Trump với 4 “cú sốc” kinh tế-chính trị từ nay đến hết năm 2018

VOV.VN - Nhóm quan sát tại Washington đánh giá Mỹ và cả thế giới sẽ đối mặt với sức ép trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều “cú sốc” về kinh tế và chính trị.

Giới quan sát nhìn nhận tình hình địa chính trị thế giới từ nay đến hết năm 2018 có 5 thách thức lớn nhất. Trong đó, 4 thách thức liên quan trực tiếp tới chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lục đục nội bộ, bất đồng gia tăng với các đồng minh hay việc bị chỉ trích vì “yếu mềm” trước Nga là những gì mà chính quyền Mỹ và Tổng thống Trump đang phải đương đầu.

Những thách thức lớn nhất đang ở phía trước Tổng thống Trump. Ảnh minh họa: Getty Images.

Đội ngũ cố vấn đắc lực rơi rụng dần

Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hội đồng Đại Tây Dương ông Fred Kempe đã chỉ ra những khó khăn lớn của chính quyền Tổng thống Trump trong thời gian còn lại của năm 2018. Trong đó, phải kể đến việc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.

Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ đến nay vẫn như một ngọn lửa âm ỉ, khiến chính quyền tại Mỹ không ngừng tranh cãi và tiếp tục chia rẽ. Dù rằng, cả Nga và Tổng thống Mỹ Donanld Trump đã bác bỏ kịch liệt điều này.

Nhắc lại việc Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Hope Hicks bất ngờ từ chức, thì cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ chính là tác nhân. Hope Hicks, phụ tá được biết đến là thân cận nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã tuyên bố từ chức ngày 28/2, một ngày sau khi trải qua phiên điều trần kín tại Ủy ban Tình báo Hạ viện về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Trump trước đó đã yêu cầu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức chỉ hơn hai tuần sau khi ông này thừa nhận đã nói dối và được cho là đã có liên lạc ngầm với Nga.

Cuộc chiến pháp lý giữa Tổng thống Trump và cơ quan điều tra về những lùm xùm nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ vẫn đang căng như dây đàn. Trong bối cảnh, Quốc hội cam kết có cơ chế pháp lý để bảo vệ đội ngũ điều tra đặc biệt khỏi sức ép chính trị từ Nhà Trắng.

Cuộc điều tra khiến đội ngũ thân cận của ông Trump rơi rụng không ít, mà còn chưa tính đến việc cố vấn kinh tế Gary Cohn dứt áo ra đi, đã phơi bày những lục đục bên trong Nhà Trắng.

Đúng 10 ngày sau khi sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson, Tổng thống Trump tiếp tục tiễn cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster ra khỏi Nhà Trắng.

Việc sa thải ông McMaster cũng được ông Trump công bố trên tài khoản Twitter cá nhân ngày 23/3, giống như vụ ông sa thải Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.

Cuộc chiến thương mại tiềm ẩn

Các cuộc chiến thương mại tiềm ẩn sau khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố áp dụng thuế nhôm và thép mới, vốn sẽ khiến chính sách thương mại của Mỹ thắt chặt hơn với Trung Quốc, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Theo AFP, Trung Quốc đã sẵn sàng đáp trả món đòn kinh tế mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo đó ông sắp thông qua kế hoạch đánh thuế nặng đối với hơn 100 mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Ước tính, kế hoạch đánh thuế này trị giá đến 50 tỷ USD.

Phía Trung Quốc tuyên bố sẽ không để yên và sẽ hành động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

CNN dẫn lời nhiều chuyên gia nhận định rằng khác với tình hình năm 2017, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong năm 2018 sẽ được cụ thể hóa và trở nên khốc liệt hơn. Viện Nghiên cứu Brookings thì cho rằng: “Chúng ta đều biết rằng tình hình sẽ nóng lên trong những tháng tới”.

Canada, Australia và EU đã lên tiếng phản đối mức thuế nhôm thép mới của Mỹ. Bởi vì các đồng minh của Mỹ sẽ không nằm ngoài vòng ảnh hưởng và giới chức thương mại cảnh báo có thể Mỹ sẽ bị trả đũa.

Nói với báo chí sau cuộc họp của bộ trưởng tài chính các nước G20 ngày 20/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định chiến tranh thương mại không phải là mục tiêu của Mỹ, nhưng chính quyền Trump sẽ không e ngại nếu phải tiến hành nó.

Tổng thống Putin tái đắc cử

Chiến thắng áp đảo của Tổng thống Nga Putin trong cuộc bầu cử hôm 18/3 đã chứng tỏ “sức hấp dẫn” và quyền lực hàng đầu của ông chủ Điện Kremlin. Vụ đầu độc cựu điệp viên 2 mang người Nga được khui ra ngay trước thềm bầu cử  cũng không thể khiến ông Putin bị yếu thế.

Lời chúc mừng của Tổng thống Trump gửi tới người đồng cấp Putin đã vấp phải chỉ trích nặng nề từ giới chính trị Mỹ. Tổng thống Trump ngày 20/3 cho biết, ông đã có cuộc điện đàm gửi lời chúc mừng ông Putin: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thể gặp nhau để thảo luận về vấn đề chạy đua vũ trang, tình hình Ukraine, Syria và Triều Tiên”.

Bỏ ngoài tai cảnh báo của các cố vấn an ninh và bất chấp chỉ trích trong nội bộ nước Mỹ, nhất là giữa lùm xùm cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016, Tổng thống Trump vẫn khẳng định cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga là “một cuộc đối thoại tích cực”.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Trump bị gọi là “mềm yếu” trước Tổng thống Nga Putin. Hồi đầu năm, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố chưa muốn trừng phạt Nga vào lúc này, đã khiến các nhà lập pháp cả Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ phải hoài nghi với hành động của chính phủ.

Mong muốn thúc đẩy quan hệ với nhà lãnh đạo Nga cho thấy chính sách chính quyền Trump phần nào đi xa hơn so với truyền thống của nước Mỹ.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên và Iran

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên là sự kiện lịch sử. Tổng thống Trump đã chấp nhận lời mời đối thoại của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể diễn ra vào tháng 5 tới. Theo đó, cuộc gặp có thể làm giảm hoặc làm tăng nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Một số ý kiến tại Mỹ đã giễu cợt ông Trump khi nhận lời gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên. Nhất là khi Nhà Trắng khẳng định, các cuộc đàm phán Mỹ-Triều phải dẫn đến kết quả phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, vốn được dự báo là khó khả thi.

Việc thay thế vị trí ngoại trưởng Mỹ bằng Giám đốc CIA Mike Pompeo và đưa ông John Bolton, người luôn cổ vũ ông Trump tiến hành các biện pháp quân sự để “giải quyết nhanh chóng” vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay Iran, lên làm cố vấn an ninh, cho thấy ông Trump đang lập một đội ngũ “cứng rắn nhất” cho cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Có không ít ý kiến cho rằng cuộc gặp “không tưởng” này sẽ khó diễn ra và kể cả khi 2 nhà lãnh đạo gặp mặt thì chưa chắc đã có kết quả.

Với bài học nhãn tiền về thỏa thuận hạt nhân lịch sử của Iran, vốn đạt được giữa Iran và P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng với Đức) và được coi là tia sáng để giải quyết không những vấn đề hạt nhân Iran mà còn là cơ hội hòa bình cho khu vực.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump lại muốn thay đổi thỏa thuận lịch sử này. Ngay từ khi tranh cử, ông Trump đã cho rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) là “một trong những thỏa thuận ngớ ngẩn nhất” mà ông từng chứng kiến.

Theo đó, Tổng thống Trump muốn dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kéo dài với Tehran đổi lại những giới hạn về chương trình hạt nhân của Iran. Và tháng 5 cũng là hạn chót để Tổng thống Trump quyết định có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn được các bên còn lại là Nga và các nước châu Âu hết mực bảo vệ.

Chính phủ Mỹ ngày 21/3 cảnh báo đã sẵn sàng cho một kế hoạch B trong trường hợp đàm phán về việc sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran thất bại. Đây được xem là câu trả lời cho những nỗ lực của châu Âu thời gian vừa qua nhằm duy trì văn kiện lịch sử đạt được năm 2015 này, từng được xem là điểm sáng của một Trung Đông quá nhiều bất ổn trong những năm vừa qua.

Nhà Trắng đã đồng ý gia hạn việc tạm ngưng các lệnh trừng phạt kinh tế chống Iran, đồng thời ra tối hậu thư cho các đồng minh châu Âu phải sửa chữa “những sai lầm khủng khiếp” của văn kiện được ký dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Twitter hé lộ gì về Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton?
Twitter hé lộ gì về Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton?

VOV.VN - Giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton cũng rất hay chia sẻ quan điểm của mình trên Twitter.

Twitter hé lộ gì về Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton?

Twitter hé lộ gì về Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton?

VOV.VN - Giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Cố vấn An ninh Quốc gia mới John Bolton cũng rất hay chia sẻ quan điểm của mình trên Twitter.

Chân dung John Bolton - Cố vấn An ninh Quốc gia được Trump lựa chọn
Chân dung John Bolton - Cố vấn An ninh Quốc gia được Trump lựa chọn

VOV.VN - Tổng thống Trump ngày 22/3 đã lựa chọn cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton thay ông H.R. McMaster làm Cố vấn An ninh Quốc gia.

Chân dung John Bolton - Cố vấn An ninh Quốc gia được Trump lựa chọn

Chân dung John Bolton - Cố vấn An ninh Quốc gia được Trump lựa chọn

VOV.VN - Tổng thống Trump ngày 22/3 đã lựa chọn cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton thay ông H.R. McMaster làm Cố vấn An ninh Quốc gia.

Ảnh: McMaster - Cố vấn mới nhất rời khỏi bộ máy của ông Donald Trump
Ảnh: McMaster - Cố vấn mới nhất rời khỏi bộ máy của ông Donald Trump

VOV.VN - Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster là quan chức cấp cao mới nhất rời khỏi bộ máy của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ảnh: McMaster - Cố vấn mới nhất rời khỏi bộ máy của ông Donald Trump

Ảnh: McMaster - Cố vấn mới nhất rời khỏi bộ máy của ông Donald Trump

VOV.VN - Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster là quan chức cấp cao mới nhất rời khỏi bộ máy của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mỹ trừng phạt Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016
Mỹ trừng phạt Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt này nhằm trả đũa việc Nga đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Mỹ trừng phạt Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016

Mỹ trừng phạt Nga vì cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt này nhằm trả đũa việc Nga đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.