Khủng hoảng nhập cư: EU mới chỉ thống nhất giải quyết “trên giấy tờ”

VOV.VN -  Một trong những Hội nghị Thượng đỉnh quan trọng nhất trong năm của EU đã kết thúc ngày 29/6 với một thỏa thuận về vấn đề người nhập cư.

Tuy nhiên, giới phân tích đều chung nhận định rằng, văn kiện này vẫn chưa thể dập tắt được các cuộc tranh cãi khi đặt ra nhiều câu hỏi về việc thực thi cũng như vấp phải sự chỉ trích của các tổ chức phi Chính phủ.

Ảnh minh họa: AP

Ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại thủ đô Brussels, Bỉ cũng là ngày mà thế giới một lần nữa phải chứng kiến thêm một thảm kịch nữa của những người di cư trái phép, bất chấp những cơn sóng dữ trên Địa Trung Hải để vào “miền đất hứa” châu Âu. 3 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng và hàng trăm người không rõ tung tích sau khi một chiếc thuyền phao chở những người này bị lật ngoài khơi bờ biển Libya.

Những nước Trung Âu phản đối mạnh mẽ nhất việc tiếp nhận người nhập cư thì thỏa mãn với kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh tại Brussels khi không có bất kỳ điều khoản nào yêu cầu một sự tiếp nhận bắt buộc được đưa vào thỏa thuận cuối cùng, trong bối cảnh Italy trước đó đã tuyên bố sẽ bác bỏ mọi thỏa hiệp nếu không nhận được cam kết chia sẻ gánh nặng của các nước láng giềng.

Phát biểu với báo chí sau hội nghị, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tỏ ra hài lòng khi tuyên bố, Italy không còn phải một mình chống chọi với thách thức nữa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì thừa nhận, đây là một thỏa thuận để xây dựng, chứ chưa giải quyết được bất cứ điều gì của cuộc khủng hoảng mà Liên minh châu Âu đang phải đối mặt.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, châu Âu vẫn chưa thể đi tới cuối con đường: “Chúng tôi đã đạt được một kết quả mà tôi muốn nói là một bước đi quan trọng đúng hướng. Tất nhiên là châu Âu vẫn chưa thể đi tới cuối con đường, bởi lập trường của các nước là rất khác nhau”.

Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lại tỏ ra thận trọng khi nhấn mạnh, vẫn còn quá sớm để nói về một thành công đối với Liên minh châu Âu. Trên thực tế, thỏa thuận chính trị là một phần dễ dàng nhất của nhiệm vụ, so với những gì đang chờ đợi ở phía trước khi Liên minh châu Âu bắt tay vào thực hiện các đề xuất.

"Liên quan đến thỏa thuận di cư, còn quá sớm để nói rằng, thỏa thuận đã thành công. Chúng ta đã đạt được một thỏa thuận tại Hội đồng châu Âu. Nhưng đây là phần dễ nhất khi chúng ta bắt đầu thực hiện thỏa thuận”, ông Donald Tusk nói.

Không phải chờ lâu, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp phải những thử thách đầu tiên. Đó là thông báo của Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini)rằng, nước này sẽ đóng cửa tất cả các cảng biến trong suốt mùa hè để ngăn không cho tàu của các tổ chức phi Chính phủ chở người nhập cư trái phép được cứu trên Địa Trung Hải cập cảng.

Thực tế là về cơ bản, các nước Liên minh châu Âu đều đồng thuận trong nhiệm vụ ngăn chặn dòng người di cư tràn vào như đã và đang làm từ năm 2015 sau cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Điểm đặc biệt là văn kiện đã đưa ra một “cách tiếp cận mới” khi quyết định thành lập trên lãnh thổ EU các “trung tâm kiểm soát” đón tiếp người di cư được cứu vớt trên biển.

Những cơ sở này sẽ được đặt tại các nước thành viên “tự nguyện” và cho phép phân biệt nhanh chóng những người đủ điều kiện xin tị nạn với các trường hợp di cư vì kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không có nước nào, nhất là Pháp và Italy, bày tỏ sẵn sàng thành lập các cơ sở này trên đất nước mình.

Ngược lại, việc chia sẻ trách nhiệm giải quyết vấn đề người di cư trên đất châu Âu vẫn luôn là chủ đề gây bất đồng sâu sắc giữa các quốc gia thành viên. Các nhà lãnh đạo châu qua cũng thừa nhận thất bại trong nỗ lực cải cách toàn diện hệ thống tị nạn châu Âu, vốn đang bị sa lầy trong suốt 2 năm qua và hội nghị lần này dường như cũng chưa thể giúp giải quyết vấn đề. 

Dẫu vậy, theo các nhà phân tích, dù còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, song thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh lần này đã phần nào giúp các nhà lãnh đạo châu Âu thở phào khi cuộc gặp cuối cùng đã không kết thúc trong hiềm khích và tránh được hình ảnh tiêu cực về một châu Âu bên bờ vực bùng nổ chia rẽ như nhiều người lo ngại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ kêu gọi trục xuất người nhập cư trái phép
Tổng thống Mỹ kêu gọi trục xuất người nhập cư trái phép

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/6 đã kêu gọi trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp mà không cần tiến hành các thủ tục pháp lý.

Tổng thống Mỹ kêu gọi trục xuất người nhập cư trái phép

Tổng thống Mỹ kêu gọi trục xuất người nhập cư trái phép

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24/6 đã kêu gọi trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp mà không cần tiến hành các thủ tục pháp lý.

Nỗi khổ làn sóng nhập cư: Từ châu Âu tới nước Mỹ
Nỗi khổ làn sóng nhập cư: Từ châu Âu tới nước Mỹ

VOV.VN - Bài toán về làn sóng người nhập cư không phải của riêng lục địa già châu Âu mà nó cũng là “nỗi khổ” của nước Mỹ.

Nỗi khổ làn sóng nhập cư: Từ châu Âu tới nước Mỹ

Nỗi khổ làn sóng nhập cư: Từ châu Âu tới nước Mỹ

VOV.VN - Bài toán về làn sóng người nhập cư không phải của riêng lục địa già châu Âu mà nó cũng là “nỗi khổ” của nước Mỹ.

Chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục gây chia rẽ EU
Chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục gây chia rẽ EU

VOV.VN - Bất đồng trong chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục làm bùng lên những tranh cãi giữa các nước thành viên EU.

Chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục gây chia rẽ EU

Chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục gây chia rẽ EU

VOV.VN - Bất đồng trong chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục làm bùng lên những tranh cãi giữa các nước thành viên EU.

Quốc hội Mỹ bác bỏ cải cách nhập cư của Tổng thống Donald Trump
Quốc hội Mỹ bác bỏ cải cách nhập cư của Tổng thống Donald Trump

VOV.VN -Dự luật cải cách nhập cư còn bị bác bỏ mạnh mẽ tại Hạ viện do không nhận được sự nhất trí của ngay chính các nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Quốc hội Mỹ bác bỏ cải cách nhập cư của Tổng thống Donald Trump

Quốc hội Mỹ bác bỏ cải cách nhập cư của Tổng thống Donald Trump

VOV.VN -Dự luật cải cách nhập cư còn bị bác bỏ mạnh mẽ tại Hạ viện do không nhận được sự nhất trí của ngay chính các nghị sĩ đảng Cộng hòa.