Liên quân dồn dập tấn công nhóm Hồi giáo IS, giết được 140 tên

VOV.VN - Đại tướng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục đánh mạnh, phá hủy cơ sở chỉ huy cũng như khả năng kiểm soát hậu cần và cơ sở hạ tầng của nhóm này ở Syria.

Cùng ngày, có thêm nhiều nước đồng minh hưởng ứng chiến dịch không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo này của Mỹ.

Không kích Syria (ảnh: USAToday)
Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại London, Anh, tính đến nay, các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu đã tiêu diệt 140 phiến quân thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo và khiến 13 dân thường thiệt mạng. Tuy nhiên, Mỹ chưa xác nhận có dân thường thương vong.

Phát biểu tại cuộc họp báo vào hôm qua, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, nước này sẽ tiến hành một chiến dịch “liên tục và kéo dài” nhằm vào nhóm “Nhà nước Hồi giáo”.

Ông Dempsey nói: "Trong tuần này, Liên minh của chúng tôi tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo để chúng không còn nơi trú ẩn an toàn ở Syria. Chiến dịch này của chúng tôi nhằm phá hủy cơ sở chỉ huy cũng như khả năng kiểm soát hậu cần và cơ sở hạ tầng của nhóm này ở Syria. Trong khi đó ở Iraq, chúng tôi trao quyền cho các đối tác Iraq để tiến hành các cuộc tấn công”.

Những nỗ lực chống lại phiến quân thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo của Mỹ càng được củng bố khi hôm qua, Hạ viện Anh thông qua kế hoạch của Chính phủ Anh không kích các căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq với 524 phiếu thuận và 43 phiếu chống.

Thủ tướng Anh David Cameron nhấn mạnh sự can thiệp này: “Một điều rất rõ ràng rằng, nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria cũng như ở Iraq cần phải bị xóa sổ. Chúng ta ủng hộ các hành động mà Mỹ và năm nước Ảrập đang tiến hành tại Syria và tôi tin rằng, chúng ta cần phải có hành động mạnh mẽ hơn nữa tại Syria”.

Theo một số nguồn tin, các hoạt động của Anh nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo có thể được triển khai sớm nhất vào ngày 28/9 tới. Tuy nhiên, binh sĩ Anh sẽ không đóng vai trò chiến đấu mà sẽ chỉ tham gia hướng dẫn các cuộc không kích của Không quân Hoàng gia (RAF).

Đan Mạch hôm qua cũng tuyên bố nước này sẽ tham gia chiến dịch không kích chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Iraq. Dự kiến, Đan Mạch sẽ cử 4 máy bay chiến đấu và 3 máy bay dự bị cùng với 250 phi công và nhân viên phục vụ trong một sứ mệnh kéo dài 12 tháng tại Iraq. Tuy nhiên, nước này sẽ không tham gia kế hoạch không kích các cơ sở của nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria do Mỹ đứng đầu.

Trước đó, Bỉ và Hà Lan cũng đã tuyên bố tham gia liên minh do Mỹ đứng đầu này nhằm chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo.

Tuy nhiên, trong phản ứng của mình, Nga đã lặp lại lời chỉ trích hoạt động không kích do Mỹ đứng đầu nhằm vào các vị trí của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria, cho rằng, bất cứ hành động chống khủng bố toàn cầu nào cũng đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Phát biểu với các phóng viên bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào hôm qua (26/9), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: “Chúng tôi tin rằng bất cứ hành động nào trên phạm vi toàn cầu, kể cả sử dụng vũ lực, nhằm đối phó với mối đe dọa khủng bố, đều phải được tiến hành một cách phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với luật quốc gia nơi đang diễn ra các hoạt động chống khủng bố ”.

Đề cập đến Syria, ông khẳng định chiến dịch không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria cũng cần có sự đồng ý của nhà chức trách nước này. Ông nhấn mạnh: “Việc thiết lập sự hợp tác như vậy với Chính phủ Syria là điều hết sức quan trọng”.

Giới phân tích cũng cho rằng, không ai có đủ khả năng tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo chỉ đơn thuần bằng không kích và bắn tên lửa. Điều này đòi hỏi phải thực hiện chiến dịch quy mô toàn diện trên bộ, tận dụng lợi thế lực lượng quân sự hùng mạnh đa quốc gia bởi vì quân đội Iraq cùng đơn vị vũ trang người Kurd lên đến hàng nghìn binh sĩ cũng không thể tiêu diệt được các chiến binh Hồi giáo.

Các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria chỉ có thể dẫn đến một làn sóng tị nạn người Kurd mới chạy sang các nước láng giềng. Trong tình hình đó, các phần tử cực đoan nhóm Nhà nước Hồi giáo có thể thay đổi chiến thuật, bắt đầu một chiến dịch mới chống lại Bát-đa hoặc thực hiện các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ, châu Âu hoặc thậm chí trên lãnh thổ những nước Arập đang sát cánh cùng Mỹ chống lại chúng./.

>> Xem thêm: Phiến quân IS trước mưa bom bão đạn của Mỹ

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan
Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

VOV.VN - Bài phát biểu của ông Obama tại phiên họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xoay quanh việc tập hợp các lực lượng quốc tế để tiêu diệt IS.

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

Tổng thống Obama lôi kéo thế giới Hồi giáo chống chủ nghĩa cực đoan

VOV.VN - Bài phát biểu của ông Obama tại phiên họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc xoay quanh việc tập hợp các lực lượng quốc tế để tiêu diệt IS.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Hậu khủng bố 11/9: Mỹ “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

VOV.VN - Câu chuyện phong trào Hồi giáo tàn bạo IS không hoàn toàn là sự phát triển ngẫu nhiên của lịch sử.

Mỹ không kích dữ dội, phiến quân IS tỏ ra không hề “nao núng”
Mỹ không kích dữ dội, phiến quân IS tỏ ra không hề “nao núng”

VOV.VN - Bất chấp mưa bom của Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS vẫn tiến quân mạnh mẽ ở khu vực người Kurd của Syria, chặt đầu các dân làng để răn đe.

Mỹ không kích dữ dội, phiến quân IS tỏ ra không hề “nao núng”

Mỹ không kích dữ dội, phiến quân IS tỏ ra không hề “nao núng”

VOV.VN - Bất chấp mưa bom của Mỹ, lực lượng Hồi giáo cực đoan IS vẫn tiến quân mạnh mẽ ở khu vực người Kurd của Syria, chặt đầu các dân làng để răn đe.

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?
Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

VOV.VN - Nhóm Hồi giáo cực đoan man rợ IS thèm khát sự chú ý của công luận thế giới. Chúng thích chặt đầu 1 người riêng lẻ hơn là đánh bom đám đông.

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

Vì sao tổ chức Hồi giáo IS ưa thích việc chặt đầu các con tin?

VOV.VN - Nhóm Hồi giáo cực đoan man rợ IS thèm khát sự chú ý của công luận thế giới. Chúng thích chặt đầu 1 người riêng lẻ hơn là đánh bom đám đông.

Mỹ-Trung có thể bắt tay chống Nhà nước Hồi giáo IS?
Mỹ-Trung có thể bắt tay chống Nhà nước Hồi giáo IS?

VOV.VN - Không song trùng về lợi ích khiến cho việc hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên xa vời. 

Mỹ-Trung có thể bắt tay chống Nhà nước Hồi giáo IS?

Mỹ-Trung có thể bắt tay chống Nhà nước Hồi giáo IS?

VOV.VN - Không song trùng về lợi ích khiến cho việc hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Mỹ đang trở nên xa vời. 

Không kích vào lãnh thổ Syria, Mỹ sẽ gặp những trở ngại đáng sợ
Không kích vào lãnh thổ Syria, Mỹ sẽ gặp những trở ngại đáng sợ

VOV.VN - Tình báo Mỹ còn rất mù mờ về IS và các mục tiêu ở Syria, trong khi phòng không Syria và IS được cho là rất đáng gờm.

Không kích vào lãnh thổ Syria, Mỹ sẽ gặp những trở ngại đáng sợ

Không kích vào lãnh thổ Syria, Mỹ sẽ gặp những trở ngại đáng sợ

VOV.VN - Tình báo Mỹ còn rất mù mờ về IS và các mục tiêu ở Syria, trong khi phòng không Syria và IS được cho là rất đáng gờm.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại
Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

Tổ chức Hồi giáo IS đang vận hành quy củ như một chính phủ hiện đại

VOV.VN - Dù vô cùng tàn ác, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) vẫn rất khôn khéo và giỏi mị dân, đã sắp xếp cuộc sống trên lãnh thổ của mình theo cách quy củ.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên
Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

Thổ Nhĩ Kỳ do dự chống IS vì sợ chính quyền Assad mạnh lên

VOV.VN - Nước này từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên lãnh thổ mình để ném bom các vị trí của tổ chức IS, lo ngại điều này sẽ gây bất ổn khu vực.