Mỹ tạo “tiền lệ xấu” khi bênh vực Israel

VOV.VN - Việc công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi cả về mặt địa chiến lược và địa chính trị tại đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 (giờ Mỹ) đã ký sắc lệnh chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Quyết định của ông Trump là một thay đổi lớn trong chính sách Trung Đông của Mỹ và được coi là một tiền lệ xấu khi đứng ra bênh vực Israel.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã ký sắc lệnh chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan. Ảnh: AP

Tác động đối với cuộc tranh chấp ở Cao nguyên Golan

Động thái của Chính quyền Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi cả về mặt địa chiến lược và địa chính trị tại vùng lãnh thổ vốn rất nhạy cảm này. Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan từ Syria trong cuộc chiến Sáu Ngày vào năm 1967. Năm 1981, Quốc hội Israel thông qua một dự luật sáp nhập Cao nguyên Golan vào lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, đã không công nhận hành động đó và chỉ xem Cao nguyên Golan là một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Lập trường mới của ông Donald Trump xuất hiện vào thời điểm không thuận lợi nhất đối với chính nước Mỹ, với việc Chính quyền Trump đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng để công bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông mới vốn được chào mời bấy lâu nay. Bản kế hoạch vốn gây ra nhiều sự nghi ngờ, được cho là do Jared Kushner, con rể Tổng thống Trump đồng thời là Cố vấn cao cấp của Nhà Trắng soạn thảo, giờ đây chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối kiên quyết của các đối tác Arab của Washinton, những nước chưa tỏ thái độ dứt khoát trong thời gian vừa qua. Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của Mỹ trong khu vực tuyên bố sẽ nêu vấn đề Israel tuyên bố chủ quyền đối với Cao nguyên Golan ra Liên Hợp Quốc.

Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan việc Mỹ bật đèn xanh để Israel hợp pháp hóa chiếm đóng Cao nguyên Golan là điều không thể chấp nhận được. Lebanon, nơi mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa đến thăm cuối tuần trước, nói rằng Cao nguyên Golan là vùng lãnh thổ “Arab” của Syria và không một quốc gia nào có thể làm sai lệch lịch sử bằng cách chuyển cao nguyên đá có vị thế địa chiến lược rất quan trọng này thành chủ quyền của nước khác.

Lý do của Tổng thống Donald Trump

Không phải ngẫu nhiên mà ông Donald Trump chấp nhận hứng chịu chỉ trích để thực thi những bước đi này. Hành động gây tranh cãi của ông chủ Nhà Trắng được xem là mũi tên nhắm tới nhiều mục đích.

Đầu tiên và trên hết là tạo “cú hích” chính trị cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 9 tháng 4 tháng tới. Bởi ông Netanyahu đang đứng trước một cuộc bầu cử hết sức khó khăn, một mặt là do sự cạnh tranh sít sao từ đối thủ, mặt khác là bản thân ông phải hứng chịu hàng loạt chỉ trích, nhất là các cáo buộc tham nhũng và gian lận.

Việc Mỹ chính thức công nhận Israel có chủ quyền đầy đủ đối với Cao nguyên Golan là thắng lợi ngoại giao rất quan trọng đối với ông Netanyahu trong chuyến thăm Washington lần này, qua đó thuyết phục các cử tri Israel còn do dự bỏ phiếu cho Chủ tịch đảng Likud, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm.

Thực tế cho thấy, trong các giai đoạn giữ chức Thủ tướng Israel, ông Netanyahu được xem là một lãnh đạo "diều hâu", "hiếu chiến" và luôn hỗ trợ Mỹ đắc lực để đối phó với các chính quyền “cứng đầu” trong khu vực, sẵn sàng gây chiến với Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas tại Dải Gaza và Phong trào Hezbola tại Lebanon.

Hai là, việc công nhận Israel có chủ quyền đầy đủ đối với Cao nguyên Golan cũng giúp ích rất nhiều cho bản thân Tổng thống Donald Trump trong thời điểm quan trọng này. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong nhiều thập kỷ qua, không một ứng cử viên nào có thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ mà không có sự hậu thuẫn của cộng đồng gốc Do Thái rất giàu có và “quyền lực” tại Mỹ, trong đó có Ủy ban Quan hệ công chúng Mỹ-Israel, một tổ chức vận động hành lang có ảnh hưởng lớn tới quyết định của các cử tri Mỹ.

Cuối cùng, về sâu xa, một khi Israel có chủ quyền đầy đủ đối với Cao nguyên Golan cũng đồng nghĩa với việc Mỹ tạo được thế đứng vững chắc và lâu dài tại vùng lãnh thổ chiến lược nằm giữa Syria, Israel, Lebanon và Jordan.

Diễn biến sắp tới tại Trung Đông

Chắc chắc tình hình tại Trung Đông sẽ trở nên căng thẳng hơn sau quyết định gây tranh cãi này của Mỹ. Không chỉ các nước và các lực lượng mà Israel xem là “kẻ thù”, mà kể cả các nước Arab ôn hòa trong khu vực cũng không đời nào chấp nhận việc Israel có chủ quyền đầy đủ đối với Cao nguyên Golan. Syria, quốc gia có lợi ích trực tiếp và đang tranh chấp với Israel, đã lên án mạnh mẽ quyết định của ông Trump.

Trong một tuyên bố gửi các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh rằng việc Mỹ công nhận Israel có chủ quyền đầy đủ đối với Cao nguyên Golan là một cuộc tấn công trắng trợn vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Bước đi của ông Donald Trump đã bộc lộ mức độ khinh miệt cao nhất đối với tính hợp pháp quốc tế và cho thấy Mỹ là “kẻ thù chính” của các nước Arab. Trong khi Bộ Ngoại giao Iran cho rằng sự công nhận bất hợp pháp và không thể chấp nhận được của Mỹ không làm thay đổi thực tế rằng Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Syria.

Đáng lo ngại hơn, sự công nhận của Washington chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ đối đầu và xung đột giữa các lực lượng vũ trang Israel với Phong trào Hamas tại Dải Gaza và Phong trào Hezbollah tại Lebanon. Rất có thể hai phong trào này sẽ xem việc Israel thôn tính Cao nguyên Golan là cái cớ để biện minh cho các chiến dịch tấn công của họ nhằm vào lực lượng an ninh Israel.

Thực tế cho thấy, ngay khi Thủ tướng Israel Netanyahu đang có mặt tại Washington đã xảy ra vụ tấn công bằng tên lửa vào phía Bắc thành phố Tel Aviv khiến 7 người bị thương. Bộ Ngoại giao Israel cho biết, tên lửa được bắn từ Gaza, vùng đất hiện do Hamas kiểm soát và buộc ông Netanyahu phải cắt ngắn chuyến thăm Mỹ dự kiến diễn ra trong 4 ngày (24-27/3).

Ông Netanyahu đã phải bay ngay về nước vào trưa ngày 25 tháng 3 sau khi gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng. Theo kế hoạch ban đầu, lẽ ra ông Netanyahu còn quay lại Nhà Trắng trong ngày 26/3 để ăn tối và trao đổi với ông Trump./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Mỹ muốn công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan
Lý do Mỹ muốn công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan

VOV.VN - Tuyên bố của Tổng thống Trump được cho là tạo lợi thế trước thềm bầu cử cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - người đang bị cáo buộc tham nhũng.

Lý do Mỹ muốn công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan

Lý do Mỹ muốn công nhận chủ quyền của Israel với Cao nguyên Golan

VOV.VN - Tuyên bố của Tổng thống Trump được cho là tạo lợi thế trước thềm bầu cử cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - người đang bị cáo buộc tham nhũng.

Mỹ chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan
Mỹ chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã ký sắc lệnh chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan.

Mỹ chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan

Mỹ chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 đã ký sắc lệnh chính thức công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan.

Tổng thống Mỹ sẽ ký sắc lệnh công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan
Tổng thống Mỹ sẽ ký sắc lệnh công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan

VOV.VN -Nếu Tổng thống Mỹ ký ban hành sắc lệnh công nhận, khu vực Trung Đông vốn đã “nóng” được dự báo sẽ càng “nóng” hơn.

Tổng thống Mỹ sẽ ký sắc lệnh công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan

Tổng thống Mỹ sẽ ký sắc lệnh công nhận chủ quyền Cao nguyên Golan

VOV.VN -Nếu Tổng thống Mỹ ký ban hành sắc lệnh công nhận, khu vực Trung Đông vốn đã “nóng” được dự báo sẽ càng “nóng” hơn.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề Golan ra Liên Hợp Quốc
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề Golan ra Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/3 cho biết, nước này sẽ đưa vấn đề Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan ra Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề Golan ra Liên Hợp Quốc

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề Golan ra Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hôm 24/3 cho biết, nước này sẽ đưa vấn đề Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan ra Liên Hợp Quốc.

Mỹ công nhận chủ quyền của Israel với cao nguyên Golan gây phản ứng mạnh mẽ
Mỹ công nhận chủ quyền của Israel với cao nguyên Golan gây phản ứng mạnh mẽ

VOV.VN - Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và nhiều nước Arab lên án mạnh mẽ việc làm trái với luật pháp quốc tế, gây mất ổn định khu vực Trung Đông của Mỹ.

Mỹ công nhận chủ quyền của Israel với cao nguyên Golan gây phản ứng mạnh mẽ

Mỹ công nhận chủ quyền của Israel với cao nguyên Golan gây phản ứng mạnh mẽ

VOV.VN - Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và nhiều nước Arab lên án mạnh mẽ việc làm trái với luật pháp quốc tế, gây mất ổn định khu vực Trung Đông của Mỹ.