Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Trung Đông: Cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ?

VOV.VN - Khi mà chính quyền mới của Mỹ vẫn chưa hoàn chỉnh chính sách toàn diện ở Trung Đông thì chuyến thăm khu vực của Ngoại trưởng Trung Quốc thực sự đang thách thức tầm ảnh hưởng của Mỹ tại đây.

Hôm qua (24/3), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tới thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, bắt đầu chuyến công du 6 nước Trung Đông cho tới ngày 30/3 tới. Mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước; cùng một loạt các vấn đề nóng của khu vực, sẽ nằm trong chương trình nghị sự mà Ngoại trưởng Trung Quốc dự kiến sẽ thảo luận với giới chức các nước chủ nhà.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Vương Nghị thể hiện tầm quan trọng và sự chân thành của Trung Quốc đối với mối quan hệ “cùng có lợi” với các nước trong khu vực.

Tới Saudi Arabia, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà  Faisal bin Farhan Al Saud, để thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương, trong đó chú trọng lĩnh vực kinh tế. Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác giữa Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc  và “Tầm nhìn 2030” của Saudi Arabia.

Thời gian qua, mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Trung Quốc đã được mở rộng. Trong 10 nguồn nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc thì có tới 6 nguồn tại Trung Đông, trong đó đứng đầu vẫn là Saudi Arabia. Ngoài ra, các lĩnh vực hợp tác khác cùng chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc cũng đã khiến mối quan hệ với Saudi Arabia được phát triển hơn.

Tại cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã bày tỏ tình đoàn kết với Saudi Arabia trong việc lên án một số nước tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Trung Đông này. Tuyên bố được đưa ra khi Mỹ và một số nước phương Tây đang chỉ trích Saudi Arabia trong vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị giết hại bên trong Đại sứ quán Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Liên quan đến Sáng kiến của Saudi Arabia về tiến trình hòa bình Yemen, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã lên tiếng ủng hộ sáng kiến này, kêu gọi các bên liên quan Yemen thực hiện sáng kiến càng sớm càng tốt.

Sau Saudi Arabia, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thăm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain và Oman.

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay đang được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm khi nó diễn ra đúng lúc mối quan hệ giữa Mỹ, các nước châu Âu với Thổ Nhĩ Kỳ đang căng thẳng. Giới phân tích cho biết, họ không loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể rời xa Mỹ và phương Tây để nghiêng về Trung Quốc và Nga - các nước có thể hỗ trợ kinh tế nước này bằng các khoản vay, thay vì trừng phạt như Mỹ.

Tuy nhiên, để cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, Trung Quốc sẽ cũng sẽ gặp khó khăn khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận ra 1 thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm của các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken mới đây cho biết: “Không có gì bí mật khi chúng tôi có những điểm khác biệt với Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả hệ thống phòng thủ S-400 và một số hành động mà họ đang thực hiện ở Đông Địa Trung Hải. Cũng không có gì bí mật khi Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh lâu đời và có giá trị. Tôi tin rằng, chúng tôi có lợi ích lớn trong việc duy trì sự gắn bó với NATO và đó cũng là lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thỏa thuận hạt nhân Iran và tiến trình hòa bình Trung Đông cũng sẽ là 2 vấn đề Trung Quốc đang rất quan tâm hiện nay tại khu vực. Trước thềm chuyến công du, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Bắc Kinh có kế hoạch mời Israel và Palestine tổ chức đối thoại tại nước này, khi mà Mỹ mấy năm qua không được Palestine coi là một nhà trung gian hòa giải công bằng.

Rõ ràng, khi mà chính quyền mới của Mỹ vẫn chưa xây dựng xong xuôi 1 chính sách toàn diện ở Trung Đông, thì chuyến thăm khu vực của Ngoại trưởng Trung Quốc thực sự đang thách thức tầm ảnh hưởng của Mỹ tại đây. Một Trung Đông, một thế giới Hồi giáo tách biệt khỏi chiến dịch chống Trung Quốc mà Mỹ và phương Tây đang phát động, cũng sẽ là 1 yếu tố mà Mỹ không khỏi lo lắng./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ không ép các đồng minh chọn phe trong cạnh tranh với Trung Quốc
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ không ép các đồng minh chọn phe trong cạnh tranh với Trung Quốc

VOV.VN - Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ không ép các đồng minh phải chọn phe trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời cho biết Washington không chỉ muốn đánh bại mà còn vượt lên Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ không ép các đồng minh chọn phe trong cạnh tranh với Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ không ép các đồng minh chọn phe trong cạnh tranh với Trung Quốc

VOV.VN - Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ không ép các đồng minh phải chọn phe trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời cho biết Washington không chỉ muốn đánh bại mà còn vượt lên Bắc Kinh.

Trung Quốc ví Mỹ và nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước
Trung Quốc ví Mỹ và nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ví Mỹ và các nước thuộc nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước từng “xâu xé” nước này 120 năm về trước.

Trung Quốc ví Mỹ và nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước

Trung Quốc ví Mỹ và nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ví Mỹ và các nước thuộc nhóm “Ngũ nhãn” như Liên quân 8 nước từng “xâu xé” nước này 120 năm về trước.

NATO muốn mở rộng hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc
NATO muốn mở rộng hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO đang diễn ra tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khối này muốn mở rộng hợp tác với các nước có chung chí hướng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.

NATO muốn mở rộng hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc

NATO muốn mở rộng hợp tác với châu Á-Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NATO đang diễn ra tại Brussels, Bỉ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết khối này muốn mở rộng hợp tác với các nước có chung chí hướng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc.