Mỹ, Anh và Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Nga

VOV.VN - Mỹ, Anh và Canada đã thực hiện các biện pháp trừng mới chống Nga liên quan đến các cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức tại Donbass và các khu vực Kherson, Zaporozhie về việc gia nhập Liên bang Nga.

Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Hội đồng Liên bang Nga. Trong danh sách đen của Mỹ đã thêm 169 thành viên của Hội đồng Liên bang, 109 đại biểu Duma Quốc gia và một số người trong số đó bị trừng phạt lặp lại.

Các lệnh trừng phạt đã được công bố đối với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương, Elvira Nabiullina, người mà theo các nhà chức trách Mỹ, "giám sát các nỗ lực của chính quyền Nga để bảo vệ Điện Kremlin khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây", cũng như cấp phó thứ nhất của bà, Olga Skorobogatova, giám sát "Hệ thống thanh toán quốc gia Mir" và các hoạt động của Ngân hàng Trung ương LB Nga trên thị trường tài chính Nga và nước ngoài. Ngoài ra, còn một số người khác.

Các biện pháp hạn chế cũng đã được công bố chống lại các cá nhân và pháp nhân liên quan đến tổ hợp công nghiệp-quân sự của Liên bang Nga, cũng như các công ty có trụ sở tại Armenia, Belarus, Trung Quốc và Nga. 57 tổ chức của Nga đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt vì vi phạm chế độ kiểm soát xuất khẩu đối với Nga. Ngoài ra, các lệnh trừng phạt còn ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp khác.

Như Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giải thích, các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào những người cung cấp hỗ trợ chính trị hoặc kinh tế cho việc sáp nhập các vùng lãnh thổ mới vào Liên bang Nga.

Anh cấm người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina nhập cảnh, tài sản của bà sẽ bị phong tỏa nếu bị phát hiện. London cũng hứa sẽ cấm Nga tham gia các dịch vụ của các công ty kỹ thuật, kiến ​​trúc, kiểm toán, pháp lý, quảng cáo và CNTT. London cũng sẽ bổ sung vào danh sách hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga, bao gồm 700 loại hàng mới, trong số đó có hàng trăm loại "quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất của Nga, mà nước này đã nhập khẩu từ Anh với giá 200 triệu bảng Anh hàng năm". Ngoài ra, các ngân hàng Nga sẽ không thể áp dụng thủ tục quy định Vương quốc Anh công nhận tổ chức tài chính nước ngoài phá sản có quản lý.

Canada cũng mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga - danh sách đen được bổ sung với 43 cái tên, bao gồm vợ của thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov, các con của ông và một số doanh nhân, thành viên gia đình của họ. Canada cũng mở rộng danh sách trừng phạt với 35 đại diện của Donetsk và Lugansk, các vùng Zaporozhie và Kherson./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hungary cảnh báo sẽ phản đối lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga
Hungary cảnh báo sẽ phản đối lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Hungary cho biết, nếu các biện pháp trừng phạt mới của EU nhằm vào lĩnh vực năng lượng Nga, nước này sẽ không ủng hộ.

Hungary cảnh báo sẽ phản đối lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga

Hungary cảnh báo sẽ phản đối lệnh trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Hungary cho biết, nếu các biện pháp trừng phạt mới của EU nhằm vào lĩnh vực năng lượng Nga, nước này sẽ không ủng hộ.

Phương Tây trừng phạt Nga đến bao giờ?
Phương Tây trừng phạt Nga đến bao giờ?

VOV.VN - Hôm 28/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Phương Tây trừng phạt Nga đến bao giờ?

Phương Tây trừng phạt Nga đến bao giờ?

VOV.VN - Hôm 28/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Các nước EU không thể thống nhất về lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga.
Các nước EU không thể thống nhất về lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga.

VOV.VN - Theo Bloomberg, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn đang chia rẽ về biện pháp áp trần giá dầu Nga.

Các nước EU không thể thống nhất về lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga.

Các nước EU không thể thống nhất về lệnh trừng phạt dầu mỏ Nga.

VOV.VN - Theo Bloomberg, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn đang chia rẽ về biện pháp áp trần giá dầu Nga.