Nga thử nghiệm thêm thuốc đặc trị Covid-19, Đức bán bộ tự xét nghiệm nhanh

VOV.VN - Ngoài vaccine, Nga còn nghiên cứu thuốc đặc trị Covid-19. Trong khi đó, Đức bắt đầu bán đồ tự xét nghiệm nhanh bệnh này.

Trong thời gian qua Nga đã công bố một loạt những thành tựu y học trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2. Ngoài 3 loại vaccine nội địa ngừa Covid-19 đã được đăng ký, Nga còn nghiên cứu các loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Thuốc Mir-19 là một trong số những loại thuốc triển vọng được đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình "Russia 24", ngày 3/3, Người đứng đầu Cơ quan Y sinh Liên bang (FMBA) Veronika Skvortsova cho biết, Mir-19 là thuốc đặc trị Covid-19 do FMBA phát triển.

Thuốc Mir-19 được tạo ra bằng cách sử dụng micro-RNA (các phân tử RNA nhỏ) để chặn phân tử của virus, trong đó có nhiệm vụ ngăn chặn sao chép các phân tử mầm bệnh (RNA polymerase). Theo đó, thuốc không ảnh hưởng đến hệ gen, cũng như hệ thống miễn dịch, đồng thời có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt virus và ngăn ngừa biến chứng nặng của bệnh.

Theo bà Veronika Skvortsova, thuốc Mir-19 sẽ được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên 50 tình nguyện viên trong thời gian tới đây. Trước đó, giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm lâm sàng được thực hiện "đặc biệt cẩn thận" do đây là một loại thuốc mới và chưa từng có loại tương tự. Giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào giữa tháng 3/2021.

Bà Veronika Skvortsova cho biết, ngoài thuốc Mir-19, các chuyên gia của FMBA đang phát triển một loại vaccine ngừa Covid-19. Vaccine này không ảnh hưởng đến protein-S mà ảnh hưởng đến các thành phần protein khác của virus và hình thành miễn dịch tế bào ở người. Nếu thành công, vaccine này sẽ tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài. Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng 7/2021.

Bà Skvortsova lưu ý: “Nếu miễn dịch kháng thể kéo dài trong nhiều tháng, thì miễn dịch tế bào có thể kép dài trong nhiều năm và trong một số công trình thí nghiệm đã chứng minh rằng khả năng miễn dịch này được duy trì đến 13-17 năm”.

Trong khi đó, Đức bắt đầu bán các bộ dụng cụ tự xét nghiệm nhanh đối với Covid-19 từ ngày 6/3 tới đây.

Báo chí Đức dẫn các nguồn tin cho biết, khách hàng được mua giới hạn 1 bộ xét nghiệm, gồm 5 bộ dụng cụ tự kiểm tra với giá là 25 euro, tương đương với 30 USD. Bộ dụng cụ có thể hiển thị kết quả trong vòng 15 phút, với tỷ lệ chính xác lên đến 96%.

Viện Dược phẩm và Thiết bị Y tế Liên bang Đức đã phê duyệt 3 loại dụng cụ tự kiểm tra nhanh đang bán trên thị thường, 2 trong số đó có xuất xứ từ Trung Quốc. 

Trước đây, tất cả các xét nghiệm Covid-19 tại Đức được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo và hiệu quả xét nghiệm thấp. Hiện tại, biến thể SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn và đang lan nhanh ở Đức, đặt ra thách thức lớn đối với công tác phòng chống và kiểm soát dịch ở Đức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Span cho biết, với việc cho phép bán tự do các bộ dụng cụ tự xét nghiệm, sẽ có nhiều người tiếp cận với cơ hội xét nghiệm virus hơn. Phát hiện sớm người mắc bệnh có thể sớm chặn đứng chuỗi lây nhiễm, ngăn virus lây lan trong cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7
Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

VOV.VN - Nhằm tăng tốc tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho khoảng 64% dân số nước này vào cuối năm nay. Còn Ấn Độ yêu cầu phòng tiêm mở cửa 24/7.

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

Trung Quốc tiêm vaccine Covid-19 cho 64% dân số vào cuối 2021, Ấn Độ mở phòng tiêm 24/7

VOV.VN - Nhằm tăng tốc tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc đã đặt mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho khoảng 64% dân số nước này vào cuối năm nay. Còn Ấn Độ yêu cầu phòng tiêm mở cửa 24/7.

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?
Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

VOV.VN - Tình trạng “khan hiếm” vaccine ngừa Covid-19 tồn tại trên phần lớn châu Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn cho người dân.

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

Vì sao Châu Á bị tụt lại trong chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

VOV.VN - Tình trạng “khan hiếm” vaccine ngừa Covid-19 tồn tại trên phần lớn châu Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn cho người dân.

Thủ tướng Hun Sen tiêm vaccine ngừa Covid-19, dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục phức tạp
Thủ tướng Hun Sen tiêm vaccine ngừa Covid-19, dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục phức tạp

VOV.VN - Sáng nay (4/3) tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và phu nhân cùng hàng loạt quan chức cấp cao trong Chính phủ Campuchia đã được tiêm vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19.

Thủ tướng Hun Sen tiêm vaccine ngừa Covid-19, dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục phức tạp

Thủ tướng Hun Sen tiêm vaccine ngừa Covid-19, dịch bệnh ở Campuchia tiếp tục phức tạp

VOV.VN - Sáng nay (4/3) tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và phu nhân cùng hàng loạt quan chức cấp cao trong Chính phủ Campuchia đã được tiêm vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19
Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

Phát hiện mới về khả năng diệu kỳ của khẩu trang trong ngăn ngừa virus gây bệnh Covid-19

VOV.VN - Theo nghiên cứu mới, nhờ làm ẩm đường hô hấp, khẩu trang có tác dụng rất tốt trong giảm lượng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống
Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.