Hội nghị An ninh Munich: Màn đối đầu “bất thường” giữa Mỹ và châu Âu?

VOV.VN - Hội nghị An ninh Munich hôm nay (14/2) chính thức diễn ra tại Đức với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao các nước, cùng đông đảo giới học giả chuyên gia.

Khác với thông lệ là sự kiện thể hiện mối quan hệ truyền thống gắn bó giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này được đánh giá có thể là cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên giữa Mỹ và các đồng minh lục địa này, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền tiền nhiệm.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance dẫn đầu phái đoàn quan chức Mỹ dự Hội nghị An ninh Munich lần này. Trước đó, với tư cách là thượng nghị sĩ, tại hội nghị Munich năm ngoái, ông JD Vance từng cho rằng các ưu tiên chiến lược của Mỹ cần nằm nhiều hơn ở châu Á và Trung Đông, đồng thời không “tha thiết” với việc hỗ trợ cho Ukraine. Với vai trò mới, dự kiến ông JD Vance sẽ làm rõ chính sách của Mỹ với các đồng minh châu Âu trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.

Tuy nhiên, các nước châu Âu có thể lường trước được kịch bản “không mong đợi” từ một quốc gia đồng minh đang ưu tiên “nước Mỹ trên hết”, đặc biệt khi châu lục này đang đối diện với việc bị Mỹ tăng thuế đối với những hàng hóa xuất khẩu. Về cuộc khủng hoảng Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng đã khiến châu Âu “bất an” khi tuyên bố Ukraine sẽ phải từ bỏ các mục tiêu quay trở lại biên giới trước năm 2014, thời điểm Nga sáp nhập Bán đảo Crimea, cũng như tư cách thành viên NATO.

Ứng cử viên Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sắp tới của Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) Friedrich Merz, dự hội nghị an ninh Munich và có kế hoạch gặp Phó Tổng thống Mỹ, lo ngại về một cuộc đối đầu giữa đôi bên tại hội nghị:

“Tôi đã nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên về cách Phó Tổng thống Mỹ JD Vance sẽ trình bày. Đó sẽ là những phát biểu mang tính đối đầu. Tôi thực sự hy vọng rằng, Đức và các đối tác trong Liên minh châu Âu sẽ phối hợp để đưa ra một phản ứng của châu Âu, không phải của riêng Đức. Chúng ta sẽ phải nhớ về Hội nghị an ninh Munich lần này trong một thời gian rất dài, với những hậu quả. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm chính xác những gì ông ấy tuyên bố sẽ làm, những gì ông ấy không thể làm cách đây 8 năm. Bây giờ ông ấy sẽ làm điều đó.”

Trong khi đó, phát biểu khai mạc Hội nghị An ninh Munich, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh, không được phép có hòa bình ở Ukraine “trên đầu” người dân Ukraine và người châu Âu. Theo bà, một nền hòa bình “giả tạo” sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, không mang lại an ninh lâu dài, cho cả người dân Ukraine lẫn châu Âu và Mỹ. Nhà ngoại giao Đức kêu gọi các cuộc thảo luận chuyên sâu giữa các nước tại hội nghị an ninh Munich.

Tuy nhiên, có thể có một cuộc gặp khác đang rất được quan tâm hôm nay, như lời Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tiết lộ - đó là cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Nga tại một địa điểm khác ở Munich, do Nga không được mời dự Hội nghị an ninh. Phía Ukraine cũng đã được mời tham gia cuộc gặp này. Dẫu vậy, Cố vấn của Tổng thống Ukraine cho biết nước này không mong đợi sẽ đàm phán với phía Nga tại Munich và tin rằng Mỹ, Châu Âu và Ukraine cần có lập trường chung trước khi đàm phán với Moscow. Dự kiến, Tổng thống Ukraine sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và Ngoại trưởng Rubio. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ đã trễ lịch hẹn, do máy bay gặp trục trặc và phải quay đầu.

Hội nghị an ninh Munich sẽ diễn ra trong 3 ngày. Ngoài vấn đề Ukraine, hội nghị cũng sẽ là nơi Mỹ và các đồng minh thảo luận các chủ đề nóng của khu vực và thế giới, như việc Mỹ muốn giành quyền kiểm soát đảo Greenland của Đan Mạch, hay gây áp lực để các nước châu Âu tăng đóng góp chi tiêu quốc phòng, vấn đề thuế quan thương mại hay những bất ổn ở Trung Đông.

Bên lề hội nghị an ninh Munich, Ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã lên kế hoạch gặp nhau vào ngày mai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump muốn hợp tác với cả Nga và Trung Quốc để cắt giảm vũ khí hạt nhân
Ông Trump muốn hợp tác với cả Nga và Trung Quốc để cắt giảm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/2 cho biết ông muốn đối thoại với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc áp đặt giới hạn đối với kho vũ khí hạt nhân.

Ông Trump muốn hợp tác với cả Nga và Trung Quốc để cắt giảm vũ khí hạt nhân

Ông Trump muốn hợp tác với cả Nga và Trung Quốc để cắt giảm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/2 cho biết ông muốn đối thoại với cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc áp đặt giới hạn đối với kho vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Mỹ Trump “nén đau”, chấp nhận lạm phát để tung đòn thuế quan lớn
Tổng thống Mỹ Trump “nén đau”, chấp nhận lạm phát để tung đòn thuế quan lớn

VOV.VN - Tân Tổng thống Mỹ Trump đã thể hiện ông sẵn sàng tung đòn thuế quan lớn vào những nước hưởng nhiều thặng dư thương mại với Mỹ, bất chấp nguy cơ lạm phát Mỹ tăng mạnh và chiến tranh thương mại nổ ra trên quy mô toàn cầu.

Tổng thống Mỹ Trump “nén đau”, chấp nhận lạm phát để tung đòn thuế quan lớn

Tổng thống Mỹ Trump “nén đau”, chấp nhận lạm phát để tung đòn thuế quan lớn

VOV.VN - Tân Tổng thống Mỹ Trump đã thể hiện ông sẵn sàng tung đòn thuế quan lớn vào những nước hưởng nhiều thặng dư thương mại với Mỹ, bất chấp nguy cơ lạm phát Mỹ tăng mạnh và chiến tranh thương mại nổ ra trên quy mô toàn cầu.

Ông Trump chặn cửa gia nhập NATO của Ukraine
Ông Trump chặn cửa gia nhập NATO của Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thấy có cơ hội để Ukraine gia nhập NATO do Nga phản đối điều này. Ông cũng đổ lỗi cho người tiền nhiệm Joe Biden vì đã “kích động” Moscow phát động cuộc xung đột quy mô lớn ở Ukraine.

Ông Trump chặn cửa gia nhập NATO của Ukraine

Ông Trump chặn cửa gia nhập NATO của Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thấy có cơ hội để Ukraine gia nhập NATO do Nga phản đối điều này. Ông cũng đổ lỗi cho người tiền nhiệm Joe Biden vì đã “kích động” Moscow phát động cuộc xung đột quy mô lớn ở Ukraine.