổ chức khu vực đến sát hơn mục tiêu trở thành một cơ chế đa phương có sức nặng, có tiếng nói, đủ sức làm đối trọng và xa hơn là trở thành một chủ thể toàn cầu hay một nhân tố toàn cầu có vai trò quan trọng, thậm chí là một trong những nền tảng của một trật tự thế giới mới.

Mỗi quốc gia đến với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đều có những mục tiêu và tính toán chiến lược riêng. Nhưng một khi đã là thành viên của một tổ chức chung, có lẽ các nước đều cần nỗ lực hơn trong việc đóng góp vào các kế hoạch chung: như phát triển kinh tế, năng lượng, chống khủng bố như ban đầu đã đề ra; hướng tới đảm bảo hoà bình, phát triển ổn định ở khu vực Á-Âu - chứ không chỉ là tham vọng lập một mặt trận “phi phương Tây” của một số quốc gia.

Xem thêm:

>> Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công

>> Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

>> Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sự “cầu toàn” của Mỹ tạo ra những khoảng trống bất ổn trong trật tự thế giới
Sự “cầu toàn” của Mỹ tạo ra những khoảng trống bất ổn trong trật tự thế giới

VOV.VN - Học giả Mỹ Carpenter cho rằng nước này cần thực tế hơn trong chính sách đối ngoại để tránh gây ra những điều ngoài mong muốn, tệ hại hơn cả mục tiêu họ hướng tới. Theo ông, những nơi bị Mỹ can thiệp thường rơi vào trạng thái bất ổn.

Sự “cầu toàn” của Mỹ tạo ra những khoảng trống bất ổn trong trật tự thế giới

Sự “cầu toàn” của Mỹ tạo ra những khoảng trống bất ổn trong trật tự thế giới

VOV.VN - Học giả Mỹ Carpenter cho rằng nước này cần thực tế hơn trong chính sách đối ngoại để tránh gây ra những điều ngoài mong muốn, tệ hại hơn cả mục tiêu họ hướng tới. Theo ông, những nơi bị Mỹ can thiệp thường rơi vào trạng thái bất ổn.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin
Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

Trật tự thế giới hé lộ trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Trong các phát biểu của Tổng thống Nga Putin, điều gây chấn động cho phương Tây thực ra không phải là lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân mà chính là những nhấn mạnh của ông về một trật tự địa - kinh tế mới.

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100
Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

VOV.VN - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình, vừa phát động chiến dịch rút bài học từ lịch sử khi ngày kỷ niệm 100 năm sắp tới gần.

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

Đảng Cộng sản Trung Quốc rút bài học lịch sử trước thềm sinh nhật thứ 100

VOV.VN - Chủ tịch nhà nước Trung Quốc kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình, vừa phát động chiến dịch rút bài học từ lịch sử khi ngày kỷ niệm 100 năm sắp tới gần.