Mỹ chỉ đích danh tên lửa 9M729 của Nga vi phạm Hiệp ước hạt nhân

VOV.VN - Mỹ đưa ra tuyên bố ngày 6/12, yêu cầu Nga loại bỏ tên lửa hành trình 9M729 hoặc thay đổi hệ thống phóng để điều chỉnh tầm bắn cho phù hợp với INF.

Nga cần loại bỏ những tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân 9M729 hoặc thay đổi hệ thống phóng để điều chỉnh tầm bắn cho phù hợp với Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đạt được năm 1987. Đây là tuyên bố đưa ra hôm qua (6/12) của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế Andrea Thompson.

Mỹ cảnh báo Nga nên loại bỏ những tên lửa vi phạm Hiệp ước INF. Ảnh: Sputnik

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đặt thời hạn 60 ngày để Nga đáp ứng các điều khoản của Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung nếu không Mỹ sẽ rút khỏi văn kiện này.

Phát biểu bên cạnh Thứ trưởng Ngoại giao Andrea Thompson, Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman cũng khẳng định, Mỹ vẫn tôn trọng việc kiểm soát vũ khí, song Mỹ cũng cần một đối tác đáng tin cậy và đây không phải là trường hợp của Nga, liên quan tới Hiệp ước INF cũng như các hiệp ước khác mà nước này không tôn trọng.

Theo quan điểm của Mỹ và các đồng minh châu Âu, tên lửa hành trình 9M729, hay còn được gọi là SSC-8, vượt quá tầm bắn yêu cầu trong Hiệp ước. Tuy nhiên Nga bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng Mỹ mới là bên tìm cách phá hoại Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung. 

Văn kiện được ký từ thời Chiến tranh Lạnh này yêu cầu Mỹ và Nga không được sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa hạt nhân đất đối đất có tầm bắn từ 500 – 5.500 km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?
Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

Nga và Mỹ có thực sự muốn “cứu” Hiệp ước INF?

VOV.VN - Những lợi ích và toan tính riêng của Nga và Mỹ đang khiến sự sống còn của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trở nên mong manh.

Nga phản pháo sau khi Mỹ ra tối hậu thư về INF
Nga phản pháo sau khi Mỹ ra tối hậu thư về INF

VOV.VN - Phía Nga khẳng định nước này vẫn đang tuân thủ các điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau cáo buộc của Mỹ.

Nga phản pháo sau khi Mỹ ra tối hậu thư về INF

Nga phản pháo sau khi Mỹ ra tối hậu thư về INF

VOV.VN - Phía Nga khẳng định nước này vẫn đang tuân thủ các điều khoản trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sau cáo buộc của Mỹ.

NATO thuyết phục Mỹ không rút khỏi Hiệp ước INF với Nga
NATO thuyết phục Mỹ không rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

VOV.VN - Theo các nguồn tin ngoại giao, NATO đang cố tránh một sự chia rẽ mà Nga có thể khai thác trong liên minh quân sự này.

NATO thuyết phục Mỹ không rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

NATO thuyết phục Mỹ không rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

VOV.VN - Theo các nguồn tin ngoại giao, NATO đang cố tránh một sự chia rẽ mà Nga có thể khai thác trong liên minh quân sự này.

Mỹ xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF
Mỹ xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF

VOV.VN - Giám đốc Tình báo quốc gia Dan Coats chuẩn bị thăm châu Âu trong nỗ lực xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF của Mỹ.

Mỹ xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF

Mỹ xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF

VOV.VN - Giám đốc Tình báo quốc gia Dan Coats chuẩn bị thăm châu Âu trong nỗ lực xoa dịu lo ngại của các đồng minh NATO về quyết định rút khỏi INF của Mỹ.

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF
Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

VOV.VN - Trung Quốc phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước INF sau khi có một số nhận định cho rằng, Bắc Kinh nên là một phần của Hiệp ước này.

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

Trung Quốc phản đối đa phương hóa INF

VOV.VN - Trung Quốc phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước INF sau khi có một số nhận định cho rằng, Bắc Kinh nên là một phần của Hiệp ước này.